Để tăng tuổi thọ, 'pháo đài bay' B-1B Lancer của Mỹ phải hy sinh một phần sức mạnh

Phi đội B-1B Lancer sẽ phải hoạt động ở độ cao lớn để tăng tuổi thọ, thay vì bay siêu âm tầm thấp như thiết kế ban đầu.

B-1B Lancer là một trong những máy bay ném bom mạnh nhất thế giới hiện nay. Cùng với B-2 và B-52, chúng tạo ra bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.

B-1B Lancer là một trong những máy bay ném bom mạnh nhất thế giới hiện nay. Cùng với B-2 và B-52, chúng tạo ra bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.

 Với khối lượng bom đạn cực lớn, B-1B Lancer trở thành pháo đài bay của Mỹ.

Với khối lượng bom đạn cực lớn, B-1B Lancer trở thành pháo đài bay của Mỹ.

 "Chúng tôi đang xem xét cấm phi công điều khiển máy bay B-1B Lancer bay thấp bám địa hình khi huấn luyện và chiến đấu, trong nỗ lực nhằm gia tăng tuổi thọ khung thân cho dòng oanh tạc cơ này", phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Tiến công toàn cầu của không quân Mỹ David Faggard cho biết hồi đầu tuần.

"Chúng tôi đang xem xét cấm phi công điều khiển máy bay B-1B Lancer bay thấp bám địa hình khi huấn luyện và chiến đấu, trong nỗ lực nhằm gia tăng tuổi thọ khung thân cho dòng oanh tạc cơ này", phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Tiến công toàn cầu của không quân Mỹ David Faggard cho biết hồi đầu tuần.

 B-1B Lancer được thiết kế có thể bay thấp với tốc độ siêu âm để né tránh radar của đối phương, nhưng cách vận hành này tạo ra áp lực rất lớn lên cấu trúc của phi cơ, khiến khung thân máy bay bị hao mòn nhanh chóng.

B-1B Lancer được thiết kế có thể bay thấp với tốc độ siêu âm để né tránh radar của đối phương, nhưng cách vận hành này tạo ra áp lực rất lớn lên cấu trúc của phi cơ, khiến khung thân máy bay bị hao mòn nhanh chóng.

 Điều này thúc đẩy không quân Mỹ yêu cầu phi công cho B-1B hoạt động ở độ cao lớn trong thời gian còn lại trong biên chế.

Điều này thúc đẩy không quân Mỹ yêu cầu phi công cho B-1B hoạt động ở độ cao lớn trong thời gian còn lại trong biên chế.

 "Hoạt động gần mặt đất khiến máy bay chịu nhiều tác động tiêu cực như nhiễu động và mật độ không khí dày", Alan Williams, phó thanh tra dự án phát triển oanh tạc cơ B-52, cho biết.

"Hoạt động gần mặt đất khiến máy bay chịu nhiều tác động tiêu cực như nhiễu động và mật độ không khí dày", Alan Williams, phó thanh tra dự án phát triển oanh tạc cơ B-52, cho biết.

 Lệnh cấm bay bám mặt đất có thể kéo dài tuổi thọ phi cơ, nhưng cũng khiến những chiếc B-1B đánh mất lợi thế và chức năng tác chiến theo thiết kế.

Lệnh cấm bay bám mặt đất có thể kéo dài tuổi thọ phi cơ, nhưng cũng khiến những chiếc B-1B đánh mất lợi thế và chức năng tác chiến theo thiết kế.

 Phi công cũng không được làm quen với phương thức chiến đấu ở độ cao nhỏ, đe dọa khả năng sống sót của họ khi xung đột quy mô lớn nổ ra.

Phi công cũng không được làm quen với phương thức chiến đấu ở độ cao nhỏ, đe dọa khả năng sống sót của họ khi xung đột quy mô lớn nổ ra.

 Phiên bản đầu tiên của dòng Lancer mang tên B-1A được tập đoàn Rockwell International thiết kế từ giữa thập niên 1970, đáp ứng nhu cầu của không quân Mỹ về loại oanh tạc cơ hạt nhân chuyên hoạt động ở tầm cao và đạt tốc độ trên 2.500 km/h. Tuy nhiên, chỉ có 4 chiếc B-1A được chế tạo trước khi tổng thống Mỹ Jimmy Carter hủy dự án năm 1977.

Phiên bản đầu tiên của dòng Lancer mang tên B-1A được tập đoàn Rockwell International thiết kế từ giữa thập niên 1970, đáp ứng nhu cầu của không quân Mỹ về loại oanh tạc cơ hạt nhân chuyên hoạt động ở tầm cao và đạt tốc độ trên 2.500 km/h. Tuy nhiên, chỉ có 4 chiếc B-1A được chế tạo trước khi tổng thống Mỹ Jimmy Carter hủy dự án năm 1977.

 Công nghệ tên lửa phòng không phát triển nhanh chóng khiến những máy bay như B-1A khó lòng xâm nhập không phận Liên Xô.

Công nghệ tên lửa phòng không phát triển nhanh chóng khiến những máy bay như B-1A khó lòng xâm nhập không phận Liên Xô.

 Thay vào đó, cựu Tổng thống Carter chuyển hướng đầu tư vào tên lửa hành trình trang bị cho oanh tạc cơ B-52, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và dự án máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.

Thay vào đó, cựu Tổng thống Carter chuyển hướng đầu tư vào tên lửa hành trình trang bị cho oanh tạc cơ B-52, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và dự án máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.

 Dự án Lancer hồi sinh với biến thể máy bay B-1B ngày 2/10/1981 theo lệnh của của Tổng thống Ronald Reagan, nhưng được áp dụng nhiều thay đổi lớn.

Dự án Lancer hồi sinh với biến thể máy bay B-1B ngày 2/10/1981 theo lệnh của của Tổng thống Ronald Reagan, nhưng được áp dụng nhiều thay đổi lớn.

 Thiết kế B-1B tối ưu cho nhiệm vụ xâm nhập không phận đối phương ở độ cao nhỏ và ứng dụng nhiều cải tiến để giảm diện tích phản xạ radar.

Thiết kế B-1B tối ưu cho nhiệm vụ xâm nhập không phận đối phương ở độ cao nhỏ và ứng dụng nhiều cải tiến để giảm diện tích phản xạ radar.

 Phi cơ chỉ có thể bay với tốc độ tối đa 1.100 km/h, nhưng có tỷ lệ sống sót cao hơn B-1A nhiều lần nhờ khả năng bay ở độ cao dưới 150 m.

Phi cơ chỉ có thể bay với tốc độ tối đa 1.100 km/h, nhưng có tỷ lệ sống sót cao hơn B-1A nhiều lần nhờ khả năng bay ở độ cao dưới 150 m.

 B-1B Lancer có chiều dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe.

B-1B Lancer có chiều dài 44,5 m, cao 10,4 m, với sải cánh 24 m khi cụp và 42 m khi xòe.

 B-1B Lancer có tải trọng cất cánh tối đa 216,4 tấn. Nó có thể mang 57 tấn vũ khí, bao gồm 34 tấn bom ở các khoang chứa trong thân và 23 tấn vũ khí dưới các giá treo bên ngoài.

B-1B Lancer có tải trọng cất cánh tối đa 216,4 tấn. Nó có thể mang 57 tấn vũ khí, bao gồm 34 tấn bom ở các khoang chứa trong thân và 23 tấn vũ khí dưới các giá treo bên ngoài.

 Trong chiến tranh Iraq, B-1B Lancer thả khoảng 40% lượng bom đạn của liên quân do Mỹ đứng đầu.

Trong chiến tranh Iraq, B-1B Lancer thả khoảng 40% lượng bom đạn của liên quân do Mỹ đứng đầu.

 Theo kế hoạch, B-1B Lancer sẽ tiếp tục là máy bay ném bom chủ chốt của quân đội Mỹ cho đến năm 2040.

Theo kế hoạch, B-1B Lancer sẽ tiếp tục là máy bay ném bom chủ chốt của quân đội Mỹ cho đến năm 2040.

 Tuy vậy, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ đang lo ngại phi đội B-1B sẽ không thể hoạt động tới thời điểm loại biên dự kiến vào năm 2040 do cường độ triển khai quá lớn.

Tuy vậy, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ đang lo ngại phi đội B-1B sẽ không thể hoạt động tới thời điểm loại biên dự kiến vào năm 2040 do cường độ triển khai quá lớn.

 Thượng nghị sĩ Mike Rounds, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, hồi tháng 8 tiết lộ chỉ có 6 trong số 61 máy bay B-1B, tương đương 10% phi đội Lancer của không quân Mỹ, đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Thượng nghị sĩ Mike Rounds, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, hồi tháng 8 tiết lộ chỉ có 6 trong số 61 máy bay B-1B, tương đương 10% phi đội Lancer của không quân Mỹ, đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu.

 Vấn đề nghiêm trọng tới mức nhiều phi công B-1B được chỉ định chuyển sang điều khiển các máy bay khác do thiếu phương tiện huấn luyện.

Vấn đề nghiêm trọng tới mức nhiều phi công B-1B được chỉ định chuyển sang điều khiển các máy bay khác do thiếu phương tiện huấn luyện.

 "Những chiếc Lancer là trụ cột của lực lượng không quân hiện nay, nhưng việc sử dụng thường xuyên khiến chỉ còn vài chiếc có thể vận hành. Chúng tôi hiểu rõ những vấn đề của dòng B-1B vì đã vắt kiệt sức của chúng", tướng John Hyten cho biết trong buổi điều trần đề cử ông làm Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ hôm 2/8.

"Những chiếc Lancer là trụ cột của lực lượng không quân hiện nay, nhưng việc sử dụng thường xuyên khiến chỉ còn vài chiếc có thể vận hành. Chúng tôi hiểu rõ những vấn đề của dòng B-1B vì đã vắt kiệt sức của chúng", tướng John Hyten cho biết trong buổi điều trần đề cử ông làm Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ hôm 2/8.

Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/de-tang-tuoi-tho-phao-dai-bay-b-1b-lancer-cua-my-phai-hy-sinh-mot-phan-suc-manh/20191220120133515