Đề phòng thời tiết nguy hiểm trên đất liền và trên biển
Ngày 25 - 26/7, lũ quét và sạt lở đất tiếp tục xảy ra ở nhiều khu vực cùng với đó là gió giật mạnh, sóng cao trên nhiều khu vực biển.

Điểm sạt lở trên tuyến Quốc lộ 3 đi xã Chợ Rã, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN
Nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 5 tỉnh vùng núi Bắc Bộ và Nghệ An
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 11 giờ đến 16 giờ ngày 25/7, khu vực các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang và Nghệ An tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10-30mm, có nơi trên 70mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều xã/phường: Nậm Hàng; Bum Tở, Khoen On; Bum Nưa, Dào San, Hồng Thu, Hua Bum, Khổng Lào, Lê Lợi, Mường Kim, Mường Mô, Nậm Cuổi, Nậm Sỏ, Nậm Tăm, Đoàn Kết, Pa Ủ, Phong Thổ, Sì Lở Lầu, Sìn Hồ, Tủa Sín Chải (tỉnh Lai Châu);
Mường Tùng; P. Mường Lay; Búng Lao, Chà Tở,Chiềng Sinh, Mường Chà, Mường Lạn, Na Sang, Nà Tấu, Nậm Nèn, Pa Ham, Pú Nhung, Sáng Nhè, Si Pa Phìn (tỉnh Điện Biên);
Chiềng Lao, Tân Yên; Co Mạ, Mường Khiêng, Mường La, P. Mộc Châu, Quỳnh Nhai; Chiềng Hặc, Chiềng Hoa, Chiềng La, Chiềng Sại, Đoàn Kết, Long Hẹ, Muổi Nọi, Mường Bám, Mường Bú, Mường Giôn, Mường Sại, Nậm Ty, Chiềng Cơi, Mộc Sơn, Tà Hộc, Tạ Khoa, Thuận Châu, Tô Múa, Xuân Nha (tỉnh Sơn La);
Bát Xát; Bản Liền, Bản Xèo, Bảo Yên, Châu Quế, Chế Tạo, Chiềng Ken, Đông Cuông, Dương Quỳ, Hợp Thành, Lâm Giang, Lục Yên, Mường Hum, Nậm Chày, Phong Dụ Hạ, Tả Van, Thượng Hà, Trấn Yên, Trịnh Tường, Võ Lao, Xuân Hòa (tỉnh Lào Cai);
Bắc Mê, Đồng Tâm, Giáp Trung, Hồ Thầu, Hồng Thái, Linh Hồ, Lùng Tám, Nấm Dẩn, Pà Vầy Sủ, Phú Linh, Quản Bạ, Tân Quang, Tùng Bá, Vị Xuyên, Việt Lâm, Yên Hoa (tỉnh Tuyên Quang);
Bắc Lý, Chiêu Lưu, Huồi Tụ, Hữu Khuông, Hữu Kiệm, Keng Đu, Lượng Minh, Mường Lống, Mường Quàng, Mường Típ, Mường Xén, Mỹ Lý, Na Loi, Na Ngoi, Nậm Cắn, Nga My, Nhôn Mai, Quế Phong, Tam Quang, Tam Thái, Thông Thụ, Tiền Phong, Tri Lễ, Tương Dương, Yên Hòa, Yên Na (tỉnh Nghệ An).
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.
Cơ quan khí tượng thủy văn kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó.
Từ 22 giờ ngày 24/7 đến 10 giờ ngày 25/7, khu vực các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Nậm Hàng2 (Lai Châu) 160,2 mm ; Mường Tùng (Điện Biên) 167,2mm; Chiềng Lao2 (Sơn La) 162mm; Hồ Thâù2 (Tuyên Quang) 81,8mm; Văn Phòng Điều Hành Yên Na (Nghệ An) 57,2mm ;...
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Nhiều khu vực biển có gió giật mạnh, sóng cao
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; đặc khu Phú Quý, trạm Huyền Trân (phía Nam Biển Đông) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6.
Dự báo, ngày và đêm 25/7, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11, biển động rất mạnh. Đêm gió giảm dần, sóng cao 3-5m.
Khu vực giữa Biển Đông và vùng biển từ Khánh Hòa đến TP Hồ Chí Minh gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng cao 2-3,5 m; riêng khu vực giữa Biển Đông sóng cao 2-4m.
Vùng biển từ Đồng Tháp đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm đặc khu Trường Sa) gió cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng cao 2-3m.
Ngoài ra, ngày và đêm 25/7, khu vực Bắc và Giữa Biển Đông (bao gồm đặc khu Hoàng Sa), vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Nam Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Cảnh báo, ngày và đêm 26/7, vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Nam đặc khu Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông và vùng biển từ Gia Lai đến TP Hồ Chí Minh có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; sóng cao 2-4m, riêng vùng biển từ Gia Lai đến TP Hồ Chí Minh 2-3,5m; biển động.
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2, riêng vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông cấp 3.
Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Hiện dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Bắc Biển Đông nối với cơn bão số 4 lúc 7 giờ có vị trí ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h.