Để công nghiệp đóng vai trò động lực của nền kinh tế
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phải thực sự trở thành động lực của nền kinh tế. Đây là mục tiêu được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Hòa Bình đặt ra và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong những năm gần đây nhằm đưa CN-TTCN có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, ổn định xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển CN-TTCN theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao; giữ vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu về CNH-HĐH.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phải thực sự trở thành động lực của nền kinh tế. Đây là mục tiêu được Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Hòa Bình đặt ra và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong những năm gần đây nhằm đưa CN-TTCN có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, ổn định xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển CN-TTCN theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao; giữ vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu về CNH-HĐH.
Điểm nhấn trong lãnh đạo là BTV Tỉnh ủy ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 01/11/2021 về phát triển CN-TTCN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025. Theo đó đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9%/năm. Đến năm 2025, diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp khoảng 4.600ha (chiếm 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh). Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế tỉnh đạt 54% và một số chỉ tiêu quan trọng khác.
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc phát triển công nghiệp là tất yếu, nhất là đối với tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Hòa Bình. Để ngành công nghiệp phát triển xứng tầm, tạo ra của cải vật chất, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, BTV Tỉnh ủy chỉ đạo việc tạo cơ chế để phát triển ngành công nghiệp nói chung và thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU nói riêng phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025 của các sở, ngành, địa phương. Đồng thời, việc thực hiện phải đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chủ trương rõ ràng, cơ chế, chính sách và nguồn lực được xác định cụ thể là thuận lợi cơ bản cho phát triển CN-TTCN. Thực tế là những năm qua, ngành CN-TTCN của tỉnh đã đạt được kết quả tích cực, tiếp tục có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước. Tỉnh đã kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích đầu tư, hướng vào ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế như chế biến, chế tạo; chế biến nông, lâm sản; thủy điện... Hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp được quan tâm đầu tư, nhất là chú trọng đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp (K,CCN). Đồng thời kịp thời triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) phát triển sản xuất - kinh doanh (SX-KD). Một số sản phẩm công nghiệp đạt sản lượng khá cao, có vị trí trên thị trường trong nước và xuất khẩu, qua đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; cơ cấu nội ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm ngành công nghiệp khai khoáng…
Kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, song nhìn thẳng vào thực tế cho thấy, phát triển CN-TTCN của Hòa Bình vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Trong các năm 2021, 2022 lĩnh vực này phát triển khá cầm chừng do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 và tình trạng khô hạn, thiếu nước. Năm 2023, việc phục hồi của ngành chậm dẫn đến chỉ số sản xuất ngành công nghiệp giảm 7,8% so với năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2024 chỉ ước tăng được 3,2% so với cùng kỳ.
Chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 không còn dài, vậy nên nhiệm vụ càng thêm nặng nề, trong đó có nhiệm vụ về lĩnh vực công nghiệp. Để phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế, mới đây, BTV Tỉnh ủy ban hành Kết luận sơ kết 3 năm thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 01/11/2021. Theo đó, ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền và một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác, BTV Tỉnh ủy yêu cầu: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển CN-TTCN. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường với trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ; chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản; vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử..., trên cơ sở phát triển các khu chế biến và các vùng nguyên liệu phụ trợ, các K,CCN. Đẩy mạnh phát triển các làng nghề gắn với nguồn nguyên liệu hiện có, thân thiện với môi trường, phục vụ du lịch và xuất khẩu. Tập trung vận động, thu hút các dự án công nghiệp lớn, các DN có uy tín, SX-KD có hiệu quả, sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, khuyến khích đầu tư công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn... để tạo sự đột phá trong phát triển KT-XH, từ đó lan tỏa, lôi cuốn các DN khác vào đầu tư, SX-KD.
Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào các K,CCN, đặc biệt là các K,CCN nằm trong vùng động lực… Quản lý chặt chẽ quy hoạch các K,CCN, không để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép trong các K,CCN. Chủ động xây dựng chương trình, định hướng, chiến lược phát triển công nghệ cao phù hợp với lợi thế cạnh tranh của tỉnh…