Đề xuất dùng vòng điện tử quản lý một số tội phạm

Muốn hạn chế tối đa, thậm chí chấm dứt tình trạng vượt ngục, lại đảm bảo quản lý nghi phạm hay phạm nhân theo hướng hiện đại, văn minh như các nước, Bộ Công an đang tính đến chuyện cho những nghi can, nghi phạm, phạm nhân... đeo vòng điện tử vào cổ tay hoặc cổ chân, để theo dõi và quản lý thay cho phòng giam.

Phạm nhân được giam giữ tại nhà giam dưới sự giám sát của công an nên không thể để tình trạng tội phạm vượt ngục diễn ra phức tạp. Vì vậy, Bộ Công an đề nghị gắn vòng giám sát điện tử đeo tay hoặc chân với người bị cấm đi khỏi nơi cư trú để họ không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Những người này phải đeo vòng giám sát điện tử trong thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn để nhà chức trách theo dõi di chuyển, vị trí và nhận dạng từ xa.

Đại tá Nguyễn Văn Thịnh - Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp - Bộ Công an cho biết: “Sử dụng vòng điện tử là kinh nghiệm quốc tế, giám sát được di biến động của người đeo, nếu tự ý cố ý phá hủy thì thiết bị sẽ báo về trung tâm quản lý.”

Bộ Công an đề nghị gắn vòng giám sát điện tử đeo tay hoặc chân với người bị cấm đi khỏi nơi cư trú để họ không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

Bộ Công an đề nghị gắn vòng giám sát điện tử đeo tay hoặc chân với người bị cấm đi khỏi nơi cư trú để họ không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.

Theo thống kê của cơ quan soạn thảo, từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2023, toàn quốc có 210.500 người bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Những người này "cơ bản chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ".

Tuy nhiên, vì chưa ứng dụng khoa học công nghệ nên nhà chức trách không biết họ đi đâu, làm gì để quản lý. Có người bỏ trốn dẫn đến cảnh sát phải truy nã. Chưa kể hiện nay, tội phạm vị thành niên đang ngày càng gia tăng, đặt áp lực lớn đến các đơn vị chức năng khi phải vừa áp dụng biện pháp xử lý đủ sức răn đe, vừa tuân thủ theo quy định của pháp luật. Do đó, việc áp dụng giám sát điện tử rất phù hợp với người chưa thành niên là bị can, bị cáo, đảm bảo sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan chức năng.

Ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chia sẻ: “Bổ sung biện pháp mới là giám sát điện tử, người chưa vị thành niên chỉ bị tạm giam khi thật cần thiết hoặc khi các biện pháp giám sát khác chưa hiệu quả.”

Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho hay: “Thu hẹp các trường hợp tạm giam, bổ sung giám sát điện tử là phù hợp, tăng cường trách nhiệm gia đình.”

Việc áp dụng giám sát điện tử rất phù hợp với người chưa thành niên là bị can, bị cáo, đảm bảo sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan chức năng.

Việc áp dụng giám sát điện tử rất phù hợp với người chưa thành niên là bị can, bị cáo, đảm bảo sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan chức năng.

Bộ Công an đặt kỳ vọng, việc áp dụng giám sát điện tử có thể hạn chế tối đa hoặc chấm dứt việc tù nhân trốn trại. Đồng thời, đây cũng là biện pháp quản lý nghi can, nghi phạm, phạm nhân thay cho phòng giam.

Đại tá Nguyễn Văn Thịnh - Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp - Bộ Công an chia sẻ: “Ví dụ là vòng tay bình thường thì không làm mất mỹ quan của người phạm tội nhưng người đang thi hành án thì phải chịu hạn chế và bị kiểm soát, không thể giống người bình thường được.”

Giám sát điện tử được nhiều quốc gia sử dụng với mục đích giảm hình phạt tù, như sử dụng trước khi xét xử để giảm lệnh tạm giam, sử dụng sau khi kết án như một hình phạt cải tạo không giam giữ thay thế hình phạt tù, hay được sử dụng như một hình thức trả tự do trước thời hạn hoặc ân xá có điều kiện.

Kim Oanh

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/de-xuat-dung-vong-dien-tu-quan-ly-mot-so-toi-pham-257511.htm