Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Nam Định năm 2025.
ĐỀ ÁN Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
của tỉnh Nam Định năm 2025
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị 11 Ban Chấp hành Trung ương, các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC (ĐVHC) năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Thông báo số 1518-TB/TU ngày 21/4/2025 thông báo kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị lần thứ 42, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Nam Định năm 2025 như sau:
Phần I
CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
2. Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII;
3. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
4. Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
5. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15;
6. Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025;
7. Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
Trong quá trình phát triển, ĐVHC các cấp ở tỉnh Nam Định đã được điều chỉnh, sắp xếp lại phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh kết quả đạt được, việc chia, tách ĐVHC các cấp thời gian qua đã nảy sinh một số bất cập và hạn chế: Việc chia nhỏ ĐVHC đã phát sinh nhiều bất cập, làm phân tán các nguồn lực, không phát huy được hết lợi thế, tiềm năng phát triển của các địa phương; làm tăng số lượng ĐVHC các cấp, theo đó tăng số lượng các cơ quan, tổ chức của đảng, đoàn thể, chính quyền, tăng số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, dẫn đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói riêng, hệ thống chính trị các cấp nói chung cồng kềnh, tầng nấc, lãng phí ngân sách nhà nước và nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong bối cảnh bộ máy nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số thì nhiều hoạt động hành chính truyền thống đã được số hóa và triển khai thực hiện trên môi trường mạng. Chuyển đổi số gắn với chuyển đổi quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào ranh giới địa giới hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và bảo đảm hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Vì vậy, sắp xếp lại các ĐVHC là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong thời kỳ mới.
Việc xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp tỉnh Nam Định nhằm cụ thể hóa để thực hiện chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước về sắp xếp ĐVHC; nhằm tổ chức hợp lý ĐVHC các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn thiện thể chế về ĐVHC.
Đồng thời gắn với việc sắp xếp ĐVHC để thực hiện xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế cán bộ, công chức cơ sở, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Phần II
HIỆN TRẠNG ĐVHC CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, GIẢI THỂ, NHẬP, CHIA, ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
1. Khái quát quá trình thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC các cấp và sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh từ năm 1945 đến nay
1.1. Từ năm 1945 đến năm 1975: tỉnh Nam Định hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà theo Nghị quyết số 103-NQ/TVQH ngày 21/4/1965 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; số lượng ĐVHC cấp huyện là 13; số lượng ĐVHC cấp xã là 337 đơn vị.
1.2. Từ năm 1975 đến năm 1997:
- Từ năm 1975 đến năm 1991: tỉnh Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh; số lượng ĐVHC cấp huyện là 21; số lượng ĐVHC cấp xã là 482 đơn vị.
- Từ năm 1991 đến năm 1996: chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình; trong đó Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà, với số lượng ĐVHC cấp huyện của tỉnh Nam Hà là 13; số lượng đơn vị cấp xã là 337 đơn vị.
1.3. Từ năm 1996 đến 1997: tỉnh Nam Định được tách ra khi chia tách tỉnh Nam Hà; số lượng ĐVHC cấp huyện là 10; số lượng ĐVHC cấp xã là 229 đơn vị.
1.4. Từ năm 1997 đến năm 2018: tỉnh Nam Định có số lượng ĐVHC cấp huyện là 10; số lượng ĐVHC cấp xã là 229 đơn vị.
1.5. Từ năm 2019 đến năm 2021: tỉnh Nam Định thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2019 - 2021. Số lượng ĐVHC cấp huyện là 10; số lượng ĐVHC cấp xã còn là 226 đơn vị (giảm 03 đơn vị).
1.6. Từ năm 2023 đến tháng 9 năm 2024: tỉnh Nam Định thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp số ĐVHC cấp huyện giảm 01 ĐVHC, còn 09 ĐVHC cấp huyện; sắp xếp ĐVHC cấp xã giảm 51 đơn vị cấp xã, số lượng ĐVHC cấp xã còn là 175 đơn vị
2. Số lượng ĐVHC các cấp đến thời điểm lập Đề án
Hiện nay, tỉnh Nam Định có 09 ĐVHC cấp huyện (08 huyện và 01 thành phố Nam Định), 175 ĐVHC cấp xã (trong đó có 146 xã, 14 phường, 15 thị trấn).
II. HIỆN TRẠNG ĐVHC CÁC CẤP CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
1. Tỉnh Nam Định
1.1. Diện tích tự nhiên: 1.668,83 km2
1.2. Quy mô dân số: 2.262.891 người
1.3. Số lượng ĐVHC cấp huyện: Có 09 ĐVHC cấp huyện (gồm: 08 huyện và 01 thành phố)
- Thành phố Nam Định (gồm 14 phường và 07 xã)
+ Diện tích tự nhiên: 120,90 km2
+ Dân số: 365.923 người
- Huyện Vụ Bản (gồm 13 xã và 01 thị trấn)
+ Diện tích tự nhiên: 152,81km2
+ Dân số: 157.936 người
- Huyện Ý Yên (gồm 22 xã và 01 thị trấn)
+ Diện tích tự nhiên: 246,13 km2
+ Dân số: 279.531 người
- Huyện Nam Trực (gồm 17 xã và 01 thị trấn)
+ Diện tích tự nhiên: 163,89 km2
+ Dân số: 230.817 người
- Huyện Trực Ninh (gồm 18 xã và 03 thị trấn)
+ Diện tích tự nhiên: 143,95 km2
+ Dân số: 223.314 người
- Huyện Xuân Trường (gồm 13 xã và 01 thị trấn)
+ Diện tích tự nhiên: 116,09 km2
+ Dân số: 211.946 người
- Huyện Giao Thủy (gồm 18 xã và 02 thị trấn)
+ Diện tích tự nhiên: 238,02 km2 (Trong đó có 68.380 km2 bãi bồi)
+ Dân số: 235.763 người
- Huyện Nghĩa Hưng (gồm 17 xã và 03 thị trấn)
+ Diện tích tự nhiên: 258,89 km2
+ Dân số: 221.302 người
- Huyện Hải Hậu ( gồm 21 xã và 03 thị trấn)
+ Diện tích tự nhiên: 228,14 km2
+ Dân số: 336.359 người
1.4. Số lượng ĐVHC cấp xã (gồm: 146 xã, 14 phường, 15 thị trấn)
2. Số lượng ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp
2.1. Thành phố Nam Định
2.1.1. Phường Cửa Bắc, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 1,37 km2
- Quy mô dân số: 30.845 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 113 người chiếm 0,37%
- Các ĐVHC liền kề: phường Trường Thi, phường Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung, phường Lộc Vượng, phường Lộc Hòa
2.1.2. Phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 2,06 km2
- Quy mô dân số: 30.429 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 110 người chiếm 0,36%
- Các ĐVHC liền kề: Phường Trường Thi, phường Cửa Bắc, phường Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam
2.1.3. Phường Trường Thi, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 4,44 km2
- Quy mô dân số: 37.109 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 89 người chiếm 0,25%
- Các ĐVHC liền kề: phường Mỹ Xá, phường Năng Tĩnh, phường Cửa Bắc và xã Thành Lợi (huyện Vụ Bản)
2.1.4. Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 0,96 km2
- Quy mô dân số: 20.837 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 131 người chiếm 0,64%
- Các ĐVHC liền kề: phường Năng Tĩnh, phường Cửa Bắc, phường Vị Xuyên, phường Nam Phong
2.1.5. Phường Quang Trung, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 1,57 km2
- Quy mô dân số: 41.836 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 108 người chiếm 0,27%
- Các ĐVHC liền kề: phường Cửa Bắc, phường Vị Xuyên, phường Trần Hưng Đạo, phường Lộc Vượng và phường Lộc Hạ.
2.1.6. Phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 1,89 km2
- Quy mô dân số: 30.357 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 90 người chiếm 0,30%
- Các ĐVHC liền kề: phường Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, phường Lộc Hạ và phường Nam Phong.
2.1.7. Phường Nam Vân, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 5,62 km2
- Quy mô dân số: 7.706 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 19 người chiếm 0,25%
- Các ĐVHC liền kề: phường Nam Phong, phường Cửa Nam; xã Nam Điền, xã Nghĩa An (huyện Nam Trực)
2.1.8. Phường Nam Phong, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 6,58 km2
- Quy mô dân số: 9.253 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 18 người chiếm 0,20%
- Các ĐVHC liền kề: phường Nam Vân, phường Cửa Nam, phường Trần Hưng Đạo, phường Vị Xuyên, phường Lộc Hạ, xã Mỹ Tân và xã Nam Điền (huyện Nam Trực)
2.1.9. Phường Hưng Lộc, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 9,97 km2
- Quy mô dân số: 14.026 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 47 người chiếm 0,35%
- Các ĐVHC liền kề: xã Mỹ Lộc, xã Mỹ Hà, xã Mỹ Thắng, phường Lộc Hòa.
2.1.10. Phường Cửa Nam, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 1,41 km2
- Quy mô dân số: 6.503 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 15 người chiếm 0,23%
- Các ĐVHC liền kề: phường Năng Tĩnh, phường Nam Phong, phường Nam Vân và xã Nghĩa An (huyện Nam Trực)
2.1.11. Phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 6,22 km2
- Quy mô dân số: 22.203 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 45 người chiếm 0,22%
- Các ĐVHC liền kề: phường Lộc Hòa, phường Trường Thi và xã Đại An (huyện Vụ Bản)
2.1.12. Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 4,47 km2
- Quy mô dân số: 18.441 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 67 người chiếm 0,38%
- Các ĐVHC liền kề: phường Lộc Hòa, phường Cửa Bắc, phường Quang Trung và xã Mỹ Phúc
2.1.13. Phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 3,40 km2
- Quy mô dân số: 12.580 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 45 người chiếm 0,37%
- Các ĐVHC liền kề: phường Quang Trung, phường Vị Xuyên, xã Mỹ Phúc, xã Mỹ Trung, xã Mỹ Tân.
2.1.14. Phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 6,43 km2
- Quy mô dân số: 12.788 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 33 người chiếm 0,36%
- Các ĐVHC liền kề: phường Hưng Lộc, phường Mỹ Xá, phường Cửa Bắc, phường Lộc Vượng, phường Trường Thi, xã Mỹ Lộc, xã Mỹ Thắng và xã Mỹ Phúc.
2.1.15. Xã Mỹ Lộc, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 16,92 km2
- Quy mô dân số: 16.081 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 47 người chiếm 0,30%
- Các ĐVHC liền kề: xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Hà, phường Hưng Lộc, phường Lộc Hòa, xã Hiển Khánh, xã Hợp Hưng, xã Đại An (huyện Vụ Bản)
2.1.16. Xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 10,28 km2
- Quy mô dân số: 12.418 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 28 người chiếm 0,23%
- Các ĐVHC liền kề: xã Mỹ Trung, phường Lộc Hạ, phường Nam Phong và tỉnh Ninh Bình
2.1.17. Xã Mỹ Thắng, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 7,47 km2
- Quy mô dân số: 9.954 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 23 người chiếm 0,23%
- Các ĐVHC liền kề: xã Mỹ Hà, xã Mỹ Phúc, phường Lộc Hòa, phường Hưng Lộc và tỉnh Hà Nam.
2.1.18. Xã Mỹ Phúc, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 6,18 km2
- Quy mô dân số: 9.503 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 20 người chiếm 0,21%
- Các ĐVHC liền kề: xã Mỹ Thắng, xã Mỹ Trung, phường Lộc Hòa, phường Lộc Vượng và tỉnh Hà Nam.
2.1.19. Xã Mỹ Trung, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 6,85 km2
- Quy mô dân số: 6.033 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 17 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: phường Lộc Hạ, xã Mỹ Phúc, xã Mỹ Tân và tỉnh Thái Bình.
2.1.20. Xã Mỹ Thuận, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 8,65 km2
- Quy mô dân số: 7.961 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 39 người chiếm 0,50%
- Các ĐVHC liền kề: xã Mỹ Lộc; xã Minh Tân, xã Hiển Khánh (huyện Vụ Bản); tỉnh Hà Nam.
2.1.21. Xã Mỹ Hà, thành phố Nam Định
- Diện tích tự nhiên: 8,17 km2
- Quy mô dân số: 9.060 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 23 người chiếm 0,26%
- Các ĐVHC liền kề: xã Mỹ Lộc, xã Mỹ Thắng và tỉnh Hà Nam
2.2. Huyện Nam Trực
2.2.1. Thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 7,02 km2
- Quy mô dân số: 21.161 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 06 người chiếm 0,03%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa An, xã Nam Cường, xã Nam Hùng, xã Nam Dương; xã Thành Lợi, xã Đại Thắng (huyện Vụ Bản)
2.2.2. Xã Nam Hồng, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 8,14 km2
- Quy mô dân số: 10.954 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 04 người chiếm 0,04%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Thanh, xã Nam Lợi, xã Nam Hoa, xã Hồng Quang, xã Tân Thịnh; tỉnh Thái Bình
2.2.3. Xã Bình Minh, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 9,09 km2
- Quy mô dân số: 12.206 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 07 người chiếm 0,06%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Hoa, xã Nam Lợi, xã Nam Tiến, xã Đồng Sơn, xã Nam Dương, xã Nam Hùng
2.2.4. Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 7,26 km2
- Quy mô dân số: 13.562 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 08 người chiếm 0,06%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Hồng, xã Nam Lợi; xã Trực Tuấn, xã Trung Đông, thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh); tỉnh Thái Bình
2.2.5. Xã Nam Hùng, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 5,82 km2
- Quy mô dân số: 8.132 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 06 người chiếm 0,07%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Hoa, xã Bình Minh, xã Nam Dương, thị trấn Nam Giang, xã Nam Cường, xã Hồng Quang
2.2.6. Xã Nam Cường, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 7,63 km2
- Quy mô dân số: 10.529 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 03 người chiếm 0,03%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Hùng, thị trấn Nam Giang, xã Hồng Quang, xã Nghĩa An
2.2.7. Xã Nghĩa An, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 11,32 km2
- Quy mô dân số: 12.285 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 08 người chiếm 0,07%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Cường, thị trấn Nam Giang; xã Thành Lợi (huyện Vụ Bản); phường Cửa Nam, phường Nam Vân (thành phố Nam Định)
2.2.8. Xã Nam Thắng, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 9,52 km2
- Quy mô dân số: 8.807 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 06 người chiếm 0,07%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Điền, xã Tân Thịnh; tỉnh Thái Bình
2.2.9. Xã Nam Tiến, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 9,62 km2
- Quy mô dân số: 13.909 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 03 người chiếm 0,02%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Lợi, xã Nam Hải, xã Nam Thái, xã Đồng Sơn, xã Bình Minh
2.2.10. Xã Nam Điền, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 18,96 km2
- Quy mô dân số: 26.957 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 09 người chiếm 0,03%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hồng Quang, xã Tân Thịnh, xã Nam Thắng; phường Nam Vân, phường Nam Phong (thành phố Nam Định); tỉnh Thái Bình
2.2.11. Xã Hồng Quang, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 10,59 km2
- Quy mô dân số: 15.793 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 04 người chiếm 0,03%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Điền, xã Tân Thịnh, xã Nam Hồng, xã Nam Hoa, xã Nam Hùng, xã Nam Cường, xã Nghĩa An; phường Nam Vân (thành phố Nam Định)
2.2.12. Xã Nam Hải, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 6,46 km2
- Quy mô dân số: 6.590 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 04 người chiếm 0,06%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Lợi, xã Nam Tiến; xã Trực Đạo, xã Trực Thanh, xã Trực Nội, xã Trực Hưng (huyện Trực Ninh)
2.2.13. Xã Nam Hoa, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 4,36 km2
- Quy mô dân số: 7.224 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 08 người chiếm 0,11%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Hồng, xã Nam Lợi, xã Bình Minh, xã Nam Hùng, xã Hồng Quang
2.2.14. Xã Nam Thái, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 8,44 km2
- Quy mô dân số: 11.155 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 08 người chiếm 0,07%
- Các ĐVHC liền kề: xã Đồng Sơn, xã Nam Tiến; xã Trực Hưng, xã Trực Khang, xã Trực Thuận (huyện Trực Ninh); xã Nghĩa Thái, xã Đồng Thịnh (huyện Nghĩa Hưng)
2.2.15. Xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 11,15 km2
- Quy mô dân số: 12.062 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 03 người chiếm 0,02%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Hồng, xã Hồng Quang, xã Nam Điền, xã Nam Thắng; tỉnh Thái Bình
2.2.16. Xã Nam Dương, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 6,08 km2
- Quy mô dân số: 12.006 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 04 người chiếm 0,03%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Nam Giang, xã Nam Hùng, xã Bình Minh, xã Đồng Sơn; xã Đại Thắng (huyện Vụ Bản)
2.2.17. Xã Nam Lợi, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 7,72 km2
- Quy mô dân số: 10.292 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 người chiếm 0,05%
- Các ĐVHC liên kề: xã Bình Minh, xã Nam Hoa, xã Nam Hồng, xã Nam Thanh, xã Nam Hải, xã Nam Tiến; xã Trực Đạo, xã Trực Tuấn (huyện Trực Ninh)
2.2.18. Xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực
- Diện tích tự nhiên: 14,98 km2
- Quy mô dân số: 17.193 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 04 người chiếm 0,02%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Dương, xã Bình Minh, xã Nam Tiến, xã Nam Thái; xã Đồng Thịnh (huyện Nghĩa Hưng); xã Đại Thắng (huyện Vụ Bản)
2.3. Huyện Vụ Bản
2.3.1. Thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 4,76 km2
- Quy mô dân số: 8.903 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 18 người chiếm 0,21%
- Các ĐVHC liền kề: xã Tam Thanh, xã Kim Thái, xã Liên Minh
2.3.2. Xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 12,06 km2
- Quy mô dân số: 9.104 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 29 người chiếm 0,32%
- Các ĐVHC liền kề: xã Minh Tân, xã Cộng Hòa, xã Hợp Hưng; xã Mỹ Lộc, xã Mỹ Thuận (thành phố Nam Định)
2.3.3. Xã Minh Tân, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 25,84 km2
- Quy mô dân số: 23.469 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 93 người chiếm 0,40%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hiển Khánh, xã Cộng Hòa, xã Kim Thái; xã Tân Minh, xã Yên Mỹ (huyện Ý Yên) và tỉnh Hà Nam.
2.3.4. Xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 8,59 km2
- Quy mô dân số: 7.218 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 14 người chiếm 0,20%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hiển Khánh, xã Cộng Hòa, xã Trung Thành, xã Đại An và xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định)
2.3.5. Xã Đại An, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 9.81 km2
- Quy mô dân số: 8.627 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 26 người chiếm 0,31%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hợp Hưng, xã Trung Thành, xã Quang Trung, xã Thành Lợi và phường Mỹ Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định).
2.3.6. Xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 7,25 km2
- Quy mô dân số: 6.496 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 16 người chiếm 0,25%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hiển Khánh, xã Hợp Hưng, xã Trung Thành, xã Kim Thái và xã Minh Tân.
2.3.7. Xã Trung Thành, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 4,75 km2
- Quy mô dân số: 6.618 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 22 người chiếm 0,34%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hợp Hưng, xã Cộng Hòa, xã Kim Thái, xã Quang Trung và xã Đại An.
2.3.8. Xã Quang Trung, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 4,84 km2
- Quy mô dân số: 7.025 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 19 người chiếm 0,27%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trung Thành, xã Đại An, xã Kim Thái và xã Thành Lợi.
2.3.9. Xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 27,06 km2
- Quy mô dân số: 32.879 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 93 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: xã Đại An, xã Quang Trung, xã Kim Thái, xã Đại Thắng, xã Liên Minh; phường Trường Thi, phường Năng Tĩnh (thành phố Nam Định); xã Nghĩa An, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực)
2.3.10. Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 9,82 km2
- Quy mô dân số: 10.782 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 23 người chiếm 0,22%
- Các ĐVHC liền kề: xã Minh Tân, xã Cộng Hòa, xã Quang Trung, xã Trung Thành, xã Thành Lợi, xã Liên Minh, thị trấn Gôi, xã Tam Thanh; xã Yên Mỹ (huyện Ý Yên).
2.3.11. Xã Liên Minh, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 10,58 km2
- Quy mô dân số: 11.580 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 43 người chiếm 0,38%
- Các ĐVHC liền kề: xã Kim Thái, xã Thành Lợi, xã Đại Thắng, xã Vĩnh Hào, xã Tam Thanh
2.3.12. Xã Đại Thắng, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 13,99 km2
- Quy mô dân số: 11.321 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 27 người chiếm 0,24%
- Các ĐVHC liền kề: xã Vĩnh Hào, xã Liên Minh, xã Thành Lợi; thị trấn Nam Giang, xã Nam Dương, xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực); xã Yên Phúc (huyện Ý Yên); xã Đồng Thịnh (huyện Nghĩa Hưng).
2.3.13. Xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 6,98 km2
- Quy mô dân số: 6.990 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 29 người chiếm 0,42%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Gôi, xã Kim Thái, xã Liên Minh; xã Yên Mỹ, xã Yên Ninh, xã Yên Lương (huyện Ý Yên).
2.3.14. Xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản
- Diện tích tự nhiên: 6,48 km2
- Quy mô dân số: 6.924 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 9 người chiếm 0,13%
- Các ĐVHC liền kề: xã Liên Minh, xã Đại Thắng; xã Yên Phúc, xã Yên Lộc, xã Yên Lương (huyện Ý Yên).
2.4. Huyện Ý Yên
2.4.1. Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 6,86 km2
- Quy mô dân số: 17.109 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 6 người chiếm 0,03%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Tiến, xã Hồng Quang, xã Yên Khánh, xã Yên Bình, xã Yên Dương, xã Yên Ninh
2.4.2. Xã Yên Bình, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 8,91 km2
- Quy mô dân số: 9.281 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 5 người chiếm 0,05%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Lâm, xã Yên Khánh, xã Yên Chính, xã Tân Minh, xã Yên Dương
2.4.3. Xã Yên Chính, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 8,47 km2
- Quy mô dân số: 8.167 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 4 người chiếm 0,04%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Khánh, xã Yên Bình, xã Tân Minh, xã Trung Nghĩa, xã Phú Hưng
2.4.4. Xã Yên Cường, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 8,26 km2
- Quy mô dân số: 10.598 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 8 người chiếm 0,07%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Nhân, xã Yên Thắng, xã Yên Lương, xã Yên Lộc
2.4.5. Xã Yên Dương, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 7,12 km2
- Quy mô dân số: 9.672 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 7 người chiếm 0,07%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Lâm, xã Yên Bình, xã Tân Minh, xã Yên Mỹ, xã Yên Ninh
2.4.6. Xã Yên Đồng, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 10,89 km2
- Quy mô dân số: 14.473 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 19 người chiếm 0,13%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Trị, xã Yên Khang, xã Yên Tiến, xã Yên Thắng, xã Yên Nhân; tỉnh Ninh Bình
2.4.7. Xã Yên Khang, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 7,57 km2
- Quy mô dân số: 6.809 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 06 người chiếm 0,08%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Trị, xã Yên Đồng, xã Yên Tiến, xã Hồng Quang; tỉnh Ninh Bình
2.4.8. Xã Yên Khánh, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 6,22 km2
- Quy mô dân số: 6.412 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 04 người chiếm 0,06%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Lâm, xã Yên Phong, xã Phú Hưng, xã Yên Chính, xã Yên Bình
2.4.9. Xã Yên Lộc, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 7,47 km2
- Quy mô dân số: 10.968 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 07 người chiếm 0,06%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Cường, xã Yên Nhân, xã Yên Phúc; xã Vĩnh Hào (huyện Vụ Bản); xã Đồng Thịnh (huyện Nghĩa Hưng)
2.4.10. Xã Yên Lương, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 8,38 km2
- Quy mô dân số: 8.051 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 04 người chiếm 0,05%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Cường, xã Yên Thắng, xã Yên Ninh; xã Tam Thanh, xã Vĩnh Hào (huyện Vụ Bản)
2.4.11. Xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 6,07 km2
- Quy mô dân số: 6.437 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 người chiếm 0,08%
- Các ĐVHC liền kề: xã Tân Minh, xã Yên Dương, xã Yên Ninh; xã Minh Tân, xã Kim Thái, xã Tam Thanh (huyện Vụ Bản)
2.4.12. Xã Yên Nhân, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 8,78 km2
- Quy mô dân số: 11.994 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 06 người chiếm 0,08%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Đồng, xã Yên Thắng, xã Yên Cường, xã Yên Lộc; xã Đồng Thịnh, xã Hoàng Nam (huyện Nghĩa Hưng)
2.4.13. Xã Yên Ninh, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 8,49 km2
- Quy mô dân số: 14.039 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 người chiếm 0,03%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Lương, xã Yên Thắng, xã Yên Tiến, thị trấn Lâm, xã Yên Dương, xã Yên Mỹ; xã Tam Thanh (huyện Vụ Bản)
2.4.14. Xã Yên Phong, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 8,73 km2
- Quy mô dân số: 7.709 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 người chiếm 0,06%
- Các ĐVHC liền kề: xã Phú Hưng, xã Yên Khánh, xã Hồng Quang; tỉnh Ninh Bình
2.4.15. Xã Yên Phúc, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 7,93 km2
- Quy mô dân số: 9.250 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 người chiếm 0,05%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Lộc; xã Vĩnh Hào, xã Đại Thắng (huyện Vụ Bản); xã Đồng Thịnh (huyện Nghĩa Hưng)
2.4.16. Xã Yên Thắng, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 8,79 km2
- Quy mô dân số: 13.107 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 06 người chiếm 0,04%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Cường, xã Yên Nhân, xã Yên Đồng, xã Yên Tiến, xã Yên Ninh, xã Yên Lương
2.4.17. Xã Yên Thọ, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 7,32 km2
- Quy mô dân số: 9.220 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 6 người chiếm 0,06%
- Các ĐVHC liền kề: xã Phú Hưng, xã Trung Nghĩa; tỉnh Hà Nam; tỉnh Ninh Bình
2.4.18. Xã Yên Tiến, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 9,05 km2
- Quy mô dân số: 14.649 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 người chiếm 0,03%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Khang, xã Hồng Quang, thị trấn Lâm, xã Yên Ninh, xã Yên Thắng
2.4.19. Xã Yên Trị, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 12,07 km2
- Quy mô dân số: 14.621 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 07 người chiếm 0,04%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Khang, xã Yên Đồng; tỉnh Ninh Bình
2.4.20. Xã Phú Hưng, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 19,19 km2
- Quy mô dân số: 19.844 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 05 người chiếm 0,02%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Thọ, xã Trung Nghĩa, xã Yên Chính, xã Yên Khang, xã Yên Phong; tỉnh Ninh Bình.
2.4.21. Xã Trung Nghĩa, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 20,75 km2
- Quy mô dân số: 16.392 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 10 người chiếm 0,06%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Thọ, xã Yên Chính, xã Phú Hưng, xã Tân Minh; tỉnh Hà Nam
2.4.22. Xã Tân Minh, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 23,9 km2
- Quy mô dân số: 18.545 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 13 người chiếm 0,07%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trung Nghĩa, xã Yên Chính, xã Yên Bình, xã Yên Dương, xã Yên Mỹ; xã Minh Tân (huyện Vụ Bản); tỉnh Hà Nam
2.4.23. Xã Hồng Quang, huyện Ý Yên
- Diện tích tự nhiên: 24,920 km2
- Quy mô dân số: 22.189 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 12 người chiếm 0,05%
- Các ĐVHC liền kề: xã Yên Phong, thị trấn Lâm, xã Yên Tiến, xã Yên Khang; tỉnh Ninh Bình
2.5. Huyện Trực Ninh
2.5.1. Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 4,96 km2
- Quy mô dân số: 13.891 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 68 người chiếm 0,50%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Chính, xã Phương Định, xã Liêm Hải, xã Trung Đông; xã Nam Thanh (huyện Nam Trực); tỉnh Thái Bình.
2.5.2. Thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 8,26 km2
- Quy mô dân số: 16.953 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 49 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Đạo, xã Trực Tuấn, xã Việt Hùng; xã Hải Trung, xã Hải Anh, xã Hải Minh (huyện Hải Hậu).
2.5.3. Thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 7,42 km2
- Quy mô dân số: 10.741 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 20 người chiếm 0,19%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Hùng, xã Trực Thuận, xã Trực Mỹ, xã Trực Cường; xã Hải An (huyện Hải Hậu)
2.4.4. Xã Phương Định, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 9,52 km2
- Quy mô dân số: 18.656 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 91 người chiếm 0,49%
- Các ĐVHC liền kề: xã Liêm Hải, thị trấn Cổ Lễ, xã Trực Chính; xã Xuân Hồng, xã Xuân Ngọc, thị trấn Xuân Trường (huyện Xuân Trường)
2.5.5. Xã Trực Chính, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 5,76 km2
- Quy mô dân số: 6.473 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 29 người chiếm 0,46%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Cổ Lễ, xã Phương Định; xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường; tỉnh Thái Bình
2.5.6. Xã Trung Đông, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 7,62 km2
- Quy mô dân số: 18.654 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 67 người chiếm 0,36%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Cổ Lễ, xã Liêm Hải, xã Trực Tuấn; xã Nam Thanh (huyện Nam Trực)
2.5.7. Xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 8,41 km2
- Quy mô dân số: 13.616 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 48 người chiếm 0,36%
- Các ĐVHC liền kề: xã Việt Hùng, xã Trực Tuấn, xã Trung Đông, xã Phương Định, thị trấn Cổ Lễ; thị trấn Xuân Trường (huyện Xuân Trường)
2.5.8. Xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 5,75 km2
- Quy mô dân số: 7.618 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 31 người chiếm 0,41%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trung Đông, xã Liêm Hải, xã Việt Hùng, thị trấn Cát Thành, xã Trực Đạo; xã Nam Lợi, xã Nam Thanh (huyện Nam Trực).
2.5.9. Xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 8,77 km2
- Quy mô dân số: 12.630 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 61 người chiếm 0,48%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Cát Thành, xã Trực Tuấn, xã Liêm Hải; thị trấn Xuân Trường, xã Xuân Ninh (huyện Xuân Trường); xã Hải Trung (huyện Hải Hậu).
2.5.10. Xã Trực Đạo, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 6,04 km2
- Quy mô dân số: 9.470 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 37 người chiếm 0,39%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Tuấn, thị trấn Cát Thành, xã Trực Thanh; xã Nam Hải, xã Nam Lợi (huyện Nam Trực); xã Hải Minh (huyện Hải Hậu).
2.5.11. Xã Trực Hưng, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 5,64 km2
- Quy mô dân số: 5.794 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 37 người chiếm 0,64%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Nội, xã Trực Mỹ, xã Trực Khang; xã Nam Thái, xã Nam Hải, xã Nam Tiến (huyện Nam Trực).
2.5.12. Xã Trực Nội, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 6,01 km2
- Quy mô dân số: 6.283 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 36 người chiếm 0,58%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Hưng, xã Trực Thanh, xã Trực Đại, xã Trực Mỹ; xã Nam Hải (huyện Nam Trực)
2.5.13. Xã Trực Thanh, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 5,61 km2
- Quy mô dân số: 6.376 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 35 người chiếm 0,55%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Nội, xã Trực Đại, xã Trực Đạo; xã Nam Hải (huyện Nam Trực); xã Hải Minh (huyện Hải Hậu).
2.5.14. Xã Trực Khang, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 4,82 km2
- Quy mô dân số: 5.741 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 35 người chiếm 0,61%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Thuận, xã Trực Mỹ, xã Trực Hưng; xã Nam Thái (huyện Nam Trực).
2.5.15. Xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 5,67 km2
- Quy mô dân số: 8.995 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 61 người chiếm 0,69%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Khang, xã Trực Mỹ, thị trấn Ninh Cường; xã Nghĩa Thái, thị trấn Liễu Đề, xã Nghĩa Trung (huyện Nghĩa Hưng); xã Nam Thái (huyện Nam Trực).
2.5.16. Xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 5,40 km2
- Quy mô dân số: 5.965 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 22 người chiếm 0,37%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Thuận, xã Trực Khang, xã Trực Hưng, xã Trực Nội, xã Trực Đại, xã Trực Cường và thị trấn Ninh Cường.
2.5.17. Xã Trực Đại, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 9,24 km2
- Quy mô dân số: 14.813 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 55 người chiếm 0,37%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Nội, xã Trực Thanh, xã Trực Thắng, xã Trực Thái, xã Trực Cường, xã Trực Mỹ; xã Hải Minh, xã Hải Anh, xã Hải Đường (huyện Hải Hậu).
2.5.18. Xã Trực Cường, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 7,49 km2
- Quy mô dân số: 9.846 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 44 người chiếm 0,45%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Ninh Cường, xã Trực Mỹ, xã Trực Đại, xã Trực Thái; xã Hải An (huyện Hải Hậu).
2.5.19. Xã Trực Thái, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 8,26 km2
- Quy mô dân số: 9.313 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 40 người chiếm 0,43%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Cường, xã Trực Đại, xã Trực Thắng; xã Hải Phong, xã Hải An (huyện Hải Hậu).
2.5.20. Xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 7,37 km2
- Quy mô dân số: 12.300 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 22 người chiếm 0,18%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Ninh Cường; xã Hải An (huyện Hải Hậu); xã Nghĩa Sơn, thị trấn Liễu Đề (huyện Nghĩa Hưng)
2.5.21. Xã Trực Thắng, huyện Trực Ninh
- Diện tích tự nhiên: 5,94 km2
- Quy mô dân số: 9.204 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 34 người chiếm 0,37%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trực Thái, xã Trực Đại; xã Hải Đường, xã Hải Phong (huyện Hải Hậu)
2.6. Huyện Xuân Trường
2.6.1. Thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 6,41 km2
- Quy mô dân số: 9.643 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 20 người chiếm 0,13%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Ngọc, xã Trà Lũ, xã Xuân Vinh, xã Xuân Phúc, xã Xuân Ninh; xã Việt Hùng, xã Liêm Hải, xã Phương Định (huyện Trực Ninh).
2.6.2. Xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 6,24 km2
- Quy mô dân số: 6.747 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 33 người chiếm 0,99%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Hồng, xã Xuân Thượng, xã Xuân Thành và tỉnh Thái Bình.
2.6.3. Xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 11,92 km2
- Quy mô dân số: 20.574 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 103 người chiếm 0,50%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Châu, xã Xuân Thượng, xã Xuân Giang, xã Xuân Ngọc; xã Trực Chính, xã Phương Định (huyện Trực Ninh).
2.6.4. Xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 5,14 km2
- Quy mô dân số: 6.473 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 21 người chiếm 0,32%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Châu, xã Xuân Thượng, xã Xuân Giang, xã Xuân Tân và tỉnh Thái Bình.
2.6.5. Xã Xuân Thượng, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 4,31 km2
- Quy mô dân số: 6.904 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 13 người chiếm 0,19%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Châu, xã Xuân Thành, xã Xuân Giang và xã Xuân Hồng.
2.6.6. Xã Xuân Giang, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 14,79 km2
- Quy mô dân số: 25.043 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 85 người chiếm 0,34%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Thượng, xã Xuân Thành xã Xuân Hồng, xã Xuân Tân, xã Xuân Ngọc, xã Xuân Phú, xã Trà Lũ, xã Thọ Nghiệp.
2.6.7. Xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 10,01 km2
- Quy mô dân số: 8.683 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 16 người chiếm 0,18%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Thành, xã Xuân Giang, xã Xuân Phú và tỉnh Thái Bình.
2.6.8. Xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 4,79 km2
- Quy mô dân số: 9.141 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 14 người chiếm 0,15%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Hồng, xã Xuân Giang, thị trấn Xuân Trường, xã Trà Lũ; xã Phương Định (huyện Trực Ninh)
2.6.9. Xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 8,23 km2
- Quy mô dân số: 25.524 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 46 người chiếm 0,18%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Xuân Trường, xã Xuân Ngọc, xã Xuân Giang, xã Thọ Nghiệp và xã Xuân Vinh.
2.6.10. Xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 7,08 km2
- Quy mô dân số: 15.061 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 51 người chiếm 0,34%
- Các ĐVHC liền kề: xã Trà Lũ, xã Xuân Giang, xã Xuân Phú, xã Xuân Vinh; thị trấn Giao Thủy (huyện Giao Thủy)
2.6.11. Xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 7,24 km2
- Quy mô dân số: 12.327 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 54 người chiếm 0,44%
- Các ĐVHC liền kề: xã Thọ Nghiệp, xã Xuân Giang, xã Xuân Tân; thị trấn Giao Thủy (huyện Giao Thủy)
2.6.12. Xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 7,86 km2
- Quy mô dân số: 12.954 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 66 người chiếm 0,51%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Phúc, thị trấn Xuân Trường, xã Trà Lũ, xã Thọ Nghiệp; thị trấn Giao Thủy, xã Giao Tân, xã Giao Thịnh (huyện Giao Thủy); xã Hải Nam (huyện Hải Hậu)
2.6.13. Xã Xuân Phúc, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 12,47 km2
- Quy mô dân số: 34.736 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 80 người chiếm 0,23%
- Các ĐVHC liền kề: xã Xuân Ninh, thị trấn Xuân Trường, xã Xuân Vinh; xã Hải Nam (huyện Hải Hậu)
2.6.14. Xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường
- Diện tích tự nhiên: 9,62 km2
- Quy mô dân số: 18.136 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 40 người chiếm 0,22%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Xuân Trường, xã Xuân Phúc; xã Hải Nam, xã Hải Hưng, xã Hải Trung, thị trấn Yên Định (huyện Hải Hậu); xã Việt Hùng (huyện Trực Ninh)
2.7. Huyện Hải Hậu
2.7.1. Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 10,82 km2
- Quy mô dân số: 23.408 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 66 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Hưng, xã Hải Quang, xã Hải Tân, xã Hải Long, xã Hải Trung; xã Xuân Ninh (huyện Xuân Trường)
2.7.2. Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 11,58 km2
- Quy mô dân số: 28.130 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 64 người chiếm 0,23%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Xuân, xã Hải Tân, xã Hải Tây, xã Hải Đông, xã Hải Sơn
2.7.3. Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 15,27 km2
- Quy mô dân số: 17.873 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 62 người chiếm 0,35%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Châu, xã Hải Hòa; xã Phúc Thắng, thị trấn Quỹ Nhất (huyện Nghĩa Hưng)
2.7.4. Xã Hải Nam, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 17,67 km2
- Quy mô dân số: 28.742 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 86 người chiếm 0,30%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Lộc, xã Hải Hưng; xã Xuân Ninh, xã Xuân Phúc (huyện Xuân Trường); xã Giao Thịnh, thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy)
2.7.5. Xã Hải Trung, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 7,16 km2
- Quy mô dân số: 13.592 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 40 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Anh, xã Hải Long, thị trấn Yên Định; thị trấn Cát Thành, xã Việt Hùng (huyện Trực Ninh); xã Xuân Ninh (huyện Xuân Trường)
2.7.6. Xã Hải Minh, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 8,77 km2
- Quy mô dân số: 21.064 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 22 người chiếm 0,10%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Anh; xã Trực Thanh, xã Trực Đạo, xã Trực Đại, thị trấn Cát Thành (huyện Trực Ninh)
2.7.7. Xã Hải Anh, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 6,85 km2
- Quy mô dân số: 15.271 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 28 người chiếm 0,18%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Minh, xã Hải Trung, xã Hải Long, xã Hải Đường; xã Trực Đại (huyện Trực Ninh)
2.7.8. Xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 15,03 km2
- Quy mô dân số: 28.069 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 100 người chiếm 0,36%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Nam, xã Hải Lộc, xã Hải Quang, thị trấn Yên Định; xã Xuân Ninh (huyện Xuân Trường)
2.7.9. Xã Hải Long, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 5,89 km2
- Quy mô dân số: 8.227 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 24 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Anh, xã Hải Trung, xã Hải Sơn, xã Hải Đường, thị trấn Yên Định
2.7.10. Xã Hải Đường, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 10,51 km2
- Quy mô dân số: 14.911 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 44 người chiếm 0,30%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Anh, xã Hải Long, xã Hải Sơn, xã Hải Phú, xã Hải Phong; xã Trực Thắng, xã Trực Đại (huyện Trực Ninh)
2.7.11. Xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 7,19 km2
- Quy mô dân số: 8.107 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 23 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Đông, xã Hải Quang, xã Hải Hưng, xã Hải Nam; thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy)
2.7.12. Xã Hải Quang, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 9,38 km2
- Quy mô dân số: 8.030 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 47 người chiếm 0,60%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Hưng, xã Hải Lộc, xã Hải Đông, xã Hải Tây, xã Hải Tân, thị trấn Yên Định
2.7.13. Xã Hải Đông, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 8,96 km2
- Quy mô dân số: 9.812 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 25 người chiếm 0,26%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Tây, xã Hải Quang, xã Hải Lộc, thị trấn Cồn; thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy)
2.7.14. Xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 7,49 km2
- Quy mô dân số: 9.082 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 44 người chiếm 0,49%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Long, xã Hải Tân, xã Hải Xuân, xã Hải Phú, xã Hải Đường, thị trấn Cồn
2.7.15. Xã Hải Tân, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 5,12 km2
- Quy mô dân số: 7.516 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 28 người chiếm 0,38%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Sơn, xã Hải Quang, xã Hải Tây, thị trấn Yên Định, thị trấn Cồn
2.7.16. Xã Hải Phong, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 7,76 km2
- Quy mô dân số: 8.722 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 40 người chiếm 0,46%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Đường, xã Hải Phú, xã Hải Ninh, xã Hải Giang, xã Hải An; xã Trực Thái, xã Trực Thắng (huyện Trực Ninh)
2.7.17. Xã Hải An, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 11,14 km2
- Quy mô dân số: 11.742 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 60 người chiếm 0,51%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Phong, xã Hải Giang; xã Trực Hùng, thị trấn Ninh Cường, xã Trực Cường, xã Trực Thái (huyện Trực Ninh); xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Hưng)
2.7.18. Xã Hải Tây, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 6,34 km2
- Quy mô dân số: 7.956 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 16 người chiếm 0,20%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Cồn, xã Hải Tân, xã Hải Quang, xã Hải Đông
2.7.19. Xã Hải Phú, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 7,39 km2
- Quy mô dân số: 10.371 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 50 người chiếm 0,49%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Xuân, xã Hải Châu, xã Hải Ninh, xã Hải Phong, xã Hải Đường, xã Hải Sơn
2.7.20. Xã Hải Giang, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 6,29 km2
- Quy mô dân số: 6.456 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 17 người chiếm 0,27%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải An, xã Hải Phong, xã Hải Ninh; xã Nghĩa Lạc (huyện Nghĩa Hưng)
2.7.21. Xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 8,84 km2
- Quy mô dân số: 8.111 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 28 người chiếm 0,35%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Giang, xã Hải Phong, xã Hải Phú, xã Hải Châu; xã Nghĩa Lạc, xã Nghĩa Phong (huyện Nghĩa Hưng)
2.7.22. Xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 15,12 km2
- Quy mô dân số: 23.722 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 42 người chiếm 0,18%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Hòa, xã Hải Phú, xã Hải Sơn, thị trấn Cồn, vinh Bắc Bộ
2.7.23. Xã Hải Châu, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 8,81 km2
- Quy mô dân số: 7.537 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 19 người chiếm 0,25%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hải Ninh, xã Hải Phú, xã Hải Hòa, thị trấn Thịnh Long; thị trấn Quỹ Nhất, xã Nghĩa Phong (huyện Nghĩa Hưng)
2.7.24. Xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu
- Diện tích tự nhiên: 8,76 km2
- Quy mô dân số: 9.908 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 29 người chiếm 0,30%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Thịnh Long, xã Hải Châu, xã Hải Xuân
2.8. Huyện Giao Thủy
2.8.1. Thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 7,91 km2
- Quy mô dân số: 11.436 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 52 người chiếm 0,46%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Thịnh, xã Giao Phong; xã Hải Đông, xã Hải Lộc, xã Hải Nam (huyện Hải Hậu)
2.8.2. Thị trấn Giao Thủy, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 17,33 km2
- Quy mô dân số: 36.866 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 187 người chiếm 0,51%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hồng Thuận, xã Bình Hòa, xã Giao Hà, xã Giao Nhân, xã Giao Châu, xã Giao Yến, xã Giao Tân; xã Xuân Vinh, xã Thọ Nghiệp, xã Xuân Phú, xã Xuân Tân (huyện Xuân Trường); tỉnh Thái Bình
2.8.3. Xã Giao Hương, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 9,66 km2
- Quy mô dân số: 8.930 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 43 người chiếm 0,48%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Thiện, xã Giao Thanh, xã Hồng Thuận; tỉnh Thái Bình
2.8.4. Xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 14,55 km2
- Quy mô dân số: 18.357 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 58 người chiếm 0,32%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Hương, xã Giao Thanh, xã Giao Lạc, xã Bình Hòa, thị trấn Giao Thủy; tỉnh Thái Bình
2.8.5. Xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 11,80 km2
- Quy mô dân số: 12.610 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 20 người chiếm 0,16%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Hương, xã Giao An, xã Giao Thanh; tỉnh Thái Bình
2.8.6. Xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 6,28 km2
- Quy mô dân số: 7.721 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 43 người chiếm 0,56%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Hương, xã Giao Thiện, xã Giao An, xã Giao Lạc, xã Hồng Thuận
2.8.7. Xã Bình Hòa, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 6,19 km2
- Quy mô dân số: 9.691 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 46 người chiếm 0,48%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hồng Thuận, xã Giao Lạc, xã Giao Xuân, xã Giao Hà, thị trấn Giao Thủy
2.8.8. Xã Giao Hà, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 6,38 km2
- Quy mô dân số: 11.074 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 61 người chiếm 0,56%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Bình, xã Giao Xuân, xã Giao Hải, xã Giao Nhân, thị trấn Giao Thủy
2.8.9. Xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 6,33 km2
- Quy mô dân số: 9.15 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 22 người chiếm 0,23%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Hà, xã Giao Hải, xã Giao Long, xã Giao Châu, thị trấn Giao Thủy
2.8.10. Xã Giao An, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 8,20 km2
- Quy mô dân số: 11.232 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 53 người chiếm 0,47%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Thiện, xã Giao Thanh, xã Giao Lạc.
2.8.11. Xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 6,87 km2
- Quy mô dân số: 12.118 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 44 người chiếm 0,37%
- Các ĐVHC liền kề: xã Bình Hòa, xã Hồng Thuận, xã Giao Thanh, xã Giao An, xã Giao Xuân
2.8.12. Xã Giao Châu, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 7,83 km2
- Quy mô dân số: 9.552 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 45 người chiếm 0,47%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Nhân, xã Giao Long, xã Bạch Long, xã Giao Yến, thị trấn Giao Thủy
2.8.13. Xã Giao Tân, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 5,09 km2
- Quy mô dân số: 7.769 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 34 người chiếm 0,44%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Yến, xã Giao Thịnh, thị trấn Giao Thủy; xã Xuân Vinh (huyện Xuân Trường)
2.8.14. Xã Giao Yến, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 4,46 km2
- Quy mô dân số: 9.830 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 60 người chiếm 0,61%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Châu, xã Bạch Long, xã Giao Phong, xã Giao Thịnh, xã Giao Tân, thị trấn Giao Thủy
2.8.15. Xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 7,52 km2
- Quy mô dân số: 11.045 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 63 người chiếm 0,57%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Lạc, xã Giao Hà, xã Giao Hải, xã Bình Hòa
2.8.16. Xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 10,31 km2
- Quy mô dân số: 13.211 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 38 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Tân, xã Giao Yến, xã Giao Phong, thị trấn Quất Lâm; xã Hải Nam (huyện Hải Hậu)
2.8.17. Xã Giao Hải, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 5,57 km2
- Quy mô dân số: 7.639 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 46 người chiếm 0,61%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Long, xã Giao Nhân, xã Giao Hà, xã Giao Xuân
2.8.18. Xã Bạch Long, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 10,20 km2
- Quy mô dân số: 9.109 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 43 người chiếm 0,48%
- Các ĐVHC liền kề: xã Giao Phong, xã Giao Yến, xã Giao Châu, xã Giao Long
2.8.19. Xã Giao Long, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 7,58 km2
- Quy mô dân số: 8.718 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 28 người chiếm 0,32%
- Các ĐVHC liền kề: xã Bạch Long, xã Giao Châu, xã Giao Nhân, xã Giao Hải
2.8.20. Xã Giao Phong, huyện Giao Thủy
- Diện tích tự nhiên: 7,59 km2
- Quy mô dân số: 9.130 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 32 người chiếm 0,35%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Quất Lâm, xã Giao Thịnh, xã Giao Yến, xã Bạch Long
2.9. Huyện Nghĩa Hưng
2.9.1. Thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 4,32 km2
- Quy mô dân số: 8.731 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 39 người chiếm 0,46%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Sơn, xã Nghĩa Trung; xã Trực Thuận, xã Trực Hùng (huyện Trực Ninh)
2.9.2. Thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 13,31 km2
- Quy mô dân số: 11.276 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 78 người chiếm 0,70%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nam Điền, xã Nghĩa Hải, xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Lợi, xã Phúc Thắng.
2.9.3. Thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 19,98 km2
- Quy mô dân số: 18.487 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 57 người chiếm 0,31%
- Các ĐVHC liền kề: xã Phúc Thắng, xã Nghĩa Lợi, xã Nghĩa Thành, xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Hùng, xã Nghĩa Phú, xã Nghĩa Phong; xã Hải Châu, thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu); tỉnh Ninh Bình
2.9.4. Xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 20,00 km2
- Quy mô dân số: 21.084 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 100 người chiếm 0,48%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Thái, xã Nghĩa Châu, xã Hoàng Nam; xã Nam Thái, xã Đồng Sơn (huyện Nam Trực); xã Yên Nhân, xã Yên Lộc, xã Yên Phúc (huyện Ý Yên); xã Đại Thắng (huyện Vụ Bản)
2.9.5. Xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 7,70 km2
- Quy mô dân số: 9.969 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 43 người chiếm 0,43%
- Các ĐVHC liền kề: xã Đồng Thịnh, xã Nghĩa Châu, xã Nghĩa Trung; xã Trực Thuận (huyện Trực Ninh); xã Nam Thái (huyện Nam Trực)
2.9.6. Xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 10,45 km2
- Quy mô dân số: 9.804 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 95 người chiếm 0,98%
- Các ĐVHC liền kề: xã Đồng Thịnh, xã Nghĩa Châu; xã Yên Nhân (huyện Ý Yên); tỉnh Ninh Bình
2.9.7. Xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 7,66 km2
- Quy mô dân số: 9.438 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 51 người chiếm 0,54%
- Các ĐVHC liền kề: xã Hoàng Nam, xã Đồng Thịnh, xã Nghĩa Thái, xã Nghĩa Trung; tỉnh Ninh Bình
2.9.8. Xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 6,63 km2
- Quy mô dân số: 10.493 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 46 người chiếm 0,44%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Châu, xã Nghĩa Thái, thị trấn Liễu Đề, xã Nghĩa Sơn; xã Trực Thuận (huyện Trực Ninh); tỉnh Ninh Bình
2.9.9. Xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 15,26 km2
- Quy mô dân số: 18.030 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 42 người chiếm 0,23%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Trung, xã Nghĩa Lạc, thị trấn Liễu Đề; xã Trực Hùng (huyện Trực Ninh); xã Hải An (huyện Hải Hậu); tỉnh Ninh Bình
2.9.10. Xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 11,57 km2
- Quy mô dân số: 10.639 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 27 người chiếm 0,25%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Sơn, xã Nghĩa Phong, xã Nghĩa Hồng; xã Hải Giang, xã Hải Ninh (huyện Hải Hậu); tỉnh Ninh Bình
2.9.11. Xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 8,67 km2
- Quy mô dân số: 9.644 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 32 người chiếm 0,33%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Lạc, xã Nghĩa Phong, xã Nghĩa Phú; tỉnh Ninh Bình
2.9.12. Xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 9,61 km2
- Quy mô dân số: 8.593 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 45 người chiếm 0,53%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Lạc, xã Nghĩa Hồng, xã Nghĩa Phú, thị trấn Quỹ Nhất; xã Hải Ninh, xã Hải Châu (huyện Hải Hậu)
2.9.13. Xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 10,93 km2
- Quy mô dân số: 9.978 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 49 người chiếm 0,49%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Hồng, xã Nghĩa Phong, thị trấn Quỹ Nhất; tỉnh Ninh Bình
2.9.14. Xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 7,85 km2
- Quy mô dân số: 8.015 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 23 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Quỹ Nhất, xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Hải; tỉnh Ninh Bình
2.9.15. Xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 6,02 km2
- Quy mô dân số: 7.309 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 40 người chiếm 0,29%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Quỹ Nhất, xã Nghĩa Thành, xã Nghĩa Lợi, thị trấn Rạng Đông, xã Nghĩa Hải, xã Nghĩa Hùng
2.9.16. Xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 7,27 km2
- Quy mô dân số: 8.232 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 47 người chiếm 0,57%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Quỹ Nhất, xã Nghĩa Lợi, xã Nghĩa Lâm
2.9.17. Xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 11,89 km2
- Quy mô dân số: 11.013 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 47 người chiếm 0,43%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Quỹ Nhất, xã Nghĩa Lợi, thị trấn Rạng Đông; thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu)
2.9.18. Xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 5,45 km2
- Quy mô dân số: 6.265 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 20 người chiếm 0,32%
- Các ĐVHC liền kề: thị trấn Quỹ Nhất, xã Phúc Thắng, thị trấn Rạng Đông, xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Thành
2.9.19. Xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 14,24 km2
- Quy mô dân số: 15.635 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 67 người chiếm 0,43%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Hùng, xã Nghĩa Lâm, thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền; tỉnh Ninh Bình
2.9.20. Xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng
- Diện tích tự nhiên: 7,20 km2
- Quy mô dân số: 8.667 người
- Số dân là người dân tộc thiểu số: 50 người chiếm 0,58%
- Các ĐVHC liền kề: xã Nghĩa Hải, thị trấn Rạng Đông; tỉnh Ninh Bình
3. Số lượng ĐVHC cấp xã không thực hiện sắp xếp: Không.
Phần III
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
I. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Nam Định
1.1. Thành lập phường Nam Định trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Quang Trung (có diện tích tự nhiên là 1,57 km2, quy mô dân số là 41.836 người); phường Vị Xuyên (có diện tích tự nhiên là 1,89 km2, quy mô dân số là 30.357 người); phường Lộc Vượng (có diện tích tự nhiên là 4,47 km2, quy mô dân số là 18.441 người); phường Cửa Bắc (có diện tích tự nhiên là 1,37 km2, quy mô dân số là 30.845 người); phường Trần Hưng Đạo (có diện tích tự nhiên là 0,96 km2, quy mô dân số là 20.837 người); phường Năng Tĩnh (có diện tích tự nhiên là 2,06 km2, quy mô dân số là 30.429 người); phường Cửa Nam (có diện tích tự nhiên là 1,41 km2, quy mô dân số là 6.503 người) và xã Mỹ Phúc (có diện tích tự nhiên là 6,18 km2, quy mô dân số là 9.503 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Nam Định có diện tích tự nhiên 19,91 km2 (đạt 362,00% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 188.751 người (đạt 898,81% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Thiên Trường, Đông A, Vị Khê, Trường Thi, Hồng Quang và tỉnh Hà Nam.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND thành phố Nam Định.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Các phường, xã: Quang Trung, Vị Xuyên, Lộc Vượng, Cửa Bắc, Trần Hưng Đạo, Năng Tĩnh, Cửa Nam, Mỹ Phúc phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
1.2. Thành lập phường Thiên Trường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Mỹ Tân (có diện tích tự nhiên là 10,28 km2, quy mô dân số là 12.418 người); xã Mỹ Trung (có diện tích tự nhiên là 6,85 km2, quy mô dân số là 6.033 người) và phường Lộc Hạ (có diện tích tự nhiên là 3,40 km2, quy mô dân số là 12.580 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Thiên Trường có diện tích tự nhiên 20,53 km2 (đạt 373,27% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 31.031 người (đạt 147,77% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Nam Định, Vị Khê và các tỉnh Hà Nam, Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND phường Lộc Hạ.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Mỹ Tân, xã Mỹ Trung và phường Lộc Hạ phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
1.3. Thành lập phường Đông A trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Lộc Hòa (có diện tích tự nhiên là 6,43 km2, quy mô dân số là 12.788 người); xã Mỹ Thắng (có diện tích tự nhiên là 7,47 km2, quy mô dân số là 9.954 người) và xã Mỹ Hà (có diện tích tự nhiên là 8,17 km2, quy mô dân số là 9.060 người) thành ĐVHC đô thị cấp xã mới.
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Đông A có diện tích tự nhiên 22,07 km2 (đạt 401,27% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 31.802 người (đạt 151,44% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Nam Định, Mỹ Lộc, Thành Nam, Trường Thi và tỉnh Hà Nam.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND phường Lộc Hòa.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Phường Lộc Hòa, xã Mỹ Thắng và xã Mỹ Hà phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
1.4. Thành lập phường Vị Khê trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nam Phong (có diện tích tự nhiên là 6,58 km2, quy mô dân số là 9.253 người) và xã Nam Điền thuộc huyện Nam Trực (có diện tích tự nhiên là 18,69 km2, quy mô dân số là 26.957 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Vị Khê có diện tích tự nhiên 25,27 km2 (đạt 459,45% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 36.210 người (đạt 172,43% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Nam Định, Thiên Trường, Hồng Quang, xã Nam Hồng và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND xã Nam Điền.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Phường Nam Phong và xã Nam Điền phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
1.5. Thành lập phường Thành Nam trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Mỹ Xá (có diện tích tự nhiên là 6,22 km2, quy mô dân số là 22.203 người) và xã Đại An thuộc huyện Vụ Bản (có diện tích tự nhiên là 9,81 km2, quy mô dân số là 8.627 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Thành Nam có diện tích tự nhiên 16,03 km2 (đạt 291,45% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 30.830 người (đạt 146,81% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Đông A, Mỹ Lộc, Trường Thi và xã Hiển Khánh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND phường Mỹ Xá.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Phường Mỹ Xá và xã Đại An phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
1.6. Thành lập phường Trường Thi trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Trường Thi (có diện tích tự nhiên là 4,44 km2, quy mô dân số là 37.109 người) và xã Thành Lợi thuộc huyện Vụ Bản (có diện tích tự nhiên là 27,06 km2, quy mô dân số là 32.879 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Trường Thi có diện tích tự nhiên 31,50 km2 (đạt 572,73% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 69.988 người (đạt 333,28% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Nam Định, Đông A, Thành Nam, Hồng Quang và các xã Hiển Khánh, Vụ Bản, Liên Minh, Nam Trực.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND xã Thành Lợi.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Phường Trường Thi và xã Thành Lợi phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
1.7. Thành lập phường Hồng Quang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nam Vân (có diện tích tự nhiên là 5,62 km2, quy mô dân số là 7.706 người); xã Nghĩa An thuộc huyện Nam Trực (có diện tích tự nhiên là 11,32 km2, quy mô dân số là 12.285 người) và xã Hồng Quang thuộc huyện Nam Trực (có diện tích tự nhiên là 10,59 km2, quy mô dân số là 15.793 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Hồng Quang có diện tích tự nhiên 27,53 km2 (đạt 500,55% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 35.784 người (đạt 170,40% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Nam Định, Trường Thi, Vị Khê và các xã Nam Trực, Nam Hồng.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND xã Hồng Quang.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Các phường Nam Vân, xã Nghĩa An và xã Hồng Quang phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
1.8. Thành lập phường Mỹ Lộc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Mỹ Thuận (có diện tích tự nhiên là 8,65 km2, quy mô dân số là 7.961 người); xã Mỹ Lộc (có diện tích tự nhiên là 16,92 km2, quy mô dân số là 16.081 người) và phường Hưng Lộc (có diện tích tự nhiên là 9,97 km2, quy mô dân số là 14.026 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Phường Mỹ Lộc có diện tích tự nhiên 35,54 km2 (đạt 646,18% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 38.068 người (đạt 181,28% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Đông A, Thành Nam, các xã: Minh Tân, Hiển Khánh và tỉnh Hà Nam.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: Dự kiến sử dụng trụ sở làm việc của UBND huyện Mỹ Lộc.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Lộc và phường Hưng Lộc phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Nam Trực
Theo phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Nam Định, 03 xã: Nam Điền, Hồng Quang, Nghĩa An nhập với các phường của thành phố Nam Định. Phương án sắp xếp 15 ĐVHC cấp xã còn lại như sau:
2.1. Thành lập xã Nam Trực trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nam Cường (có diện tích tự nhiên là 7,63 km2; quy mô dân số là 10.529 người); thị trấn Nam Giang (có diện tích tự nhiên là 7,02 km2, quy mô dân số là 21.161 người) và xã Nam Hùng (có diện tích tự nhiên là 5,82 km2, quy mô dân số là 8.132 người)
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Nam Trực có diện tích tự nhiên là 20,47 km2 (đạt 97,48% so với quy định), quy mô dân số là 39.822 người (đạt 248,89% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Hồng Quang, Trường Thi và các xã: Nam Minh, Nam Ninh, Liên Minh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nam Trực.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở)
Xã Nam Cường, thị trấn Nam Giang và xã Nam Hùng phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
2.2. Thành lập xã Nam Minh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nam Dương (có diện tích tự nhiên là 6,08 km2, quy mô dân số là 12.006 người); xã Bình Minh (có diện tích tự nhiên là 9,09 km2, quy mô dân số là 12.206 người) và xã Nam Tiến (có diện tích tự nhiên là 9,62 km2, quy mô dân số là 13.909 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Nam Minh có diện tích tự nhiên là 24,79 km2 (đạt 118,05% so với quy định), quy mô dân số là 38.121 người (đạt 238,26% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Nam Trực, Nam Đồng, Nam Ninh, Liên Minh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của xã Bình Minh.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở)
Xã Nam Dương, xã Bình Minh và xã Nam Tiến phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
2.3. Thành lập xã Nam Đồng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đồng Sơn (có diện tích tự nhiên là 14,98 km2, quy mô dân số là 17.193 người) và xã Nam Thái (có diện tích tự nhiên là 8,44 km2, quy mô dân số là 11.155 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Nam Đồng có diện tích tự nhiên là 23,42 km2 (đạt 111,52% so với quy định), quy mô dân số là 28.348 người (đạt 177,18% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Nam Minh, Liên Minh, Đồng Thịnh, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Quang Hưng.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của xã Đồng Sơn.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở)
Xã Đồng Sơn và xã Nam Thái phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
2.4. Thành lập xã Nam Ninh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nam Hoa (có diện tích tự nhiên là 4,36 km2, quy mô dân số là 7.224 người); xã Nam Lợi (có diện tích tự nhiên là 7,72 km2, quy mô dân số là 10.292 người); xã Nam Hải (có diện tích tự nhiên là 6,46 km2, quy mô dân số là 6.590 người) và xã Nam Thanh (có diện tích tự nhiên là 7,26 km2, quy mô dân số là 13.562 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Nam Ninh có diện tích tự nhiên là 25,80 km2 (đạt 122,86% so với quy định), quy mô dân số là 37.668 người (đạt 235,43% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp phường Hồng Quang và các xã Nam Trực, Nam Minh, Nam Hồng, Cổ Lễ, Cát Thành, Trực Ninh và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của xã Nam Thanh.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở)
Xã Nam Hoa, xã Nam Lợi, xã Nam Hải và xã Nam Thanh phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
2.5. Thành lập xã Nam Hồng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên quy mô dân số của xã Tân Thịnh (có diện tích tự nhiên là 11,15 km2, quy mô dân số là 12.062 người); xã Nam Thắng (có diện tích tự nhiên là 9,52 km2, quy mô dân số là 8.807 người) và xã Nam Hồng (có diện tích tự nhiên là 8,14 km2, quy mô dân số là 10.954 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Nam Hồng có diện tích tự nhiên là 28,81 km2 (đạt 137,19% so với quy định), quy mô dân số là 31.823 người (đạt 198,89% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Vị Khê, Hồng Quang, xã Nam Ninh và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của xã Tân Thịnh.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở)
Xã Tân Thịnh, Nam Thắng và xã Nam Hồng phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
3. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Vụ Bản
Theo phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Nam Định, 02 xã: Thành Lợi, Đại An nhập với các phường của thành phố Nam Định. Phương án sắp xếp 12 ĐVHC cấp xã còn lại như sau:
3.1. Thành lập xã Minh Tân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Minh Tân (có diện tích tự nhiên là 25,84 km2; quy mô dân số là 23.469 người) và xã Cộng Hòa (có diện tích tự nhiên là 7,25 km2, quy mô dân số là 6.496 người).
a) Kết quả sau sắp xếp:
- Xã Minh Tân có diện tích tự nhiên là 33,09 km2 (đạt 157,57% so với quy định), Quy mô dân số là 29.965 người (đạt 187,28% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp phường Mỹ Lộc và các xã Hiển Khánh, Vụ Bản, Vũ Dương, Tân Minh và tỉnh Hà Nam.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Minh Tân (hiện nay).
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Minh Tân và xã Cộng Hòa phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
3.2. Thành lập xã Hiển Khánh trên cơ sở nhập nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hiển Khánh (có diện tích tự nhiên là 12,06 km2, quy mô dân số là 9.104 người); xã Hợp Hưng (có diện tích tự nhiên là 8,59 km2, quy mô dân số là 7.218 người); xã Trung Thành (có diện tích tự nhiên là 4,75 km2, quy mô dân số là 6.618 người) và xã Quang Trung (có diện tích tự nhiên là 4,84 km2, quy mô dân số là 7.025 người).
a) Kết quả sau sắp xếp:
- Xã Hiển Khánh có diện tích tự nhiên là 30,24 km2 (đạt 144,00% so với quy định), quy mô dân số là 29.965 người (đạt 187,28% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các phường Thành Nam, Trường Thi, Mỹ Lộc và các xã Minh Tân, Vụ Bản.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Hợp Hưng.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Hiển Khánh, xã Hợp Hưng, xã Trung Thành và xã Quang Trung phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
3.3. Thành lập xã Vụ Bản trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Kim Thái (có diện tích tự nhiên là 9,82 km2, quy mô dân số là 10.782 người); thị trấn Gôi (có diện tích tự nhiên là 4,76 km2, quy mô dân số là 8.903 người) và xã Tam Thanh (có diện tích tự nhiên là 6,98 km2, quy mô dân số là 6.990 người).
a) Kết quả sau sắp xếp:
- Xã Vụ Bản có diện tích tự nhiên là 21,56 km2 (đạt 102,67% so với quy định), quy mô dân số là 26.675 người (đạt 166,72% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp phường Trường Thi và các xã Minh Tân, Hiển Khánh, Liên Minh, Vạn Thắng, Vũ Dương.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Vụ Bản (hiện nay).
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Kim Thái, thị trấn Gôi và xã Tam Thanh phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
3.4. Thành lập xã Liên Minh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã: xã Liên Minh (có diện tích tự nhiên là 10,58 km2, quy mô dân số là 11.580 người); xã Vĩnh Hào (có diện tích tự nhiên là 6,48 km2, quy mô dân số là 6.924 người) và xã Đại Thắng (có diện tích tự nhiên là 13,99 km2, quy mô dân số là 11.321 người).
a) Kết quả sau sắp xếp:
- Xã Liên Minh có diện tích tự nhiên là 31,05 km2 (đạt 147,86% so với quy định), quy mô dân số là 29.825 người (đạt 186,41% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp phường Trường Thi và các xã Vụ Bản, Yên Cường, Vạn Thắng, Nam Trực, Nam Minh, Nam Đồng, Đồng Thịnh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Đại Thắng.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Liên Minh, xã Vĩnh Hào và xã Đại Thắng phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
4. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Ý Yên
4.1. Thành lập xã Ý Yên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Lâm (có diện tích tự nhiên là 6,86 km2, quy mô dân số là 17.109 người); xã Yên Phong (có diện tích tự nhiên là 8.73 km2, quy mô dân số là 7.709 người); xã Yên Khánh (có diện tích tự nhiên là 6,22 km2, quy mô dân số là 6.412 người) và xã Hồng Quang (có diện tích tự nhiên là 24,92 km2, quy mô dân số là 22.189 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Ý Yên có diện tích tự nhiên là 46,73 km2 (đạt 222,52% so với quy định), quy mô dân số là 53.419 người (đạt 333,87% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Yên Đồng, Vạn Thắng, Vũ Dương, Phong Doanh và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Ý Yên.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Thị trấn Lâm, xã Yên Phong, xã Yên Khánh và xã Hồng Quang phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
4.2. Thành lập xã Yên Đồng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Yên Trị (có diện tích tự nhiên là 12,07 km2, quy mô dân số là 14.621 người); xã Yên Đồng (có diện tích tự nhiên là 10,89 km2, quy mô dân số là 14.473 người) và xã Yên Khang (có diện tích tự nhiên là 7,57 km2, quy mô dân số là 6.804 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Yên Đồng có diện tích tự nhiên là 30,53 km2 (đạt 145,38% so với quy định), quy mô dân số là 35.898 người (đạt 224,36% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Ý Yên, Yên Cường, Vạn Thắng và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Yên Đồng.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Yên Trị, xã Yên Đồng và xã Yên Khang phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
4.3. Thành lập xã Yên Cường trên cơ sở nhập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Yên Nhân (có diện tích tự nhiên là 8,78 km2, quy mô dân số là 11.994 người); xã Yên Cường (có diện tích tự nhiên là 8,26 km2, quy mô dân số là 10.598 người); xã Yên Lộc (có diện tích tự nhiên là 7,47 km2, quy mô dân số là 10.968 người) và xã Yên Phúc (có diện tích tự nhiên là 7,93 km2, quy mô dân số là 9.250 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Yên Cường có diện tích tự nhiên là 32,44 km2 (đạt 154,48% so với quy định), quy mô dân số là 42.810 người (đạt 267,56% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Yên Đồng, Vạn Thắng, Liên Minh, Đồng Thịnh và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Yên Cường hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Yên Nhân, xã Yên Cường, xã Yên Lộc và xã Yên Phúc phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
4.4. Thành lập xã Vạn Thắng trên cơ sở nhập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Yên Tiến (có diện tích tự nhiên là 9,05 km2, quy mô dân số là 14.649 người); xã Yên Thắng (có diện tích tự nhiên là 8,79 km2, quy mô dân số là 13.107 là người) và xã Yên Lương (có diện tích tự nhiên là 8,38 km2, quy mô dân số là 8.051 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Vạn Thắng có diện tích tự nhiên là 26,22 km2 (đạt 124,86% so với quy định), quy mô dân số là 35.807 người (đạt 223,79% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Ý Yên, Yên Đồng, Yên Cường, Vũ Dương, Vụ Bản, Liên Minh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Yên Thắng.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Yên Tiến, xã Yên Thắng và xã Yên Lương phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
4.5. Thành lập xã Vũ Dương trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Yên Bình (có diện tích tự nhiên là 8,91 km2, quy mô dân số là 9.281 người); xã Yên Mỹ (có diện tích tự nhiên là 6,07 km2, quy mô dân số là 6.437 người); xã Yên Dương (có diện tích tự nhiên là 7,12 km2, quy mô dân số là 9.672 người) và xã Yên Ninh (có diện tích tự nhiên là 8,49 km2, quy mô dân số là 14.039 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Vũ Dương có diện tích tự nhiên là 30,59 km2 (đạt 145,67% so với quy định), quy mô dân số là 39.429 người (đạt 246,43% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Ý Yên, Vạn Thắng, Tân Minh, Phong Doanh, Minh Tân, Vụ Bản.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Yên Dương.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Yên Bình, xã Yên Mỹ, xã Yên Dương và xã Yên Ninh phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
4.6. Thành lập xã Tân Minh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Minh (có diện tích tự nhiên là 23,90 km2, quy mô dân số là 18.545 người) và xã Trung Nghĩa (có diện tích tự nhiên là 20,75 km2, quy mô dân số là 16.392 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Tân Minh có diện tích tự nhiên là 44,65 km2 (đạt 212,62% so với quy định), quy mô dân số là 34.937 người (đạt 218,36% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Vũ Dương, Phong Doanh, Minh Tân và tỉnh Hà Nam.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Tân Minh hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Tân Minh và xã Trung Nghĩa phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
4.7. Thành lập xã Phong Doanh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phú Hưng (có diện tích tự nhiên là 19,19 km2, quy mô dân số là 19.844 người); xã Yên Thọ (có diện tích tự nhiên là 7,32 km2, quy mô dân số là 9.220 người) và xã Yên Chính (có diện tích tự nhiên là 8,47 km2, quy mô dân số là 8.167 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Phong Doanh có diện tích tự nhiên là 34,98 km2 (đạt 166,57% so với quy định), quy mô dân số là 37.231 người (đạt 232,69% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Ý Yên, Vũ Dương, Tân Minh và các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Yên Chính.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Phú Hưng, xã Yên Thọ và xã Yên Chính phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
5. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Trực Ninh
5.1. Thành lập xã Cổ Lễ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cổ Lễ (có diện tích tự nhiên là 4,96 km2, quy mô dân số là 13.891 người); xã Trung Đông (có diện tích tự nhiên là 7,62 km2, quy mô dân số là 18.654 người) và xã Trực Tuấn (có diện tích tự nhiên là 5,75 km2, quy mô dân số là 7.618 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Cổ Lễ có diện tích tự nhiên là 18,33 km2 (đạt 87,29% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 40.163 người (đạt 251,02% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Ninh Giang, Cát Thành, Trực Ninh và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của Trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Trực Ninh.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Trung Đông, thị trấn Cổ Lễ và xã Trực Tuấn phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
5.2. Thành lập xã Ninh Giang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Trực Chính (có diện tích tự nhiên là 5,76 km2, quy mô dân số là 6.473 người); xã Phương Định (có diện tích tự nhiên là 9,52 km2, quy mô dân số là 18.656 người) và xã Liêm Hải (có diện tích tự nhiên là 8,41 km2, quy mô dân số là 13.616 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Ninh Giang có diện tích tự nhiên là 23,69 km2 (đạt 112,81% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 38.745 người (đạt 242,16% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Cổ Lễ, Cát Thành, Xuân Trường, Xuân Hồng và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Liêm Hải.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Trực Chính, xã Phương Định và xã Liêm Hải phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
5.3. Thành lập xã Cát Thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cát Thành (có diện tích tự nhiên là 8,26 km2, quy mô dân số là 16.935 người); xã Việt Hùng (có diện tích tự nhiên là 8,77 km2, quy mô dân số là 12.630 người) và xã Trực Đạo (có diện tích tự nhiên là 6,04 km2, quy mô dân số là 9.470 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Cát Thành có diện tích tự nhiên là 23,07 km2 (đạt 109,86% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 39.035 người (đạt 243,97% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Cổ Lễ, Ninh Giang, Trực Ninh, Nam Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu, Hải Anh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND thị trấn Cát Thành.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Việt Hùng, thị trấn Cát Thành và xã Trực Đạo phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
5.4. Thành lập xã Trực Ninh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Trực Thanh (có diện tích tự nhiên là 5,61 km2, quy mô dân số là 6.376 người); xã Trực Nội (có diện tích tự nhiên 6,01 là km2, quy mô dân số là 6.283 người) và xã Trực Hưng (có diện tích tự nhiên là 5,64 km2, quy mô dân số là 5.794 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Trực Ninh có diện tích tự nhiên là 17,26 km2 (đạt 82,19% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 18.453 người (đạt 115,33% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Cát Thành, Quang Hưng, Minh Thái, Hải Anh, Nam Minh, Nam Đồng, Nam Ninh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Trực Nội.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Trực Thanh, xã Trực Nội và xã Trực Hưng phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
5.5. Thành lập xã Quang Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Trực Khang (có diện tích tự nhiên là 4,82 km2, quy mô dân số là 5.741 người); xã Trực Mỹ (có diện tích tự nhiên là 5,40 km2, quy mô dân số là 5.965 người) và xã Trực Thuận (có diện tích tự nhiên là 5,67 km2, quy mô dân số là 8.995 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Quang Hưng có diện tích tự nhiên là 15,89 km2 (đạt 75,67% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 20.701 người (đạt 129,38% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Trực Ninh, Minh Thái, Ninh Cường, Nghĩa Hưng, Nam Đồng.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Trực Khang.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Trực Khang, xã Trực Mỹ và xã Trực Thuận phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
5.6. Thành lập xã Minh Thái trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Trực Đại (có diện tích tự nhiên là 9,24 km2, quy mô dân số là 14.813 người); xã Trực Thái (có diện tích tự nhiên là 8,26 km2, quy mô dân số là 9.313 người) và xã Trực Thắng (có diện tích tự nhiên là 5,94 km2, quy mô dân số là 9.204 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Minh Thái có diện tích tự nhiên là 23,44 km2 (đạt 111,62% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 33.330 người (đạt 208,31% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Trực Ninh, Quang Hưng, Ninh Cường, Hải Anh, Hải An.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Trực Đại.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Trực Đại, xã Trực Thắng và xã Trực Thái phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
5.7. Thành lập xã Ninh Cường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Ninh Cường (có diện tích tự nhiên là 7,42 km2, quy mô dân số là 10.741 người); xã Trực Cường (có diện tích tự nhiên là 7,49 km2, quy mô dân số là 9.846 người) và xã Trực Hùng (có diện tích tự nhiên là 7,37 km2, quy mô dân số là 12.300 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Ninh Cường có diện tích tự nhiên là 22,28 km2 (đạt 106,10% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 32.887 người (đạt 205,54% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Quang Hưng, Minh Thái, Hải An, Nghĩa Hưng, Nghĩa Sơn.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Ninh Cường: Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND thị trấn Ninh Cường hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Trực Cường, thị trấn Ninh Cường và xã Trực Hùng phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
6. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Xuân Trường
6.1. Thành lập xã Xuân Trường trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Xuân Phúc (có diện tích tự nhiên là 12,47 km2, quy mô dân số là 34.736 người); xã Xuân Ninh (có diện tích tự nhiên là 9,62 km2, quy mô dân số là 18.136 người); xã Xuân Ngọc (có diện tích tự nhiên là 4,79 km2, quy mô dân số là 9.141 người) và Thị trấn Xuân Trường (có diện tích tự nhiên là 6,41 km2, quy mô dân số là 9.643 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Trường có diện tích tự nhiên là 33,29 km2 (đạt 158,52% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 71.656 người (đạt 447,85% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Xuân Hưng, Xuân Giang, Xuân Hồng, Ninh Giang, Cát Thành, Hải Hậu, Hải Hưng.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của Trụ sở HĐND - UBND huyện Xuân Trường.
b) Cơ sở và lý do sắp xếp ĐVHC:
Xã Xuân Phúc, xã Xuân Ninh, xã Xuân Ngọc và thị trấn Xuân Trường phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
6.2. Thành lập xã Xuân Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Xuân Vinh (có diện tích tự nhiên là 7,86 km2, quy mô dân số là 12.954 người); xã Trà Lũ (có diện tích tự nhiên là 8,23 km2, quy mô dân số là 25.524 người) và xã Thọ Nghiệp (có diện tích tự nhiên là 7,08 km2, quy mô dân số là 15.061 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Hưng có diện tích tự nhiên là 23,17 km2 (đạt 110,33% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 53.539 người (đạt 334,62% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Xuân Trường, Xuân Giang, Giao Thủy, Giao Bình, Giao Ninh, Hải Hưng.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Trà Lũ.
b) Cơ sở và lý do sắp xếp ĐVHC:
Xã Thọ Nghiệp, xã Xuân Vinh và xã Trà Lũ phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
6.3. Thành lập xã Xuân Giang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Xuân Giang (có diện tích tự nhiên là 14,79 km2, quy mô dân số là 25.043 người); xã Xuân Tân (có diện tích tự nhiên là 10,01 km2, quy mô dân số là 8.683 người) và xã Xuân Phú (có diện tích tự nhiên là 7,24 km2, quy mô dân số là 12.327 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Giang có diện tích tự nhiên là 32,04 km2 (đạt 152,57% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 46.053 người (đạt 287,83% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Xuân Trường, Xuân Hưng, Xuân Hồng, Giao Thủy và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Xuân Giang hiện nay.
b) Cơ sở và lý do sắp xếp ĐVHC:
Xã Xuân Giang, xã Xuân Tân và xã Xuân Phú phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
6.4. Thành lập xã Xuân Hồng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Xuân Châu (có diện tích tự nhiên là 6,24 km2, quy mô dân số là 6.747 người); xã Xuân Thành (có diện tích tự nhiên là 5,14 km2, quy mô dân số là 6.473 người); xã Xuân Hồng (có diện tích tự nhiên là 11,92 km2, quy mô dân số là 20.574 người) và xã Xuân Thượng (có diện tích tự nhiên là 4,31 km2, quy mô dân số là 6.904 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Xuân Hồng có diện tích tự nhiên là 27,61 km2 (đạt 131,48% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số: 40.698 người (đạt 254,36% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Xuân Trường, Xuân Giang, Ninh Giang và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Xuân Hồng hiện nay.
b) Cơ sở và lý do sắp xếp ĐVHC:
Xã Xuân Châu, xã Xuân Thượng, xã Xuân Hồng và xã Xuân Thành phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
7. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Hải Hậu
7.1. Thành lập xã Hải Hậu trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Yên Định (có diện tích tự nhiên là 10,82 km2, quy mô dân số là 23.408 người); xã Hải Trung (có diện tích tự nhiên là 7,16 km2, quy mô dân số là 13.592 người) và xã Hải Long (có diện tích tự nhiên là 5,89 km2, quy mô dân số là 8.227 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hải Hậu có diện tích tự nhiên là 23,87 km2 (đạt 113,67% so với quy định), quy mô dân số là 45.227 người (đạt 282,67% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hải Anh, Hải Tiến, Hải Hưng, Hải Quang, Xuân Trường, Cát Thành.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Hải Hậu.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Thị trấn Yên Định, xã Hải Trung và xã Hải Long phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
7.2. Thành lập xã Hải Anh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hải Anh (có diện tích tự nhiên là 6,85 km2, quy mô dân số là 15.271 người); xã Hải Minh (có diện tích tự nhiên là 8,77 km2, quy mô dân số là 21.064 người) và xã Hải Đường (có diện tích tự nhiên là 10,51 km2, quy mô dân số là 14.911 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hải Anh có diện tích tự nhiên là 26,13 km2 (đạt 124,43% so với quy định), quy mô dân số là 51.246 người (đạt 320,29% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hải Hậu, xã Hải Tiến, Hải An, Hải Xuân, Cát Thành, Trực Ninh, Minh Thái.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Hải Anh hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hải Anh, xã Hải Minh, xã Hải Đường phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
7.3. Thành lập xã Hải Tiến trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Cồn (có diện tích tự nhiên là 11,58 km2, quy mô dân số là 28.130 người); xã Hải Sơn (có diện tích tự nhiên là 7,49 km2, quy mô dân số là 9.082 người) và xã Hải Tân (có diện tích tự nhiên là 5,12 km2 quy mô dân số là 7.516 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hải Tiến có diện tích tự nhiên là 24,19 km2 (đạt 115,19% so với quy định), quy mô dân số là 44.728 người (đạt 279,55% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hải Hậu, Hải Anh, Hải Quang, Hải Xuân.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND thị trấn Cồn.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hải Sơn, thị trấn Cồn và xã Hải Tân phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
7.4. Thành lập xã Hải Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hải Nam (có diện tích tự nhiên là 17,67 km2, quy mô dân số là 28.742 người); xã Hải Hưng (có diện tích tự nhiên là 15,03 km2, quy mô dân số là 28.069 người) và xã Hải Lộc (có diện tích tự nhiên là 7,19 km2, quy mô dân số là 8.107 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hải Hưng có diện tích tự nhiên là 39,89 km2 (đạt 189,95% so với quy định), quy mô dân số là 64.918 người (đạt 405,74% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hải Hậu, Hải Quang, Xuân Trường, Xuân Hưng, Giao Ninh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Hải Hưng hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hải Nam, xã Hải Hưng và xã Hải Lộc phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
7.5. Thành lập xã Hải An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hải An (có diện tích tự nhiên là 11,14 km2, quy mô dân số là 11.742 người); xã Hải Phong (có diện tích tự nhiên là 7,76 km2, quy mô dân số là 8.722 người) và xã Hải Giang (có diện tích tự nhiên là 6,29 km2, quy mô dân số là 6.456 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hải An có diện tích tự nhiên là 25,19 km2 (đạt 119,95% so với quy định), quy mô dân số là 26.920 người (đạt 168,25% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hải Anh, Hải Xuân, Hải Thịnh, Minh Thái, Ninh Cường, Nghĩa Sơn.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Hải Phong.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hải An, xã Hải Phong và xã Hải Giang phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
7.6. Thành lập xã Hải Quang trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hải Quang (có diện tích tự nhiên là 9,38 km2, quy mô dân số là 8.030 người); xã Hải Đông (có diện tích tự nhiên là 8,96 km2, quy mô dân số là 9.812 người) và xã Hải Tây (có diện tích tự nhiên là 6,34 km2, quy mô dân số là 7.956 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hải Quang có diện tích tự nhiên là 24,68 km2 (đạt 117,52% so với quy định), quy mô dân số là 25.798 người (đạt 161,24% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hải Hậu, Hải Tiến, Hải Hưng, Giao Ninh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Hải Tây.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hải Quang, xã Hải Đông và xã Hải Tây phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
7.7. Thành lập xã Hải Xuân trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hải Xuân (có diện tích tự nhiên là 15,12 km2, quy mô dân số là 23.722 người); xã Hải Phú (có diện tích tự nhiên là 7,39 km2, quy mô dân số là 10.371 người) và xã Hải Hòa (có diện tích tự nhiên là 8,76 km2, quy mô dân số là 9.908 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hải Xuân có diện tích tự nhiên là 31,27 km2 (đạt 148,90% so với quy định), quy mô dân số là 44.001 người (đạt 275,01% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hải Anh, Hải Tiến, Hải An, Hải Thịnh.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Hải Xuân hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hải Xuân, xã Hải Phú và xã Hải Hòa phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
7.8. Thành lập xã Hải Thịnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hải Châu (có diện tích tự nhiên là 8,81 km2, quy mô dân số là 7.537 người); thị trấn Thịnh Long (có diện tích tự nhiên là 15,27 km2, quy mô dân số là 17.873 người) và xã Hải Ninh (có diện tích tự nhiên là 8,84 km2, quy mô dân số là 8.111 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hải Thịnh có diện tích tự nhiên là 32,92 km2 (đạt 156,76% so với quy định), quy mô dân số là 33.521 người (đạt 209,51% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hải An, Hải Xuân, Nghĩa Sơn, Hồng Phong, Quỹ Nhất, Rạng Đông.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND thị trấn Thịnh Long.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hải Châu, thị trấn Thịnh Long và xã Hải Ninh phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
8. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Giao Thủy
8.1. Thành lập xã Giao Minh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Giao Thiện (có diện tích tự nhiên là 11,80 km2, quy mô dân số là 12.610 người); xã Giao Hương (có diện tích tự nhiên là 9,66 km2, quy mô dân số là 8.930 người) và xã Giao Thanh (có diện tích tự nhiên là 6,28 km2, quy mô dân số là 7.721 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Giao Minh có diện tích tự nhiên là 27,74 km2 (đạt 132,10% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 29.261 người (đạt 182,88% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp xã Giao Hòa và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Giao Thiện hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Giao Thiện, xã Giao Hương và xã Giao Thanh phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
8.2. Thành lập xã Giao Hòa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hồng Thuận (có diện tích tự nhiên là 14,55 km2, quy mô dân số là 18.367 người); xã Giao An (có diện tích tự nhiên là 8,20 km2, quy mô dân số là 11.232 người) và xã Giao Lạc (có diện tích tự nhiên là 6,87 km2, quy mô dân số là 12.118 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Giao Hòa có diện tích tự nhiên là 29,62 km2 (đạt 141,05% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 41.717 người (đạt 260,73% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Giao Minh, Giao Thủy, Giao Phúc và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Giao Lạc.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Hồng Thuận, xã Giao An và xã Giao Lạc phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
8.3. Thành lập xã Giao Thủy trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Giao Thủy (có diện tích 17,33 km2, quy mô dân số là 36.866 người) và xã Bình Hòa (có diện tích tự nhiên là 6,19 km2, quy mô dân số là 9.691 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Giao Thủy có diện tích tự nhiên là 23,52 km2 (đạt 112,00 % so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 46.557 người (đạt 290,98% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Giao Hòa, Giao Phúc, Giao Hưng, Giao Bình, Xuân Hưng, Xuân Giang và tỉnh Thái Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Giao Thủy.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Thị trấn Giao Thủy và xã Bình Hòa phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
8.4. Thành lập xã Giao Phúc trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Giao Xuân (có diện tích tự nhiên là 7,52 km2, quy mô dân số là 11.045 người); xã Giao Hà (có diện tích tự nhiên là 6,38 km2, quy mô dân số là 11.074 người) và xã Giao Hải (có diện tích tự nhiên là 5,57 km2, quy mô dân số là 7.639 người)
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Giao Phúc có diện tích tự nhiên là 19,47 km2 (đạt 92,71% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 29.758 người (đạt 185,99% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Giao Hòa, Giao Thủy, Giao Hưng.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Giao Hải.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Giao Xuân, xã Giao Hà và xã Giao Hải phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
8.5. Thành lập xã Giao Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Giao Nhân (có diện tích tự nhiên là 6,33 km2, quy mô dân số là 9.715 người); xã Giao Long (có diện tích tự nhiên là 7,58 km2, quy mô dân số là 8.718 người) và xã Giao Châu (có diện tích tự nhiên là 7,83 km2, quy mô dân số là 9.552 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Giao Hưng có diện tích tự nhiên là 21,74 km2 (đạt 103,52% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 27.985 người (đạt 174,91% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Giao Thủy, Giao Phúc, Giao Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Giao Nhân.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Giao Nhân, xã Giao Châu và xã Giao Long phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
8.6. Thành lập xã Giao Bình trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Giao Yến (có diện tích tự nhiên là 6,46 km2, quy mô dân số là 9.830 người); xã Bạch Long (có diện tích tự nhiên là 10,20 km2, quy mô dân số là 9.109 người) và xã Giao Tân (có diện tích tự nhiên là 5,09 km2, quy mô dân số là 7.769 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Giao Bình có diện tích tự nhiên là 21,75 km2 (đạt 103,57% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 26.708 người (đạt 166,93% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Giao Thủy, Giao Hưng, Giao Ninh, Xuân Hưng.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Giao Yến.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Bạch Long, xã Giao Yến và xã Giao Tân phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
8.7. Thành lập xã Giao Ninh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Giao Phong (có diện tích tự nhiên là 7,59 km2, quy mô dân số là 9.130 người); xã Giao Thịnh (có diện tích tự nhiên là 10,31 km2, quy mô dân số là 13.211 người) và thị trấn Quất Lâm (có diện tích tự nhiên là 7,91 km2, quy mô dân số là 11.436 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Giao Ninh có diện tích tự nhiên là 25,81 km2 (đạt 122,90% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số là 33.777 người (đạt 211,11% so với tiêu chuẩn).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Giao Bình, Xuân Hưng, Hải Hưng, Hải Quang.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Giao Phong.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Giao Phong, xã Giao Thịnh và thị trấn Quất Lâm phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
9. Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc huyện Nghĩa Hưng
9.1. Thành lập xã Đồng Thịnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Đồng Thịnh (có diện tích tự nhiên là 20,00 km2, quy mô dân số là 21.084 người) và xã Hoàng Nam (có diện tích tự nhiên là 10,45 km2, quy mô dân số là 9.804 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Đồng Thịnh có diện tích tự nhiên là 30,45 km2 (đạt 145,00% so với quy định), quy mô dân số là 30.888 người (đạt 193,05% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Nghĩa Hưng, Yên Cường, Liên Minh, Nam Đồng và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Đồng Thịnh hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC:
Xã Đồng Thịnh và xã Hoàng Nam phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
9.2. Thành lập xã Nghĩa Hưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nghĩa Thái (có diện tích tự nhiên là 7,70 km2, quy mô dân số là 9.969 người); xã Nghĩa Châu (có diện tích tự nhiên là 7,66 km2, quy mô dân số là 9.438 người) ); xã Nghĩa Trung (có diện tích tự nhiên là 6,63 km2, quy mô dân số là 10.493 người) và thị trấn Liễu Đề (có diện tích tự nhiên là 4,32 km2, quy mô dân số là 8.731 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Nghĩa Hưng có diện tích tự nhiên là 26,31 km2 (đạt 125,29% so với quy định), quy mô dân số là 38.631 người (đạt 241,44% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Đồng Thịnh, Nghĩa Sơn, Nam Đồng, Quang Hưng, Ninh Cường và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Nghĩa Hưng.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Nghĩa Thái, xã Nghĩa Châu, xã Nghĩa Trung và thị trấn Liễu Đề phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
9.3. Thành lập xã Nghĩa Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nghĩa Sơn (có diện tích tự nhiên là 15,26 km2, quy mô dân số là 18.030 người) và xã Nghĩa Lạc (có diện tích tự nhiên là 11,57 km2, quy mô dân số là 10.639 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Nghĩa Sơn có diện tích tự nhiên là 26,83 km2 (đạt 127,76% so với quy định), quy mô dân số là 28.669 người (đạt 179,18% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Nghĩa Hưng, Hồng Phong, Ninh Cường, Hải An, Hải Thịnh và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Nghĩa Sơn hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Nghĩa Sơn và xã Nghĩa Lạc phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
9.4. Thành lập xã Hồng Phong trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nghĩa Hồng (có diện tích tự nhiên là 8,67 km2, quy mô dân số là 9.644 người); xã Nghĩa Phong (có diện tích tự nhiên là 9,61 km2, quy mô dân số là 8.593 người) và xã Nghĩa Phú (có diện tích tự nhiên là 10,93 km2, quy mô dân số là 9.978 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Hồng Phong có diện tích tự nhiên là 29,21 km2 (đạt 139,10% so với quy định), quy mô dân số là 28.215 người (đạt 176,34% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Nghĩa Sơn, Quỹ Nhất, Hải Thịnh và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Nghĩa Phong.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Nghĩa Hồng, xã Nghĩa Phong và xã Nghĩa Phú phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
9.5. Thành lập xã Quỹ Nhất trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nghĩa Thành (có diện tích tự nhiên là 7,27 km2, quy mô dân số là 8.232 người); thị trấn Quỹ Nhất (có diện tích tự nhiên là 19,98 km2, quy mô dân số là 18.487 người) và xã Nghĩa Lợi (có diện tích tự nhiên là 5,45 km2, quy mô dân số là 6.265 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Quỹ Nhất có diện tích tự nhiên là 32,70 km2 (đạt 155,71% so với quy định), quy mô dân số là 32.984 người (đạt 206,15% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Hồng Phong, Nghĩa Lâm, Rạng Đông, Hải Thịnh và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND thị trấn Quỹ Nhất hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Nghĩa Thành, thị trấn Quỹ Nhất và xã Nghĩa Lợi phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
9.6. Thành lập xã Nghĩa Lâm trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nghĩa Lâm (có diện tích tự nhiên là 6,02 km2, quy mô dân số là 7.309 người); xã Nghĩa Hùng (có diện tích tự nhiên là 7,85 km2, quy mô dân số là 8.015 người) và xã Nghĩa Hải (có diện tích tự nhiên là 14,23 km2, quy mô dân số là 15.635 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Nghĩa Lâm có diện tích tự nhiên là 28,10 km2 (đạt 133,81% so với quy định), quy mô dân số là 30.959 người (đạt 193,49% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Quỹ Nhất, Rạng Đông và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND xã Nghĩa Hải.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC
Xã Nghĩa Lâm, xã Nghĩa Hùng và xã Nghĩa Hải phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
9.7. Thành lập xã Rạng Đông trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phúc Thắng (có diện tích tự nhiên là 11,89 km2, quy mô dân số là 11.013 người); thị trấn Rạng Đông (có diện tích tự nhiên là 13,31 km2, quy mô dân số là 11.276 người) và xã Nam Điền (có diện tích tự nhiên là 7,19 km2, quy mô dân số là 8.667 người).
a) Kết quả sau sắp xếp
- Xã Rạng Đông có diện tích tự nhiên là 32,39 km2 (đạt 154,24% so với quy định), quy mô dân số là 30.956 người (đạt 193,48% so với quy định).
- Các ĐVHC cùng cấp liền kề: giáp các xã Quỹ Nhất, Nghĩa Lâm, Hải Thịnh và tỉnh Ninh Bình.
- Nơi đặt trụ sở làm việc của HĐND và UBND: dự kiến sử dụng Trụ sở làm việc của UBND thị trấn Rạng Đông hiện nay.
b) Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC (phương án, tên gọi, trụ sở)
Xã Phúc Thắng, thị trấn Rạng Đông và xã Nam Điền phù hợp về vị trí địa lý, thuận tiện về giao thông; có sự tương đồng về quá trình hình thành, phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội.
II. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN SẮP ĐVHC CẤP XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
Trên cơ sở kết quả rà soát tiêu chuẩn về diện tích, dân số của các phường, xã sau sắp xếp theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC; Quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025. Tỉnh Nam Định, trước khi sắp xếp có 175 ĐVHC cấp xã (gồm 14 phường, 146 xã và 15 thị trấn). Sau khi sắp xếp, tỉnh Nam Định còn 57 ĐVHC cấp xã (gồm 08 phường, 49 xã); giảm 118 ĐVHC cấp xã (gồm 06 phường, 97 xã và 15 thị trấn ) tỷ lệ giảm là 67,43%
III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC
- Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp ĐVHC phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi sắp xếp các ĐVHC thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Khóa của Hội đồng nhân dân ở ĐVHC mới sau sắp xếp được tính lại từ đầu (khóa I) kể từ thời điểm thành lập.
- Việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn ĐVHC cấp xã sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Chính quyền địa phương ở ĐVHC cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC.
Kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp xã có hiệu lực thi hành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở các ĐVHC cấp xã trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở ĐVHC cấp xã sau sắp xếp chính thức hoạt động.
- Tổ chức đơn vị sự nghiệp trường học, trạm y tế.
+ Đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn ĐVHC cấp xã sau khi sắp xếp: giữ nguyên hiện trạng tổ chức bộ máy, nhân sự, giữ nguyên cơ sở vật chất, phòng học các trường học để không ảnh hưởng đến việc di chuyển của học sinh, đảm bảo chất lượng dạy và học.
+ Đối với các trạm y tế cấp xã của các ĐVHC cấp xã sau khi sắp xếp: Duy trì các Trạm y tế cấp xã hiện có để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh (có thể tổ chức lại thành 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã để thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn).
2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
- Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các ĐVHC cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
- Tổng số lượng cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp xã sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các ĐVHC cấp xã trước sắp xếp, không kể số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp xã. Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã mới. Sau đó, thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.
- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC
- Giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp ĐVHC mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 06 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời hạn này, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ quy định của Chính phủ, quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý trong quá trình sắp xếp ĐVHC, tổ chức bộ máy bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp ĐVHC.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo phân cấp thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trường hợp cán bộ, công chức ở cấp huyện và cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí đảm nhiệm vị trí việc làm ở cấp xã mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
- Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.
- Sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn (xóm), tổ dân phố và thực hiện chính sách đối với các trường hợp không bố trí công tác theo quy định.
IV. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
Việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Việc xử lý trụ sở tại các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp theo nguyên tắc:
- 01 trụ sở cho Đảng ủy cấp xã mới;
- 01 trụ sở cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã mới;
- 01 trụ sở cho Công an cấp xã mới;
- Các trụ sở còn lại (nếu có) bố trí làm trụ sở của các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp xã (ưu tiên cho các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục và y tế).
Tổng số trụ sở làm việc công tại các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã tỉnh Nam Định năm 2025 là 196 trụ sở. Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã, số trụ sở được giữ lại tiếp tục sử dụng là 127 trụ sở. Như vậy, số trụ sở dôi dư là 69 trụ sở.
Dự kiến phương án giải quyết đối với 69 trụ sở làm việc công dôi dư sau sắp xếp ĐVHC cấp xã sẽ được giải quyết theo lộ trình như sau:
- Năm 2025: 0 trụ sở;
- Năm 2026: 49 trụ sở;
- Năm 2027: 06 trụ sở;
- Năm 2028: 12 trụ sở;
- Năm 2029: 02 trụ sở.
ĐVHC cấp xã sau sắp xếp cân đối ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại ĐVHC cấp xã theo quy định.
V. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP XÃ HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP (NẾU CÓ)
1. Người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC cấp xã như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
2. Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của trung ương và địa phương áp dụng đối với ĐVHC cấp xã như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
3. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC cấp xã sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC cấp xã để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ
1. Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện nội dung sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh, là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến sắp xếp ĐVHC cấp xã; Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan hướng dẫn giải đáp các vướng mắc, khó khăn của các địa phương khi thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp xã; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tham mưu cấp có thẩm quyền thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức tại các ĐVHC cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp; Giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư; Xây dựng và hoàn thiện danh mục, số lượng vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại các ĐVHC mới hình thành sau khi sắp xếp; Xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với việc tinh giản biên chế tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp, chậm nhất sau 05 năm kể từ thời điểm sắp xếp đảm bảo đủ số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về công tác quản lý, sử dụng đất đai, việc bàn giao hồ sơ, giấy tờ về công tác địa chính và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đối với các đơn vị đang và sau khi sắp xếp ĐVHC.
3. Sở Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan thực hiện việc chuyển giao dự toán, bàn giao nhiệm vụ chi, bàn giao công nợ; chuyển chủ đầu tư, bàn giao dự án. Phối hợp với Sở Nội vụ giải quyết chế độ, chính sách, hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp xã.
4. Sở Tư pháp hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện bàn giao hồ sơ, giấy tờ về công tác hộ tịch, chứng thực và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.
5. Công an tỉnh: Nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng có phương án đảm bảo an ninh, trật tự; tránh để các phần tử xấu kích động người dân xảy ra xung đột, điểm nóng.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã việc giải thể, sáp nhập, chuyển giao các đơn vị sự nghiệp để tổ chức hoạt động ổn định theo ĐVHC cấp xã mới.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tuyên truyền cho hội viên và vận động Nhân dân hưởng ứng việc sắp xếp ĐVHC cấp xã theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Nam Định thường xuyên đưa tin, bài viết về tuyên truyền, phổ biến thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp ĐVHC cấp xã, những kết quả đạt được, những gương điển hình làm tốt, những bài học kinh nghiệm, cách làm sáng tạo trong việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã để người dân tổ chức thực hiện.
9. ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp triển khai hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, đơn vị khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ có liên quan và không thu các loại lệ phí do thay đổi địa giới ĐVHC. Trường hợp các tổ chức, cá nhân, đơn vị chưa chuyển đổi thì các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây theo ĐVHC cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.
10. Các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm phối hợp, tổ chức thực hiện nội dung của Đề án.
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, công việc khó, phức tạp, khối lượng công việc nhiều, do đó để thực hiện thành công phương án sắp xếp đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, cần sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt từ Trung ương, tỉnh, huyện, xã và thôn (xóm), tổ dân phố đến người dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể, quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; chú trọng và phát huy công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình thực hiện.
Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 của tỉnh Nam Định đã đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn của ĐVHC cấp xã theo quy định của Pháp luật, phù hợp về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐVHC sau sắp xếp; cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh; giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc của mỗi địa phương; bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư.
Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025 của tỉnh Nam Định đã gắn việc sắp xếp ĐVHC với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
2. Kiến nghị, đề xuất
Đề nghị Chính phủ quy định số biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã giao theo phân loại ĐVHC cấp xã và quy mô dân số, diện tích tự nhiên; Xây dựng quy định cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp Trung ương, cấp Tỉnh được điều động về công tác tại ĐVHC cấp xã.
Trên đây là Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã của tỉnh Nam Định năm 2025./.