Đế quốc La Mã bành trướng lãnh thổ nhanh chóng mặt ra sao?

Đế quốc La Mã mất gần 500 năm mới chinh phục xong bán đảo Italia, nhưng chỉ mất khoảng một nửa thời gian đó để đạt đến đỉnh cao của công cuộc mở mang lãnh thổ.

Thuở đầu, La Mã chỉ là một dải đất nhỏ hẹp ở miềng trung Italia. Việc mở mang lãnh thổ của La Mã diễn ra từ từ vì những cuộc chiến với láng giềng thường xuyên đe dọa chính sự tồn tại của họ. Năm 290 TCN, đế quốc La Mã làm chủ miền trung Italia và bắt đầu bành trướng ra toàn bán đảo.

Thuở đầu, La Mã chỉ là một dải đất nhỏ hẹp ở miềng trung Italia. Việc mở mang lãnh thổ của La Mã diễn ra từ từ vì những cuộc chiến với láng giềng thường xuyên đe dọa chính sự tồn tại của họ. Năm 290 TCN, đế quốc La Mã làm chủ miền trung Italia và bắt đầu bành trướng ra toàn bán đảo.

Sự đối nghịch giữa La Mã và Carthage đã dẫn đến ba cuộc chiến tranh Punic từ năm 264 TCN – 146 TCN. Các chiến thắng của La Mã đã khiến họ có được nhiều vùng đất ở Sicile, Sardinia, Tây Ban Nha và Bắc Phi.

Sự đối nghịch giữa La Mã và Carthage đã dẫn đến ba cuộc chiến tranh Punic từ năm 264 TCN – 146 TCN. Các chiến thắng của La Mã đã khiến họ có được nhiều vùng đất ở Sicile, Sardinia, Tây Ban Nha và Bắc Phi.

Đầu thế kỷ 2 TCN, La Mã tấn công bán đảo Balkan, kết quả là năm 146 TCN họ thôn tính được phần lớn lãnh thổ Hy Lạp.

Đầu thế kỷ 2 TCN, La Mã tấn công bán đảo Balkan, kết quả là năm 146 TCN họ thôn tính được phần lớn lãnh thổ Hy Lạp.

Việc chiếm đất được đẩy nhanh hơn vào những năm cuối của nền Cộng hòa La Mã, khi các tướng lĩnh cạnh tranh để giành quyền lực chính trị và dùng chiến thắng quân sự để củng cố địa vị.

Việc chiếm đất được đẩy nhanh hơn vào những năm cuối của nền Cộng hòa La Mã, khi các tướng lĩnh cạnh tranh để giành quyền lực chính trị và dùng chiến thắng quân sự để củng cố địa vị.

Trong thời kỳ này, từ năm 58 TCN – 51 TCN, Pompey thôn tính Syria, còn Julius Ceasar chiếm phần lớn vùng Gaul.

Trong thời kỳ này, từ năm 58 TCN – 51 TCN, Pompey thôn tính Syria, còn Julius Ceasar chiếm phần lớn vùng Gaul.

Sự sụp đổ của nền Cộng hòa năm 27 TCN không chấm dứt tham vọng của đế quốc La Mã. Vấn đề an ninh dọc biên giới thậm chí khiến quân đội La Mã tiếp tục chiếm thêm nhiều vùng đất mới.

Sự sụp đổ của nền Cộng hòa năm 27 TCN không chấm dứt tham vọng của đế quốc La Mã. Vấn đề an ninh dọc biên giới thậm chí khiến quân đội La Mã tiếp tục chiếm thêm nhiều vùng đất mới.

Giai đoạn cuối cùng của việc mở mang bờ cõi trên quy mô lớn của La Mã được thực hiện dưới thời hoàng đế Claudius (xâm lăng Anh năm 43 SCN) và hoàng đế Trajan (chiếm Dacia và Lưỡng Hà các năm 106-117 SCN).

Giai đoạn cuối cùng của việc mở mang bờ cõi trên quy mô lớn của La Mã được thực hiện dưới thời hoàng đế Claudius (xâm lăng Anh năm 43 SCN) và hoàng đế Trajan (chiếm Dacia và Lưỡng Hà các năm 106-117 SCN).

Từ sau năm 250, La Mã suy yếu và lãnh thổ của đế quốc này dần thu hẹp. Đến năm 285, La Mã chia thành hai quốc gia là Đông La Mã (Byzantine) và Tây La Mã. Quốc gia phía Tây sụp đổ năm 476, còn Byzantine chấm dứt sự tồn tại năm 1453, sau khi thất thủ trước người Hồi giáo...

Từ sau năm 250, La Mã suy yếu và lãnh thổ của đế quốc này dần thu hẹp. Đến năm 285, La Mã chia thành hai quốc gia là Đông La Mã (Byzantine) và Tây La Mã. Quốc gia phía Tây sụp đổ năm 476, còn Byzantine chấm dứt sự tồn tại năm 1453, sau khi thất thủ trước người Hồi giáo...

Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/de-quoc-la-ma-banh-truong-lanh-tho-nhanh-chong-mat-ra-sao-1537054.html