Để đạt được điều bạn muốn một cách nhanh hơn? Hãy bắt đầu từ căn phòng ngăn nắp!
Tất nhiên người bừa bộn không phải là người xấu, và cũng không liên quan đến đạo đức hay sự sành điệu… Nhưng đống ngổn ngang chắc chắn sẽ cướp đi thời gian, tiền bạc và cả cuộc sống của bạn.
Bạn cần nhìn ra sự thật đơn giản này!
Chúng là vật cản khiến bạn tốn nhiều thời gian, sức lực hơn mức cần thiết để đạt được những mơ ước của mình. Không gì quan trọng hơn hạnh phúc của bạn và khẳng định luôn: Bừa bộn “đánh cắp” hạnh phúc.
Con người đều bị ảnh hưởng bởi môi trường. Khi bạn bừa bộn trong tâm trí, bạn sẽ khiến môi trường xung quanh bừa bộn và ngược lại. Nếu bạn bỏ ra quá nhiều thời gian trong một căn phòng bừa, não của bạn bị khóa mất khả năng nhận thức sự bừa bộn. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy nôn nao lo lắng, chán chường và mệt mỏi mà không biết nguyên do.
Và bây giờ đến lúc bắt tay thay đổi!
Những thứ cần được tiễn đi:
- Trang phục hằng ngày đã không còn mặc trong 6 tháng qua.
- Những trang phục bạn không mặc vừa ngay lúc này.
- Những trang phục cho dịp đặc biệt bạn đã không mặc trong 1 năm qua.
- Những phiên bản khác nhau của những thứ bạn đã có rồi, và bạn biết rằng thường chỉ cần một là đủ. (Ví dụ: Bạn đang sở hữu đống sổ tay dùng cả đời cũng không hết; bạn đang có tận 5 cái đồng hồ báo thức …)
- Những thứ quá đát.
- Những mỹ phẩm không dùng.
- Rác (kiểu như lõi táo, vỏ kẹo, vỏ bút chì,…).
- Hàng khuyến mãi nhận ngẫu nhiên chẳng bao giờ dùng tới (móc gắn chìa khóa chẳng hạn).
- Sách đã đọc rồi và chẳng bao giờ định đọc lại.
- Tập vở thời tiểu học.
- Mền (chăn), ga, áo gối thừa không dùng tới.
- Vớ (tất) 1 chiếc, hoa tai 1 bên.
- Vật hỏng hơn 1 tháng rồi không sửa.
- Quà người ta tặng mà chả bao giờ dùng.
- Những thứ để dành cho một tương lai… không bao giờ xảy ra.
Mọi sự thay đổi đều là khó khăn. Đôi lúc người ta thà sống trong hoàn cảnh tệ hại mà quen thuộc còn hơn phải thay đổi dù là để sống tốt hơn. Dọn xong rồi bạn sẽ bừa trở lại. Cho nên hành trình dọn dẹp này phải lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức trở thành vô thức giống như tắm hay đánh răng vậy (bạn cũng đâu mến mộ gì việc đánh răng đâu mà vẫn làm đều đặn mà phải không!). Quan trọng nhất bạn phải luôn chống lại những lời biện họ cho sự bừa bộn của bản thân:
Những lý do biện hộ cho bừa bộn
“Những thứ này có giá trị mà?!”
Chúng ta đã nghĩ quá nhiều về tiền mà quên rằng tiền không phải là thứ duy nhất có giá trị. Thời gian của bạn có giá trị. Hạnh phúc của bạn có giá trị. Chỉ vì bạn không thể đính tag giá lên những thứ đó không có nghĩa là nó không có giá trị. Ít nhất là có giá trị hơn rất nhiều lần đống đồ đang bơi lóp ngóp trong nhà bạn.
“Lấy đâu ra thời gian xử lý đống hỗn độn này!”
Không cần biết bạn bận đến cỡ nào, chắc chắn bạn luôn có thời gian.
“Tôi có thể cần nó một ngày nào đó!”
Rất nhiều thứ người ta cứ trữ kiểu như “phòng khi”. Bây giờ cho là bạn là người quan tâm đến tương lai đi! nhưng cách tốt nhất để chuẩn bị cho tương lai đó là sống trọn vẹn ở hiện tại. Sống bây giờ và trải nghiệm bây giờ.
Giữ một vài thứ để gợi nhắc quá khứ đã qua là cách đối xử đẹp với quá khứ. Nhưng vấn đề là khi bạn gắn quá nhiều ý nghĩa cho những món đồ đến độ nhầm lẫn đâu là đồ vật, đâu là kỷ niệm. Giữ cả đống cuống vé xem phim, vỏ bọc cái hambuger từng ăn với người yêu, bao thư của tất cả các nơi đã gửi thư cho mình, vé đi sở thú lần đầu tiên….. thứ gì cũng thành kỷ niệm được hết.
Không phải chúng ta đả phá kỷ niệm mà là đừng gán quá nhiều ý nghĩa cho một món đồ nhiều hơn thực tế và đừng giữ không gian cho một món đồ nhiều hơn thực chất nó xứng đáng. Nếu không chịu đựng nổi cuộc chia ly, vậy hãy chụp ảnh nó lại!
“Nhưng những thứ này hữu dụng mà? Bỏ đi quá phí!”
Bạn chia tay nó chứ không phải bạn bỏ đi. Và tin tôi đi, những thứ không dùng vây hãm bạn, một khi thoát được nó, trao gửi nó cho người cần hơn, bạn vui còn hơn ngày mua nó về. Quyên góp, bán, tặng cho bạn bè…. Thiếu gì cách!
“Nhưng đó là quà mà!”
Vâng, và giờ món quà ấy đang nằm lăn lóc dưới gầm giường! Tôn trọng quá cơ!
“Nhưng đó là thứ tôi sưu tập!”
Thật ra trên đời này có tồn tại thứ gì thì có người sưu tập thứ đó, kể cả nắp chai hay dây thun. Nhưng nếu bạn đang dành một chỗ trang trọng cho bộ sưu tập đó, thỉnh thoảng lấy ra ngắm nghía lau chùi thì thôi cũng được đi! Chứ nếu bộ sưu tập kẹt đâu đó trong hốc tủ, lăn đâu đó dưới gầm giường, nằm nghìn đời dưới đáy tủ thì bộ sưu tập cái nỗi gì nữa!
Ờ! Chắc bạn đọc quá nhiều những câu chuyện kinh dị kiểu như có một đứa trường kia, ba cho nó bộ sưu tập truyện tranh và một ngày kia nó thành tỷ phú khi bán đống truyện tranh đó! Nhưng có tới một đống câu chuyện là có đứa kia giữ mọi thứ trong nhà và kết thúc là nó phát điên, ngủ trong đống rác và mơ những giấc mơ bị đồ vật nhai đầu hàng ngày.
Nhưng tui không màng đống lộn xộn
OK, chúng ta không tự thuyết phục rằng bạn nên ghét đống hỗn độn. Thay đổi là vô cùng khó khăn. Nhưng bất kể bạn cực khổ thế nào để thay đổi thì tin đi, kết quả luôn là xứng đáng, đảm bảo! Những thứ hỗn độn đang cướp mất cuộc sống của bạn chừng nào, bạn càng hạnh phúc nhiều chừng đó khi thoát ra được.
Và cuối cùng, một câu hỏi bạn phải luôn hỏi mình:
Nếu tôi không nhớ nỗi mình đang sở hữu cái gì thì liệu tôi có thực sự cần nó không?