Đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi số cho các nhà xuất bản
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2024.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành - ông Nguyễn Nguyên cho biết, cả nước hiện có 57 nhà xuất bản thuộc 53 cơ quan chủ quản, trong đó, có 48 nhà xuất bản thuộc Trung ương, 9 nhà xuất bản thuộc địa phương.
Năm 2023, tổng doanh thu toàn ngành đạt hơn 4,1 nghìn tỷ đồng (tăng 4,98%); nộp ngân sách hơn 383 tỷ đồng (tăng 8,5%). Năng lực sản xuất tính theo tỷ lệ xuất bản phẩm bình quân đầu người đạt 5,36 bản xuất bản phẩm (giảm 11%).
Có 24/57 nhà xuất bản tham gia xuất bản, phát hành điện tử (tăng 26,3%), chiếm 42,1% tổng số nhà xuất bản. Số lượng các đầu sách có lượng phát hành lớn tăng lên.
Có 24/57 nhà xuất bản tham gia xuất bản, phát hành điện tử (tăng 26,3%), chiếm 42,1% tổng số nhà xuất bản. Số lượng các đầu sách có lượng phát hành lớn tăng lên.
Việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi Số trong ngành được đẩy mạnh. Đến 31/12/2023, đã có 24 nhà xuất bản được xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản xuất bản phẩm điện tử (tăng 26,3%) , góp phần đưa tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử/tổng số xuất bản phẩm đạt 15,3% và vượt chỉ tiêu đề ra 12%.
Ông Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, toàn ngành xuất bản đã không ngừng nỗ lực, cố gắng, tiếp tục phát huy truyền thống, có những bước phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, duy trì ổn định hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với xuất bản phẩm; công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản đạt được những kết quả nổi bật trong năm 2023 và nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.
"Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được là chủ yếu, công tác xuất bản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Báo cáo, tham luận của các đại biểu đã nêu rất rõ, đã chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục", ông nhận xét.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra chuyển đổi số, tạo ra những không gian mới. Trong ngành xuất bản tự nhiên xuất hiện loạt doanh nghiệp mới, chủ yếu là doanh nghiệp số, chưa từng làm xuất bản nhưng lại có sản phẩm thay thế xuất bản, chủ yếu trên không gian mạng.
"Vậy chúng ta sẽ ứng phó như thế nào? Bị lấy mất thì giành lại là lẽ tự nhiên. Nhưng giành lại thì phải có công nghệ", ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
"Vậy chúng ta sẽ ứng phó như thế nào? Bị lấy mất thì giành lại là lẽ tự nhiên. Nhưng giành lại thì phải có công nghệ", ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng một lĩnh vực lâm vào khó khăn là khi nó đang bị thay thế bởi những tổ chức bên ngoài chưa tìm được hướng đi mới. Khi có cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ có doanh nghiệp mới, sử dụng công nghệ mới để sản xuất ra những sản phẩm thay thế nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực.
"Dùng công nghệ mới để làm tốt hơn" là nhận định, đồng thời là định hướng của người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông với ngành xuất bản.