Chiêu Linh hoàng thái hậu là vợ vua Lý Anh Tông. Khi vua băng hà, vì muốn con trai lên làm vua, bà đã mang một mâm vànghối lộthái phó Tô Hiến Thành sửa lại di chiếu truyền ngôi của ông, nhưng Tô Hiến Thành đã không nhận lời.
Hành khiển Đỗ Từ Bình là đại thần của nhà Trần. Khi theo vua Trần Duệ Tông đánh Chiêm Thành, người Chiêm dâng vua 10 mâm vàng để cầu hòa, nhưng Tử Bình đã ngầm lấy làm của riêng khiến vua bị giết hại.
Dưới thời Trần, quan tham sẽ bị đánh bằng gậy công khai để bêu nhục trước triều đình và bá tánh.
Vũ Kiệt đỗ trạng nguyên dưới thời Hậu Lê. Bài thi “đế vương trị nước” có nội dung chống tham nhũng của ông được vua Lê Thánh Tông chấm đỗ trạng nguyên.
Lê Thánh Tông là vị vua nổi tiếng nghiêm minh. Vua đã ban hành bộ luật Hồng Đức với nhiều điều luật xử rất nặng tội tham nhũng.
Dưới thời Nguyễn, việc tham ô, tham nhũng của dân bị trừng trị rất nghiêm khắc. Bộ luật Gia Long ra đời có 400 điều, 79 điều quy định về các tội liên quan tham nhũng. Trong đó, điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt thấp nhất là 70 trượng, cao nhất là treo cổ.
Tháng 11/1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên lại ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, đáng lẽ cũng bị xử tử và chặt tay treo ở kho. Nhưng để răn đe nghiêm hơn, vua Minh Mạng ra chỉ dụ: “Chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận”.
Tháng 5/1823, quan làm việc tại Phủ Nội vụ tên Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng bị phát hiện, đưa ra giữ chợ Đông Ba xử chém cho dân chúng được chứng kiến.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing