Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại TP. Sông công, tỉnh Thái Nguyên
Sông Công là thành phố công nghiệp phía Nam của tỉnh Thái Nguyên. Tuy mới được thành lập từ năm 2015 nhưng đến nay đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong sự phát triển chung của tỉnh Thái Nguyên, trở thành điểm đến của các đầu tư trong và ngoài nước. Với định hướng xây dựng và phát triển thành phố thành một trung tâm công nghiệp theo hướng lấy công nghiệp, thương mại và dịch vụ làm nền tảng, trở thành khu vực trọng điểm trong phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, TP. Sông Công đã tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí đô thị loại II trước năm 2020.
Nhiều tiềm năng phát triển
Là thành phố công nghiệp phía Nam của tỉnh Thái Nguyên - đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ, TP. Sông Công có vị trí khá thuận lợi, cách TP. Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách Hà Nội hơn 50km về phía Bắc. Sông Công có nhiều đường giao thông thủy bộ ngang dọc, có Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua… thuận lợi cho việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh nói chung, của TP. Sông Công nói riêng.
Là vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du, từ TP. Sông Công có thể giao thương thuận tiện với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, hoặc phía Nam của vùng núi phía Bắc mà trung tâm là thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế trọng điểm khác như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bắc Ninh, Bắc Giang.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Sông Công trung tâm công nghiệp lớn và là thành phố bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên. Nói cách khác là đầu mối giao thông, phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. TP. Sông Công còn nằm giữa nhiều khu công nghiệp lớn như: Sông Công 1, Sông Công 2, Phổ Yên, Yên Bình, Diềm Thụy, Quyết Thắng... thu hút và tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần quan trọng vào phát triển bền vững kinh tế - xã hội TP. Sông Công.
Là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua TP. Sông Công đã chủ động chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, với giá trị công nghiệp - xây dựng trong các năm qua luôn chiếm tới 75,4%; tiếp đến là thương mại và dịch vụ với 17,4%; tỷ trọng các ngành này thường chiếm 92,8% cơ cấu kinh tế của Thành phố.
Những năm gần đây kinh tế của TP. Sông Công phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt khá, cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đã và đang từng bước được hoàn chỉnh và nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2018 đạt 6.889 tỷ đồng, bằng 102% so với kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ.
Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 3.810 tỷ đồng, bằng 103,09% so với kế hoạch Tỉnh giao, bằng 100% kế hoạch đề ra, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị xuất khẩu đạt 135 triệu USD, tăng 12,3%; tổng thu ngân sách đạt 326,4 tỷ đồng, bằng 148% kế hoạch tỉnh giao, bằng 133% kế hoạch đề ra (trong đó thu cân đối ước đạt 312,9 tỷ đồng, bằng 142% kế hoạch Tỉnh giao, bằng 128% kế hoạch đề ra); thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/người/năm, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017.
TP. Sông Công có hai Khu công nghiệp tập trung của Tỉnh với quy mô 470 ha và 3 cụm công nghiệp nhỏ. Dự án Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II quy mô 250 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.757 tỷ đồng cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư…
Các tiện ích cộng đồng và chất lượng về y tế, giáo dục, thương mại, văn hóa, các chính sách an sinh xã hội... tiếp tục được duy trì và đạt hiệu quả tích cực, góp phần đưa TP. Đến nay TP. Sông Công có hai Khu công nghiệp tập trung của Tỉnh với quy mô 470 ha và 3 cụm công nghiệp nhỏ, đó là Khu công nghiệp Sông Công I và II; 3 cụm công nghiệp (Khuynh Thạch, Nguyên Gon, Bá xuyên) và gần 11ha đất của phường Lương Sơn trong tổng số 39,6ha diện tích đất quy hoạch nằm trong Cụm công nghiệp số 5 của TP. Thái Nguyên. Dự án Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II quy mô 250 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.757 tỷ đồng cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư…
Với chủ trương đúng đắn trong việc kêu gọi, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức và mọi tầng lớp người dân tham gia xây dựng Thành phố, Sông Công đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư. Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư lớn đã bỏ vốn thực hiện các dự án quy mô lớn như: khu đô thị Hồng Vũ, khu đô thị Kosy, khu đô thị Vạn Phúc và mới đây nhất là khu dân cư Thống Nhất, trên địa bàn phường Thắng Lợi…
Những dự án này được quy hoạch theo hướng đô thị hiện đại, tạo thành một quần thể với môi trường sống đầy đủ tiện ích công cộng, được đánh giá là những điểm sáng đô thị xanh, tạo diện mạo mới, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng TP. Sông Công thành đô thị loại II vào năm 2020.
Tiếp tục lấy công nghiệp, thương mại và dịch vụ làm nền tảng phát triển
Trong chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020, TP. Sông Công nằm trong danh mục đô thị được nâng cấp lên Thành đô thị loại II. Với định hướng xây dựng và phát triển thành phố thành một trung tâm công nghiệp theo hướng lấy công nghiệp, thương mại và dịch vụ làm nền tảng, đồng thời trở thành khu vực trọng điểm trong phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian qua, TP. Sông Công đã tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ cở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải dọc các tuyến nội thị, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp, hướng đến đạt chuẩn tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020.
Bên cạnh việc chú trọng đầu tư hiện đại, đồng bộ cơ sở hạ tầng, TP. Sông Công đặc biệt chú trọng đến việc cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng thu hút doanh nghiệp đầu tư. UBND TP. Sông Công cũng đã xây dựng và triển khai Kế hoạch cải cách hành chính tới các phòng quản lý nhà nước; các đơn vị sự nghiệp và UBND các xã, phường và áp dụng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 giải quyết thủ tục hành chính đối với các phòng quản lý nhà nước thành phố và UBND các xã, phường; Chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy trình theo hướng dẫn và thay đổi của các văn bản quy định mới.
Đồng thời, triển khai thực hiện chuyển đổi ISO 9001:2015 đưa vào xây dựng ISO cấp thành phố 273 thủ tục hành chính, duy trì và triển khai có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản tại các Phòng Quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và UBND các xã, phường. Cùng với đó, TP. Sông Công tiếp tục xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện và nâng cao hiệu quả của cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại UBND thành phố và UBND các xã, phường với 41 thủ tục hành chính liên thông. Đặc biệt, phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, Sở Nội vụ thống nhất các nội dung để triển khai dịch vụ hành chính công mức độ 3 với 88 thủ tục hành chính.
Bằng việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, TP. Sông Công đang thực hiện theo tinh thần của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, đó là xây dựng Chính phủ kiến tạo nhằm tạo mọi điều kiện để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và người dân tham gia phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước.
Cụ thể, thời gian tới, TP. Sông công sẽ chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của Tỉnh tiếp tục rà soát các tiêu chí đô thị theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị; đồng thời, đề xuất các giải pháp và kế hoạch tổ chức thực hiện, đặc biệt hoàn thiện tiêu chí về phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị; hạ tầng khu, cụm công nghiệp; khu dân cư, khu đô thị; hạ tầng văn hóa - xã hội - du lịch. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển về công nghiệp, nâng cao quy mô kết cấu và trình độ kinh tế Thành phố.
Trong năm 2019, TP. Sông Công sẽ hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn và trở thành một trong bốn đô thị cấp tỉnh của Thái Nguyên trong mục tiêu lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ các chỉ số có xếp hạng thấp như: Tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Duy trì điểm số và xếp hạng của các chỉ số thành phần có xếp hạng tốt.
Trước mắt, trong năm 2019, TP. Sông Công sẽ hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn và trở thành một trong bốn đô thị cấp tỉnh của Thái Nguyên trong mục tiêu lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ các chỉ số có xếp hạng thấp như: Tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Duy trì điểm số và xếp hạng của các chỉ số thành phần có xếp hạng tốt, đó là: dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động… Phấn đấu đến hết năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt khoảng 8.055 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng/người/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt: 149 triệu USD, tăng 10,3% so với dự ước thực hiện năm 2018; tạo việc làm mới cho từ 1.470 lao động trở lên…
Tuy nhiên, để có thể hoàn thành các mục tiêu đặt ra, thu hút hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thời gian tới, TP. Sông Công cần chú trọng một số giải pháp sau:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí đô thị loại II trước năm 2020; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phát triển, đề xuất sử dụng đất của các nhà đầu tư dự án; điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Cụ thể như: Xây dựng danh mục 30 dự án vận động và thu hút đầu tư; Hoàn thiện Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2040; Triển khai Chương trình phát triển đô thị đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Triển khai một số công trình, dự án trọng điểm, mở rộng không gian đô thị…
- Phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, các nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án từ công tác bồi thường giảm phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, giao đất, định giá đất, xây dựng phương án tài chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các ô đất của dự án. Đặc biệt đẩy nhanh công tác, giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Sông Công II để tạo bước phát triển đột phá trong thu hút đầu tư.
- Phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ; tập trung thực hiện tốt các giải pháp về công tác cải cách hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015, cung ứng 77 dịch vụ công mức độ 3, 06 dịch vụ công mức độ 4, tiến tới cung ứng đẩy đủ các vụ công mức độ 4 theo quy định nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, văn minh.
- Thực hiện phân vùng quản lý môi trường để quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở sản xuất - kinh doanh, bệnh viện, khu dân cư, khu công nghiệp và cụm công nghiệp bằng cách áp dụng rộng rãi, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ, nông nghiệp, chú trọng các mô hình sản xuất theo hướng phát triển công nghệ cao để góp phần nâng cao giá trị sản xuất; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư…
- Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ; Sắp xếp lại mô hình quản lý, đầu tư nâng cấp, sửa chữa và khai thác, vận hành theo hướng kết hợp giữa chợ truyền thống gắn với các trung tâm thương mại, dịch vụ.
Tài liệu tham khảo:
1. UBND TP. Sông Công, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội năm 2010 - 2018;
2. Hoàng Thảo Nguyên (2018), Thái Nguyên và chiến lược thu hút FDI "thế hệ mới", bnews.vn;
3. 3. Thanh Huyền (2018), TP. Sông Công: Điểm sáng trong thu hút đầu tư,
Báo Xây dựng.
4. Sông Công – Sức hấp dẫn đầu tư của một thành phố trẻ, Báo Đời sống
và Pháp luật, năm 2018;
5. Các website: smgorg.gov.vn, baomoi.com, baothainguyen.org.vn, tapchitaichinh.vn…