Đề thi tổ hợp có kết cấu quen thuộc nhưng đảm bảo tính phân hóa

Trong buổi sáng 29/6, hơn 1 triệu thí sinh đã hoàn thành bài thi tổ hợp tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Nhận xét về đề thi, nhiều thí sinh và giáo viên cho biết, đề thi các môn thành phần phù hợp có tính chất, mục đích của kỳ thi.

Thí sinh dự thi tại điểm thi Trường THCS Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh: Ngọc Tú)

Thí sinh dự thi tại điểm thi Trường THCS Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh: Ngọc Tú)

Thống kê của Bộ GD&ĐT cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 có tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.025.166 thí sinh. Số thí sinh đăng ký dự thi bài thi khoa học xã hội (KHXH) là khoảng 567.000 thí sinh, tương đương 55,3% và có phần nhỉnh hơn so với số thí sinh dự thi bài thi Tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN).

Thí sinh nhẹ bước rời khỏi điểm thi (Ảnh: Hiếu Phạm)

Thí sinh nhẹ bước rời khỏi điểm thi (Ảnh: Hiếu Phạm)

Theo các thầy cô tại Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi Lịch sử có độ khó tương đương đề thi năm 2022 và đề tham khảo 2023, nội dung đề thi không có nhiều biến động. 90% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11 - tăng 1 câu so với đề thi tốt nghiệp năm 2022 bao gồm 2 câu hỏi phần lịch sử Việt Nam và 2 câu phần lịch sử thế giới.

Cổng điểm thi Trường THPT Nguyễn Công Trứ - An Giang thông thoáng (Ảnh: Hoàng Tuấn)

Cổng điểm thi Trường THPT Nguyễn Công Trứ - An Giang thông thoáng (Ảnh: Hoàng Tuấn)

Đề thi có tỉ lệ câu hỏi nhận biệt, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi tham khảo ngày 1/3/2023 nhưng có tính phân loại cao và độ khó của các câu vận dụng cao tăng lên. Đề Lịch sử có những câu hỏi khó, yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức của nhiều giai đoạn lịch sử, thậm chí kết hợp cả kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam để hoàn thành.

Bài thi tổ hợp được nhận xét là vừa sức thí sinh (Ảnh: Duy Khánh)

Bài thi tổ hợp được nhận xét là vừa sức thí sinh (Ảnh: Duy Khánh)

Đề thi môn Địa lý: Nội dung đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11. Đề thi có tỉ lệ câu hỏi lí thuyết/thực hành là 52,5%/47,5% và tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu/vận dụng và vận dụng cao là 75%/25%.

Trước và sau giờ thi, thí sinh đều nhận được sự hỗ trợ tận tình của các thanh niên tình nguyện, hình ảnh ghi nhận tại Điểm thi Trường THCS Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm (Ảnh: Ngọc Tú)

Trước và sau giờ thi, thí sinh đều nhận được sự hỗ trợ tận tình của các thanh niên tình nguyện, hình ảnh ghi nhận tại Điểm thi Trường THCS Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm (Ảnh: Ngọc Tú)

Trong phần câu hỏi nhận biết, có 15 câu sử dụng Atlat. 25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng – vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề địa lí các vùng kinh tế và địa lí ngành kinh tế.

Thí sinh hoàn thành bài thi khá tốt (Ảnh: Duy Khánh)

Thí sinh hoàn thành bài thi khá tốt (Ảnh: Duy Khánh)

Đối với phần thực hành kĩ năng Địa lý, giống như trong đề tham khảo, những câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam năm nay đề bài không ghi rõ số trang mà ghi tên trang Atlat học sinh cần sử dụng, với điểm mới này, để khai thác tốt và nhanh tài liệu này học sinh cần nắm chắc mỗi trang Atlat thể hiện nội dung gì. Phần biểu đồ và bảng số liệu không có dạng bài mới, thí sinh vẫn phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững đặc trưng của các dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.

Đội tình nguyện viên xếp hai hàng chào mừng thí sinh hoàn thành bài thi (Ảnh: Ngọc Tú)

Đội tình nguyện viên xếp hai hàng chào mừng thí sinh hoàn thành bài thi (Ảnh: Ngọc Tú)

Đề thi có nhiều câu hỏi khó do đi sâu khai thác một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự.

Đề thi môn Giáo dục công dân không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới, lạ. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11. Riêng với câu hỏi lớp 12, có 64% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I. 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ nhận biết – thông hiểu. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7 - 8.

Thí sinh đã thi xong 3/4 bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (Ảnh: Ngọc Tú)

Thí sinh đã thi xong 3/4 bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 (Ảnh: Ngọc Tú)

25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, có câu hỏi mang tính tổng hợp kiến thức của nhiều bài như câu 114 (mã 305). Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 113, 114, 118, 120 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Thí sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

Tâm trạng thí sinh thoải mái vì chỉ còn một môn nữa là hoàn thành kỳ thi (Ảnh: Duy Khánh)

Tâm trạng thí sinh thoải mái vì chỉ còn một môn nữa là hoàn thành kỳ thi (Ảnh: Duy Khánh)

Đề thi môn Vật lý có 42,5% (17 câu) câu hỏi trong đề là bài tập tính toán, 57,5% (23 câu) số câu hỏi lí thuyết. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi mới, lạ, không có loại câu hỏi kết hợp kiến thức của nhiều chuyên đề. Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Vật lý 12 là: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều và Hạt nhân nguyên tử.

Như năm trước, năm nay, tỷ lệ thí sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên vẫn nhiều hơn thí sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Ảnh: Duy Khánh)

Như năm trước, năm nay, tỷ lệ thí sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên vẫn nhiều hơn thí sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Ảnh: Duy Khánh)

Đề thi môn Hóa học không quá khó, với 75% câu hỏi (30/ 40 câu) thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu, 25% câu hỏi (chiếm 10/ 40 câu) thuộc mức độ vận dụng - vận dụng cao. Trong các câu thuộc khoảng điểm 7,5 - 10 điểm có 3 câu lớp 11, còn lại thuộc chương trình lớp 12. Đề thi không có câu hỏi rơi vào phần kiến thức đã được giảm tải. Đề xuất hiện một số câu hỏi tính toán gắn liền với đời sống thực tế, nhằm giúp học sinh vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học vào cuộc sống.

Nụ cười rạng rỡ của thí sinh (Ảnh: Ngọc Tú)

Nụ cười rạng rỡ của thí sinh (Ảnh: Ngọc Tú)

Đề thi môn Sinh học: Từ năm 2022 đến nay, đề cũng đã có sự đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, tăng yêu cầu đánh giá bản chất môn học, thí sinh cần kĩ năng đọc, phân tích hình ảnh và bảng biểu, sơ đồ để khai thác dữ liệu từ đó làm nguyên liệu cho việc trả lời câu hỏi.

Chỉ cần nỗ lực ở môn cuối là thí sinh được nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian học căng thẳng (Ảnh: Ngọc Tú)

Chỉ cần nỗ lực ở môn cuối là thí sinh được nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian học căng thẳng (Ảnh: Ngọc Tú)

Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, ở 10 câu cuối cùng của đề các câu hỏi sắp xếp không theo thứ tự đó mà sắp xếp ngẫu nhiên do phần mềm trộn đề. 75% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, phù hợp với mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp. Chỉ có 25% câu hỏi dùng để phân hóa trong đó khoảng 10% câu hỏi là vận dụng cao. Có 4 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 nằm trong chương I – Chuyển hóa vật chất và năng lượng, câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 90% số câu hỏi nằm trong chương trình lớp 12. Các câu khó nhất của đề thi vẫn năm trong phần quy luật di truyền và di truyền quần thể và di truyền người ở mức vận dụng cao như truyền thống.

Đề thi bài tổ hợp có cấu trúc quen thuộc và khả năng phân hóa tốt - là nhận xét của nhiều thí sinh (Ảnh: Duy Khánh)

Đề thi bài tổ hợp có cấu trúc quen thuộc và khả năng phân hóa tốt - là nhận xét của nhiều thí sinh (Ảnh: Duy Khánh)

Nhận xét chung về 2 đề thi tổ hợp, thầy cô Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng, đề thi theo đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Nhóm Phóng viên

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/de-thi-to-hop-co-ket-cau-quen-thuoc-nhung-dam-bao-tinh-phan-hoa.html