Để thảm kịch không lặp lại

Tai nạn xảy ra với tàu Vịnh Xanh 58 tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) vào chiều 19/7 khiến 39 người tử vong và mất tích đặt ra cho chúng ta câu hỏi nhức nhối: Làm sao để những tai nạn tương tự như vậy không được phép lặp lại?

Trên lý thuyết, vụ tai nạn xảy ra vì giông lốc ập đến bất ngờ,nên con tàu “có quy chuẩn an toàn cao hơn quy chuẩn quốc gia” vẫn không thể chốngchọi, bị lật úp. Thế nhưng thực tế, hơn hai tiếng đồng hồ sau tai nạn thảm khốcxảy ra, lực lượng cứu hộ mới nhận được tin báo, tức tốc điều phương tiện, nhânlực tới hiện trường. Dù 10 người đã may mắn được kịp thời cứu sống, nhưng con số39 người tử nạn và mất tích là mất mát quá lớn.

Đại diện Sở Xây dựng Quảng Ninh cho biết, Vịnh Xanh 58 có hệsố an toàn ổn định 2,3 (quy chuẩn là 1), cao hơn quy chuẩn. Thế nhưng, khi tàugặp sự cố, ngắt kết nối GPS, thì lại không thể phát tín hiệu cấp cứu tự động vàcó lẽ vì thuyền trưởng đã tử nạn ngay sau sự cố nên không có cách gì để cầu cứu.Lời kể lại của một số nhân chứng thoát nạn khiến chúng ta nhói lòng. Có ngươìthoát ra được khỏi chiếc tàu úp, bám vào chiếc ghế gỗ lênh đênh trên biển, sauđó sức tàn lực kiệt, nói lời tạm biệt: “Thôi chào anh em nhé, tôi đi đây”,buông tay. Giá như con tàu được thiết kế có biện pháp nào đó để nếu gặp nạn thìvẫn tự động gửi tín hiệu cảnh báo cầu cứu, thì lực lượng cứu hộ, cứu nạn sẽ biếtđược mà đến sớm hơn, thiệt hại có thể sẽ không nhiều như vậy.

Tối cùng ngày 19/7, tại vùng biển Hà Tĩnh, một tàu du lịchchở 34 người đi câu mực, cũng không may gặp giông lốc, bị chìm. Đã không có thiệthại nào về người xảy ra, vì một trong các yếu tố quan trọng là thuyền trưởngtìm được 3 cây pháo sáng, kịp thời bắn lên trời để người trên bờ và các tàu cátrong khu vực kịp thời phát hiện, cùng lao tới ứng cứu. So sánh hai sự việc nàyđể thấy không phải cứ được đánh giá là hiện đại mà có thể hữu hiệu hơn truyềnthống trong một số trường hợp.

Còn một lỗ hổng trong tai nạn Vịnh Xanh 58, là trên thực tếtàu bị mất kết nối từ 14h05 ngày 19/7, nhưng phải 15h30, tức gần 90 phút sau lựclượng chức năng mới tiếp nhận thông tin báo tai nạn. Chưa rõ sau khi Vịnh Xanh58 mất tín hiệu GPS, cơ quan và hệ thống thiết bị giám sát tàu có phát hiện rangay hay không. Trả lời báo chí, đại diện Cảng vụ đường thủy và Đăng kiểmphương tiện thủy nội địa tỉnh Quảng Ninh cho biết, tàu du lịch hoạt động trên vịnhđược giám sát hành trình bằng công nghệ GPS đầu tư từ 2010 với một số tính năngnhư vị trí, vận tốc, thời gian hoạt động; hỗ trợ giám sát phương tiện tại cácđiểm tránh trú bão, lưu trú ngủ đêm… Tuy nhiên, một số chủ tàu cho biết, điêùkiện sóng GPS trên vịnh đôi khi không tốt, có thể xảy ra hiện tượng mất sóng tạmthời, gây khó khăn cho đơn vị quản lý khi theo dõi. Đại diện Cảng vụ cũng chobiết, hệ thống giám sát GPS chưa cập nhật các công nghệ mới nên nhiều công đoạnphải thực hiện thủ công. Thêm yếu tố vùng vịnh Hạ Long nhiều núi đá nên tình trạngtàu mất tín hiệu GPS còn nhiều.

Tai nạn đau lòng đã xảy ra. Người đã qua đời không thể sốnglại. Điều quan trọng nhất là sau những mất mát, chúng ta rút ra bài học kinhnghiệm gì, khắc phục ra sao để những thảm nạn tương tự không được lặp lại. Đúngnhư chỉ đạo trong công điện của Thủ tưởng Chính phủ về sự việc là phải rà soát,kiểm tra toàn bộ quy trình an toàn hàng hải, tổ chức rút kinh nghiệm, khắc phụcngay hạn chế, bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động.

Nguyễn Duy Khương

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/de-tham-kich-khong-lap-lai.html