Để hoạt động thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng thực sự hiệu quả

Thực hiện nhiệm vụ giám sát mang tính nhân dân, Ban thanh tra nhân dân (TTND) và giám sát đầu tư cộng đồng (GSĐTCĐ) tại các xã, phường, thị trấn đã kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều vụ việc sai phạm, bất hợp lý, góp phần phòng, chống thất thoát, lãng phí, bất cập ở cơ sở. Song, hoạt động của 2 ban còn nhiều khó khăn, hạn chế.

 Sau khi có ý kiến của Ban giám sát đầu tư cộng đồng xã Yên Mông (TP Hòa Bình), đường Yên Hòa 1 đi kho mìn đã được thi công đúng theo thiết kế, đảm bảo chất lượng. "Ống kính” phòng, chống sai phạm "Ống nước thải khu dân cư xây chưa đảm bảo chất lượng. Xi măng, cát, đá không đúng với quy định, bản vẽ”. Đây là kết quả giám sát và kiến nghị nhà thầu khắc phục của Ban GSĐTCĐ xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) khi giám sát công trình xây đường ống nước thải trên địa bàn. Ban GSĐTCĐ xã Yên Mông (TP Hòa Bình) cũng đã phát hiện công trình cải tạo, nâng cấp hồ Khang Mời và đường giao thông Yên Hòa 1 đi kho mìn trên địa bàn xã chưa đảm bảo chất lượng, số lượng theo thiết kế. Sau khi phát hiện, góp ý, đơn vị thi công đã bổ sung hàng trăm khối đất đắp lại phần thân đập và lót giấy dầu khi đổ bê tông đường. Đây là 3 trong 167 vụ việc được Ban GSĐTCĐ tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh kiến nghị giải quyết năm 2019. Trong đó, số vụ đã được xử lý, trả lời trong năm chiếm 97,8%. Năm 2019, Ban TTND cũng đã giám sát 524 cuộc, kiến nghị giải quyết 316 vụ việc, chiếm 75,4%. Theo đánh giá của Ủy ban MTTQ tỉnh, hoạt động của 2 ban những năm qua có nhiều hình thức phong phú, phù hợp với các quy định của pháp luật. Phần lớn các thành viên đã phát huy vai trò, trách nhiệm, khả năng để thực hiện nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng giao phó và vận động nhân dân cùng tham gia giám sát. Qua thực tế hoạt động, vai trò của 2 ban được khẳng định, nhân dân tin tưởng, ủng hộ và cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Hoạt động của các ban được ví như "ống kính” phòng, chống sai phạm. Còn nhiều khó khăn, bất cập Mỗi Ban TTND, GSĐTCĐ có khoảng 10 thành viên, chủ yếu là những người trong Ban công tác mặt trận, các chi hội đoàn thể ở khu dân cư; trưởng 2 ban thường là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã. Trưởng Ban Dân chủ - pháp luật (MTTQ tỉnh) Nguyễn Xuân Tùng chỉ ra những khó khăn trong hoạt động của 2 ban: Hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ, thụ động trong vai trò giám sát, phát hiện tiêu cực. Thành viên thiếu kinh nghiệm, ít chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Khi giám sát chủ yếu là trực quan, tổng thể bên ngoài và các công trình nhỏ... Một số thành viên ngại va chạm, chưa mạnh dạn kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động thường theo sự vụ, chủ yếu tham gia cùng các ngành chức năng giải quyết những vụ tranh chấp, khiếu nại, phát sinh ở cơ sở. Nhiều ý kiến ở cơ sở cho rằng, một số chủ đầu tư chưa chủ động hợp tác, không cung cấp tài liệu, hồ sơ thiết kế nên khó giám sát. Sự quan tâm của các cấp, ngành và đoàn thể với công tác TTND, GSĐTCĐ chưa tương xứng với vai trò. Có lúc, có việc, chính quyền còn xem nhẹ vai trò của 2 ban. Việc xử lý, giải quyết các kiến nghị của 2 ban chậm hoặc có việc chưa được giải quyết dứt điểm, làm giảm hiệu quả. Kinh phí cấp cho 2 ban hạn hẹp (2 - 3 triệu đồng/năm), có nơi cấp chậm, thậm chí không được cấp. Trưởng ban và các thành viên không có phụ cấp, hoạt động lại kiêm nhiệm. Một số thành viên chưa nhiệt tình, mạnh dạn... Nâng cao chất lượng giám sát ở cơ sở Trưởng Ban GSĐTCĐ xã Yên Mông (TP Hòa Bình) Nguyễn Thị Khanh khẳng định: Người dân ở nơi thực hiện dự án có thể mắt thấy, tai nghe những gì đang diễn ra và phản ánh, cung cấp thông tin trung thực nhất đến cơ quan có thẩm quyền. Để phát huy hiệu quả hoạt động của Ban GSĐTCĐ cần tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức, thành viên là những người có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt tình, am hiểu kiến thức về xây dựng. Ủy ban MTTQ xã chủ động phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác này. Các ý kiến khác tại cơ sở cho rằng, cần tập huấn, cung cấp thông tin cho các thành viên 2 ban. Các cấp, ngành, đoàn thể quan tâm hơn đến hoạt động TTND, GSĐTCĐ; cấp kinh phí hoạt động đầy đủ theo quy định; trả lời, giải quyết kiến nghị kịp thời, đầy đủ. Đơn vị thi công cần phối hợp trong quá trình giám sát. Các ban cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát dựa trên nhu cầu của cộng đồng và phân công nhiệm vụ cụ thể. Công khai, minh bạch, tạo niềm tin và huy động sự tham gia của nhân dân vào quá trình giám sát. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giám sát ở cơ sở, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đà Bắc Trương Thị Vinh cho biết: Thời gian tới, MTTQ huyện phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho thành viên của 2 ban; cung cấp thông tin 2 chiều tình hình nhân dân cho các thành viên; tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm hoạt động... Cẩm Lệ

Sau khi có ý kiến của Ban giám sát đầu tư cộng đồng xã Yên Mông (TP Hòa Bình), đường Yên Hòa 1 đi kho mìn đã được thi công đúng theo thiết kế, đảm bảo chất lượng. "Ống kính” phòng, chống sai phạm "Ống nước thải khu dân cư xây chưa đảm bảo chất lượng. Xi măng, cát, đá không đúng với quy định, bản vẽ”. Đây là kết quả giám sát và kiến nghị nhà thầu khắc phục của Ban GSĐTCĐ xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) khi giám sát công trình xây đường ống nước thải trên địa bàn. Ban GSĐTCĐ xã Yên Mông (TP Hòa Bình) cũng đã phát hiện công trình cải tạo, nâng cấp hồ Khang Mời và đường giao thông Yên Hòa 1 đi kho mìn trên địa bàn xã chưa đảm bảo chất lượng, số lượng theo thiết kế. Sau khi phát hiện, góp ý, đơn vị thi công đã bổ sung hàng trăm khối đất đắp lại phần thân đập và lót giấy dầu khi đổ bê tông đường. Đây là 3 trong 167 vụ việc được Ban GSĐTCĐ tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh kiến nghị giải quyết năm 2019. Trong đó, số vụ đã được xử lý, trả lời trong năm chiếm 97,8%. Năm 2019, Ban TTND cũng đã giám sát 524 cuộc, kiến nghị giải quyết 316 vụ việc, chiếm 75,4%. Theo đánh giá của Ủy ban MTTQ tỉnh, hoạt động của 2 ban những năm qua có nhiều hình thức phong phú, phù hợp với các quy định của pháp luật. Phần lớn các thành viên đã phát huy vai trò, trách nhiệm, khả năng để thực hiện nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng giao phó và vận động nhân dân cùng tham gia giám sát. Qua thực tế hoạt động, vai trò của 2 ban được khẳng định, nhân dân tin tưởng, ủng hộ và cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Hoạt động của các ban được ví như "ống kính” phòng, chống sai phạm. Còn nhiều khó khăn, bất cập Mỗi Ban TTND, GSĐTCĐ có khoảng 10 thành viên, chủ yếu là những người trong Ban công tác mặt trận, các chi hội đoàn thể ở khu dân cư; trưởng 2 ban thường là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã. Trưởng Ban Dân chủ - pháp luật (MTTQ tỉnh) Nguyễn Xuân Tùng chỉ ra những khó khăn trong hoạt động của 2 ban: Hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ, thụ động trong vai trò giám sát, phát hiện tiêu cực. Thành viên thiếu kinh nghiệm, ít chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Khi giám sát chủ yếu là trực quan, tổng thể bên ngoài và các công trình nhỏ... Một số thành viên ngại va chạm, chưa mạnh dạn kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động thường theo sự vụ, chủ yếu tham gia cùng các ngành chức năng giải quyết những vụ tranh chấp, khiếu nại, phát sinh ở cơ sở. Nhiều ý kiến ở cơ sở cho rằng, một số chủ đầu tư chưa chủ động hợp tác, không cung cấp tài liệu, hồ sơ thiết kế nên khó giám sát. Sự quan tâm của các cấp, ngành và đoàn thể với công tác TTND, GSĐTCĐ chưa tương xứng với vai trò. Có lúc, có việc, chính quyền còn xem nhẹ vai trò của 2 ban. Việc xử lý, giải quyết các kiến nghị của 2 ban chậm hoặc có việc chưa được giải quyết dứt điểm, làm giảm hiệu quả. Kinh phí cấp cho 2 ban hạn hẹp (2 - 3 triệu đồng/năm), có nơi cấp chậm, thậm chí không được cấp. Trưởng ban và các thành viên không có phụ cấp, hoạt động lại kiêm nhiệm. Một số thành viên chưa nhiệt tình, mạnh dạn... Nâng cao chất lượng giám sát ở cơ sở Trưởng Ban GSĐTCĐ xã Yên Mông (TP Hòa Bình) Nguyễn Thị Khanh khẳng định: Người dân ở nơi thực hiện dự án có thể mắt thấy, tai nghe những gì đang diễn ra và phản ánh, cung cấp thông tin trung thực nhất đến cơ quan có thẩm quyền. Để phát huy hiệu quả hoạt động của Ban GSĐTCĐ cần tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức, thành viên là những người có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt tình, am hiểu kiến thức về xây dựng. Ủy ban MTTQ xã chủ động phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác này. Các ý kiến khác tại cơ sở cho rằng, cần tập huấn, cung cấp thông tin cho các thành viên 2 ban. Các cấp, ngành, đoàn thể quan tâm hơn đến hoạt động TTND, GSĐTCĐ; cấp kinh phí hoạt động đầy đủ theo quy định; trả lời, giải quyết kiến nghị kịp thời, đầy đủ. Đơn vị thi công cần phối hợp trong quá trình giám sát. Các ban cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát dựa trên nhu cầu của cộng đồng và phân công nhiệm vụ cụ thể. Công khai, minh bạch, tạo niềm tin và huy động sự tham gia của nhân dân vào quá trình giám sát. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giám sát ở cơ sở, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đà Bắc Trương Thị Vinh cho biết: Thời gian tới, MTTQ huyện phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho thành viên của 2 ban; cung cấp thông tin 2 chiều tình hình nhân dân cho các thành viên; tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm hoạt động... Cẩm Lệ

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/138587/de-hoat-dong-thanh-tra-nhan-dan,-giam-sat-dau-tu-cong-dong-thuc-su-hieu-qua.htm