Dạy con cách tiêu tiền: Than khóc về nghèo đói có phải cách?
Nếu một đứa trẻ có thể hình thành quan niệm đúng đắn về tiền bạc, trẻ sẽ giàu có về mặt tinh thần và độc lập, không bị tiền bạc dẫn dắt và dễ rơi vào khủng hoảng trong tương lai.
Tôi đưa con gái và hai đứa cháu đi dạo, bọn con trai nhìn thấy xe đụng liền reo hò chơi. Sau khi chơi ô tô, các cậu bé đã tìm được một vài trò chai hay ho khác. Chúng giống như ngựa hoang phi nước đại, chạy một mạch về phía cửa sân chơi, không thể nào giữ lại được.
Nhìn ánh đèn rực rỡ và trang thiết bị chói lóa bên trong, tôi nhanh chóng siết chặt hầu bao. Nhưng ánh mắt trẻ thơ đầy khao khát nên tôi hỏi giá. 3 đứa trẻ, phí mất hơn 1 triệu đồng.
Đối với tôi, người hạch toán hàng ngày, đây là một khoản chi phí lớn. Nhìn thấy vẻ mặt đau khổ của tôi, con gái tôi thấp giọng hỏi: “Mẹ ơi, cái này đắt không mẹ?”
Tôi bàng hoàng, từ bao giờ mà con gái tôi lại giống tôi và quan tâm đến giá cả đến vậy?
Tôi nhớ ra con gái tôi đang ôm một túi đồ ăn vặt, như để thuyết phục tôi, con bé liên tục nói: “Mẹ ơi, cái này rẻ, mẹ mua đi”.
Mỗi lần đi mua sắm, nếu con bé thích thứ gì đó, tôi sẽ mua nếu hợp lý. Nhưng nếu tôi thấy không cần thiết thì tôi sẽ nói, cái này quá đắt và mẹ không có đủ tiền.
Sau khi thường xuyên nghe những lời này, con gái tôi chợt hiểu ra chỉ có đồ rẻ mới mua được, đồ đắt thì không nên đòi.
Tôi hỏi các bà mẹ xung quanh thì có vẻ họ chưa có nhiều ý thức về việc giáo dục tiền bạc cho con mình. Bạn nên làm gì nếu con bạn muốn mua cái này cái kia? Hầu hết các bậc cha mẹ có thể phản ứng theo những cách sau.
Phàn nàn nghèo khổ
"Mẹ ơi, con thích món đồ chơi này”
“Đồ chơi này đắt quá, nhà mình không có tiền mua nổi con ạ”>
"Mẹ ơi, chiếc váy này trông đẹp quá”
“Mấy nữa có lương mẹ mua cho con nhé”.
Cố tình nịnh nọt con
Khi mua món gì ngon cho con, họ sẽ nói cho con biết rằng họ không sẵn sàng ăn một miếng đắt tiền như vậy mà chỉ mua cho com.
Khi mua quần áo tốt cho đẹp, họ sẽ nói quần áo của họ chỉ là đồ rẻ tiền, họ dành tiền mua đồ đẹp cho con nên con phải trân trọng.
Đứa trẻ vốn dĩ rất vui vẻ, nhưng khi nghe được lời này sẽ chỉ cảm thấy áy náy, cảm thấy mình đang giẫm đạp lên cha mẹ để hưởng thụ.
Dù ý định của chúng ta là tốt, chúng ta mong con cái sẽ hiểu rằng kiếm tiền không hề dễ dàng, hãy trân trọng nó và không tiêu hoang bừa bãi. Nhưng những lời nói này cũng có thể có tác động tiêu cực sâu sắc đến trẻ em.
Nếu một đứa trẻ có quan niệm sai lầm về tiền bạc, khi lớn lên có thể dễ gặp rắc rối về chính điều này.
Robert Kiyosaki từng nói: “Cha mẹ không dạy dỗ con cái thì sau này tự nhiên sẽ có người dạy dỗ, người đó có thể là kẻ trục lợi, cảnh sát, kẻ nói dối”.
Vì vậy, vì tương lai của con cái, chúng ta nên tự mình dạy dỗ chúng và giúp chúng hình thành quan điểm đúng đắn về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ.
Hiểu được giá trị của đồng tiền
Thay vì nói với con rằng: “Cái này đắt quá, bố mẹ không đủ tiền mua” hay “Gia đình mình nghèo lắm”, chúng ta nên dạy con hiểu đúng về tiền và hiểu công dụng cũng như giá trị của đồng tiền.
Ví dụ, tiền chỉ là một công cụ có thể trao đổi được những gì chúng ta muốn.
Công cụ này khi sử dụng tốt có thể khiến cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn nhưng khi sử dụng không đúng cách có thể gây rắc rối.
Vì vậy, chúng ta cần biết giá trị của đồng tiền.
Cuốn sách “Puppy Money” chỉ ra rằng mọi người cần phân bổ thu nhập của mình một cách hợp lý.
50% được sử dụng để lưu trữ chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp trong tương lai; 30% được sử dụng để thực hiện ước mơ và cải thiện chất lượng cuộc sống; 20% còn lại được sử dụng cho sinh hoạt.
Tất nhiên, mọi người đều có thể điều chỉnh tỷ lệ tùy theo hoàn cảnh của mình. Nhưng bạn phải có quan niệm phân bổ hợp lý, không nên tiêu hết chứ đừng nói đến thấu chi.
Chỉ bằng cách này, trẻ mới có thể sử dụng tốt tiền như một công cụ mà không làm hại bản thân.
Chú ý đến chi tiết giáo dục cuộc sống
Sau khi đứa trẻ tròn 6 tuổi, chúng ta phải có ý thức để nó tự quản lý tiền bạc của mình.
Ví dụ, mỗi tuần hãy cho con bạn một khoản tiền tiêu vặt nhất định và để con mua văn phòng phẩm, đồ ăn nhẹ, đồ chơi,…
Nếu trẻ không dùng hết số tiền, trẻ có thể bỏ vào heo đất của mình. Nếu hết sớm, trẻ phải học cách chờ đợi.
Ngay cả khi cảm thấy những gì con mình mua là không hợp lý thì chúng ta cũng không nên can thiệp. Bởi vì nếu không có kinh nghiệm như vậy, làm sao trẻ có thể nghĩ ra những việc không nên tiêu tiền vào đâu?
Nếu trẻ hết tiền trước, chúng ta không nên giải cứu mà hãy để trẻ học cách kiểm soát hợp lý hoặc tự tìm cách.
Ví dụ, nếu bé cần mua gấp một chiếc bút nhưng hết tiền tiêu vặt, bé phải mượn nó từ các bạn trong lớp; hoặc nếu bé thích một món đồ chơi mới nhưng không có đủ tiền, bé phải học cách kiên nhẫn.
Trẻ cần biết không phải mọi thứ mình muốn đều có thể đạt được ngay lập tức.
Nếu bạn có kinh nghiệm kiểm soát tiền bạc như vậy từ khi còn nhỏ, chúng sẽ có thể học được thứ nào nên mua, thứ nào lãng phí tiền bạc, khi nào nên thỏa mãn bản thân và khi nào cần học cách kiên nhẫn.
Giáo dục cuộc sống hiệu quả hơn nhiều so với việc than khóc về nghèo đói và phàn nàn.
Trau dồi trí tuệ tài chính ngay từ khi còn nhỏ
Godfrey đã viết trong cuốn sách “Tiền không mọc trên cây” rằng trẻ nên dần dần nắm vững kiến thức về tiền bạc trước 12 tuổi.
Chẳng hạn, lúc 8 tuổi, trẻ đã biết lao động có thể kiếm tiền và có ý thức tiết kiệm tiền;
Có khả năng lập kế hoạch mua sắm từ năm 9 tuổi, biết so sánh giá cả khi mua đồ và đưa ra lựa chọn hợp lý;
Có khả năng tiết kiệm tiền thường xuyên khi mới 10 tuổi để chuẩn bị cho những trường hợp khẩn cấp trong tương lai hoặc để thực hiện mong muốn;
Một đứa trẻ 11 tuổi có thể nhận ra sự thật từ các quảng cáo mua sắm thay vì bị thôi thúc mua sắm một cách bốc đồng;
Trẻ 12 tuổi có thể lập kế hoạch chi tiêu dài hạn và kiểm soát thu chi hợp lý.
Nếu một đứa trẻ có thể hình thành quan niệm đúng đắn về tiền bạc, trẻ sẽ giàu có về mặt tinh thần và độc lập, không bị tiền bạc dẫn dắt và dễ rơi vào khủng hoảng trong tương lai.