CNN dẫn nguồn tin từ quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, ngoài tàu khu trục mang theo tên lửa hành trình Tomahawk, Mỹ còn sử dụng cả pháo đài bay B-1B Lancer để tiến hành các cuộc không kích vừa diễn ra vào các mục tiêu tại Syria.
Được biết Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ (AFCENT), 2 máy bay ném bom ném bom B-1B Lancer căn cứ không quân Al Udeid, Qatar đã tiến hành không kích vào Syria.
Hình ảnh tên lửa AGM-158 công phá mục tiêu trong một buổi thử nghiệm. Đây chính là loại vũ khí Mỹ dùng để tấn công Syria.
Hai chiếc máy bay này đã phóng tổng cộng 19 tên lửa hành trình AGM-158 vào các mục tiêu định trước tại Syria.
Việc điều động cả máy bay ném bom to lớn vào không kích phải chăng Mỹ đã không đánh giá cao năng lực phòng không của các hệ thống tên lửa đánh chặn tại đây?
Khối lượng bom đạn cực khủng mà máy bay ném bom chiến lược B-1B có thể mang theo. Có thể nhận thấy tên lửa hành trình AGM-158 được đặt trong những ổ quay nằm bên trong thân máy bay.
Với khả năng mang 57 tấn bom đạn, B-1 Lancer trở thành máy bay ném bom có khối lượng bom lớn nhất thế giới vượt trên Tu-160 Nga (40 tấn) và B-52 (27 tấn).
So với máy bay tiêm kích thì rõ ràng máy bay ném bom chiến lược dễ tổn thương hơn nếu đối đầu với hệ thống phòng không.
Thứ nhất do kích thước quá to lớn của máy bay ném bom B-1B Lancer.
Cận cảnh buồng lái của máy bay ném bom B-1B Lancer.
B-1B Lancer có chiều dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe.
B-1B Lancer có tải trọng cất cánh tối đa 216,4 tấn. Nó có thể mang 57 tấn vũ khí, bao gồm 34 tấn bom ở các khoang chứa trong thân và 23 tấn vũ khí dưới các giá treo bên ngoài.
Việc có kích cỡ quá lớn khiến cho máy bay ném bom dễ bị tên lửa phòng không bắn trúng hơn so với tiêm kích nhỏ gọn.
Thứ hai là tốc độ máy bay ném bom chiến lược chậm hơn hẳn so với máy bay tiêm kích.
Dù là máy bay ném bom có tốc độ lớn nhất trong số 3 máy bay ném bom của Mỹ nhưng nó cũng chỉ có thể đạt vận tốc tối đa 1.335 km/h ở độ cao trên 15.000m và 1.100km/h trong độ cao 60 tới 152m.
Có được điều này là nhờ B-1B được trang bị 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102. Tuy nhiên nó cũng không thể lúc nào cũng bay ở vận tốc tối đa, vì vậy vận tốc hành trình cũng chỉ trên dưới 1.000km/h, chỉ bằng 1/2 so với các loại tiêm kích.
Việc bay chậm hơn trong khi kích thước to lớn hơn nên B-1B cũng dễ "ăn đạn" hơn so với tiêm kích nếu bị hệ thống phòng không đối phương ngắm bắn.
Tuy vậy nhưng rõ ràng việc để B-1B tham chiến không có nghĩa là Mỹ liều lĩnh hoặc coi thường hệ thống phòng không Syria.
Thứ nhất Mỹ chỉ điều số lượng hạn chế chỉ với 2 chiếc B-1B tham chiến chứng tỏ họ cũng đã tính toán kỹ lưỡng.
Hơn nữa Mỹ không dùng bom để rải thảm mà dùng tên lửa hành trình để tấn công.
Tên lửa AGM-158 trang bị trên B-1B lại có tầm bắn rất xa, điều này cho phép máy bay có thể phóng nó từ khoảng cách ngoài tầm với của hệ thống phòng không đối phương.
AGM-158 JASSM là loại tên lửa mới nhất khi chúng mới chỉ vừa được biên chế vào năm 2009.
AGM-158 được coi là sát thủ để áp chế phòng không đối phương khi nó có thể đánh trúng đài radar của các hệ thống phòng không.
Tầm bắn của loại tên lửa này dao động từ 350 km - 1000 km. Như vậy ngay cả hệ thống S-400 cũng không thể với tới được máy bay B-1B khi nó phóng tên lửa AGM-158.
Mặt khác B-1B có tính năng bán tàng hình do được trang bị lớp sơn đặc biệt cho phép nó có thể triệt tiêu một phần tín hiệu radar.
Điều này cho phép dù có kích thước đồ sộ nhưng độ phản hồi tín hiệu radar chỉ bằng một chiếc tiêm kích.
Điều này cho thấy đây là một chiếc máy bay ném bom có năng lực chiến đấu cực mạnh, nên không phải ngẫu nhiên mà Mỹ sử dụng máy bay B-1B thay vì B-52 cũng có khả năng bắn tên lửa AGM-158.
B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng được phát triển từ những năm 1970 với mục đích thay thế "pháo đài bay" B52.
B-1B Lancer thực chiến lần đầu tiên vào năm 1998. Trong chiến tranh Iraq, B-1B Lancer thả khoảng 40% lượng bom đạn của liên quân do Mỹ đứng đầu.
Phi cơ chiến đấu này được sản xuất bởi Boeing, một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất Mỹ.
Theo kế hoạch, B-1B Lancer sẽ tiếp tục là máy bay ném bom chủ chốt của quân đội Mỹ cho đến năm 2040.
B-1B Lancer dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe.
Đặc biệt máy bay vẫn có thể bay siêu âm với vận tốc 1.100km/h trong độ cao cực thấp chỉ từ 60 tới 152m. Việc bay thấp cho phép tránh được radar thám sát của đối phương.
Phạm vi hoạt động của máy bay ném bom chiến lược B-1B lên tới 12.000 km.
Đây cũng là loại máy bay ném bom tầm xa có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân.
Năm 2014, Lầu Năm Góc từng nâng cấp khả năng chiến đấu cho B-1B Lancer bằng cách lắp đặt các màn hình màu đa chức năng, giúp phi công kiểm soát tình huống dễ dàng hơn.
Với khả năng chiến đấu tầm xa, B-1B Lancer có thể thực hiện nhiệm vụ một cách liên tục tới những chiến trường xa căn cứ mà không cần tái nạp nhiên liệu.
B-1B Lancer được trang bị radar quét mạng điện tử thụ động, bộ vi xử lý có khả năng điều khiển chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện.
Radar của nó còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao.
Ngoài ra, máy bay còn sở hữu máy thu cảnh báo radar và máy gây nhiễu với hệ thống pháo sáng tinh vi.
Cụ thể B-1B Lancer được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A, gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. B-1B còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
Sức mạnh của B-1B Lancer nằm ở hệ thống điện tử hiện đại, kết hợp với nước sơn đặc biệt cho độ bộc lộ radar thấp và khả năng phóng tên lửa tầm xa ngoài tầm với của tên lửa phòng không.
Ngoài ra việc Mỹ cho máy bay EA-18G đi theo B-1B Lancer để gây nhiễu tín hiệu radar đối phương đã giúp Mỹ tự tin khi cho B-1B Lancer xông vào bầu trời Syria đến bắn tên lửa mà không lo sợ hệ thống phòng không của đối phương.
Việt Hùng