Đế chế Ba Tư nổi tiếng lịch sử với việc tạo ra những cối xay gió đầu tiên trên thế giới. Người Ba Tư tạo ra chúng vào thế kỷ 5 sau Công nguyên.
Cối xay gió của người Ba Tư có trục thẳng đứng và được làm từ 6 - 12 cánh quạt hình chữ nhật.
Sáng chế này được phủ thảm dệt bằng sậy hay vải. Cối xay gió có thể được sử dụng tại nhà cũng như trong các ngành công nghiệp xay xát, mía và lúa mạch.
Sau khi người Ba Tư sử dụng rộng rãi, cối xay gió trở nên phổ biến ở Trung Đông, Trung Á và sau đó lan sang Trung Quốc, Ấn Độ và cả khu vực châu Âu.
Một trong những chiếc cối xay gió cổ nhất thế giới do đế chế Ba Tư sáng tạo tồn tại đến ngày nay và vẫn sử dụng được nằm ở thị trấn Nashtifan thuộc tỉnh Khorasan Razavi, Iran.
Thị trấn Nashtifan luôn có những cơn gió mạnh thổi qua với tốc độ gió thường đạt tới 120 km/h.
Chính vì vậy, cối xay gió ở nơi đây được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong suốt nhiều thế kỷ.
Hiện có khoảng 30 cối xay gió với những niên đại khác nhau nằm ở thị trấn Nashtifan. Chúng cao khoảng 15 - 20m.
Trong số này, nhiều chiếc cối xay gió có từ triều đại Safavid. Theo đó, chúng được làm từ những nguyên liệu chính là đất sét, rơm và gỗ.
Cối xay gió ở Nashtifan được thiết kế theo chiều ngang, tức trục thẳng đứng và tấm chắn gió xoay theo chiều ngang.
Mời độc giả xem video: Sáng chế máy phát điện chạy bằng sóng biển. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh (theo amusingplanet)