Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai 16 dự án với tổng kinh phí 2,5 tỷ USD cho ĐBSCL

Hạn mặn tại ĐBSCL đã diễn ra kéo dài và gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và đời sống của người dân. Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển... Chính phủ sẽ ưu tiên nguồn lực triển khai các giải pháp đồng bộ, đặc biệt là phát triển hạ tầng.

Sáng nay 6/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân ĐBSCL, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ ưu tiên nguồn lực triển khai các giải pháp đồng bộ, phù hợp, hiệu quả để từng bước khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún bằng các biện pháp công trình, phi công trình với cách tiếp cận tổng thể, tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế.

Hạn mặn ở ĐBSCL năm nay cao hơn hẳn trung bình nhiều năm và năm 2023.

Hạn mặn ở ĐBSCL năm nay cao hơn hẳn trung bình nhiều năm và năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai 16 dự án với tổng kinh phí 2,5 tỷ USD để phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là phát triển đồng bộ hạ tầng để chuyển đổi kinh tế vùng ĐBSCL theo 3 vùng kinh tế và sinh thái.

Triển khai có hiệu quả Đề án "phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030"; Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030. Bố trí vốn dự phòng ngân sách trung ương để triển khai các dự án cấp bách, khắc phục sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn… bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

Sửa đổi Luật Địa chất khoáng sản để đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Trước mắt, điều phối và thực hiện hiệu quả cơ chế đặc thù được Quốc hội cho phép tại các Nghị quyết của Quốc hội; nghiên cứu thử nghiệm, xử lý môi trường sử dụng nguồn cát biển, tận thu các nguồn cát từ các hoạt động nạo vét luồng lạch nội thủy, cửa sông. Về lâu dài, đối với ĐBSCL sẽ nghiên cứu phát triển hệ thống đường cầu cạn, phát huy tiềm năng giao thông thủy.

Nghiên cứu thử nghiệm xử lý môi trường, thử nghiệm nguồn cát biển, tận thu các nguồn cát từ hoạt động nạo vét luồng lạch, nội thủy, cửa sông. Về lâu dài với ĐBSCL sẽ nghiên cứu phát triển hệ thống đường cầu cạn, phát huy tiềm năng giao thông thủy với giao thông đường bộ.

“Chính phủ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường năng lực nội sinh để giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu, sớm hoàn thiện các quy định về thị trường carbon...,” Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.

Thanh Ngọc

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//viet-nam/day-nhanh-tien-do-phe-duyet-va-trien-khai-16-du-an-voi-tong-kinh-phi-2-5-ty-usd-cho-dbscl-1100237.html