Đề xuất phát triển tàu vũ trụ 'đánh chặn' chờ sẵn trên quỹ đạo, có thể 'tóm' các vật thể liên sao bí ẩn

Một nhóm các nhà khoa học đã đề xuất xây dựng một 'thiết bị đánh chặn giữa các vì sao', một tàu vũ trụ có khả năng tiếp cận với các vật thể liên sao như tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi chúng đi vào hệ Mặt trời.

Tính tới hiện tại, các nhà thiên văn học đã phát hiện được 2 vật thể liên sao (tức tới từ hệ Mặt trời khác) đang di chuyển trong Thái Dương hệ của chúng ta. Vật thể đầu tiên có tên gọi là Oumuamua, với hình dáng thon gọn rất giống một điếu xì gà. Được phát hiện lần đầu vào tháng 10/2017, Oumuamua ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới khoa học, với nhiều giả thuyết cho rằng đây có thể là một tàu thăm dò của người ngoài hành tinh. Trong khi đó, vật thể liên sao thứ 2 được phát hiện là sao chổi 2I/Borisov, vốn được phát hiện vào tháng 8/2019.

Vật thể liên sao bí ẩn Oumuamua

Vật thể liên sao bí ẩn Oumuamua

Việc gửi một tàu thăm dò để điều tra các vật thể liên sao sẽ cho phép các nhà thiên văn học chụp ảnh bề mặt của chúng chính xác hơn. Thậm chí, các tàu thăm dò sẽ có khả năng lấy các mẫu khí thoát ra từ các sao chổi như 2I/Borisov. Vấn đề nằm ở chỗ, vào thời điểm các kính viễn vọng phát hiện ra các vật thể liên sao như vậy, chúng ta đã quá trễ để có thể thiết kế, chế tạo và phóng tàu vũ trụ để 'truy đuổi' chúng. Kết quả, các vật thể liên sao đầy bí ẩn cứ thể vụt qua Thái Dương hệ, mang theo hầu hết các bí mật của chúng khi rời đi.

Cần xây dựng sẵn tàu thăm dò

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã soạn thảo và gửi đề xuất tới cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử dạng tiền in ấn arXiv vào ngày 3 tháng 11. Nghiên cứu của họ, chưa được bình duyệt, cho thấy rằng một cơ quan vũ trụ, chẳng hạn như NASA, nên xây dựng và phóng một tàu vũ trụ 'đánh chặn'. Tàu vũ trụ này có thể kiên nhẫn chờ đợi trên quỹ đạo xa của Trái đất. Sau đó, một khi các nhà thiên văn học phát hiện một vật thể liên sao đang đến, tàu thăm dò có thể nhanh chóng bay đi để 'đánh chặn' vật thể này trên đường đi của nó qua Thái Dương Hệ.

Sao chổi 2I/Borisov

Sao chổi 2I/Borisov

Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng nơi tốt nhất để cất giữ tàu vũ trụ sẽ là điểm Lagrange của Trái đất. Tại những điểm này, lực hấp dẫn của Trái đất và Mặt Trời gần như triệt tiêu lẫn nhau, cho phép các vật thể nhỏ như vệ tinh hoặc tiểu hành tinh có thể giữ nguyên vị trí cố định, theo NASA

Theo đó, nhóm đã xác định điểm L2 Lagrange, cũng là nơi đặt Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA , là nơi tốt nhất để làm 'bến tàu'. Nó sẽ cho phép tàu thăm dò chặn trước một loạt các quỹ đạo tiềm năng mà các thiên thạch hay sao chổi có thể đi qua.

Bản thân tàu thăm dò này sẽ đợi ở chế độ thấp trong suốt nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ, cho đến khi chúng ta phát hiện ra 'con mồi' phù hợp. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học sẽ gửi tàu thăm dò đến vị trí tốt nhất để có thể

Thiết bị đánh chặn giữa các vì sao được đề xuất sẽ đợi ở chế độ năng lượng thấp — có thể trong nhiều thập kỷ — cho đến khi phát hiện ra một ứng cử viên phù hợp, lúc đó các nhà khoa học có thể gửi thiết bị thăm dò đến vị trí tốt nhất có thể để cắt ngang đường di chuyển của vật thể liên sao.

Một sơ đồ hiển thị năm điểm Lagrange chính trong hệ Trái đất-Mặt trời. Các nhà nghiên cứu muốn sử dụng điểm L2, hiện là vị trí của các vệ tinh như Kính viễn vọng Không gian James Webb để làm địa điểm đặt tàu thăm dò.

Một sơ đồ hiển thị năm điểm Lagrange chính trong hệ Trái đất-Mặt trời. Các nhà nghiên cứu muốn sử dụng điểm L2, hiện là vị trí của các vệ tinh như Kính viễn vọng Không gian James Webb để làm địa điểm đặt tàu thăm dò.

Nhưng chúng ta có thể không cần đợi lâu như vậy. Các nhà thiên văn học đã nghi ngờ rằng nhiều vật thể liên sao đã âm thầm du hành qua Thái Dương Hệ mà chúng ta không thể phát hiện hàng năm.

Việc xây dựng các kính thiên văn hiện đại mới, chẳng hạn như Đài thiên văn Vera C. Rubin ở Chile, dự kiến sẽ hoạt động hoàn toàn vào đầu năm 2024, sẽ cho phép các nhà khoa học phát hiện ra nhiều vật thể này hơn bao giờ hết. Theo đó, khi đài quan sát mới của Chile hoạt động đầy đủ, nó sẽ phát hiện từ một đến mười vật thể liên sao mỗi năm. Do đó, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng có 95% khả năng một "kẻ xâm nhập" giống như Oumuamua có thể được phát hiện và khảo sát bởi tàu thăm dò chờ sẵn trên quỹ đạo.

Vật thể Oumuamua là dấu hiệu của sự sống ngoài Trái đất

Vào ngày 19-10-2017, các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện một vật thể lạ "viếng thăm" Thái Dương Hệ của chúng ta. Từ khi được phát hiện, các nhà thiên văn đã mất nhiều thời gian để tìm lời giải cho nguồn gốc của vật thể kỳ lạ này, với một loạt giả thuyết đã được đưa ra

Theo đó, vật thể bí ẩn này bay ngang hệ Mặt trời với tốc độ của một sao chổi, nhưng lại không hề có đuôi khí và đám bụi phía sau. Các nhà khoa học cho biết nếu một vật thể như vậy không phải là sao chổi, nó thường là một thiên thạch.

Tuy nhiên, Oumuamua lại di chuyển với tốc độ 93,300 km/giờ theo hướng của chòm sao Pegasus. Điều này đặt giả thiết rằng nó có thể một loại sao chổi mới, được hình thành theo một cơ chế mới mà con người chưa tìm hiểu được.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lại cho rằng Oumuamua có thể là một tàu thăm dò, hoặc thậm chí là một mảnh rác không gian (bao gồm các vệ tinh bị hỏng và các mảnh tên lửa) do một xã hội công nghệ tiên tiến ở một nơi xa xôi trong vũ trụ tạo ra.

Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự sống thông minh ngoài Trái đất và là dấu hiệu cho thấy một nền văn minh du hành vũ trụ đang khám phá hoặc đã từng khám phá các vì sao.

Tham khảo Live Science / Science Alert / Wikipedia

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/de-xuat-phat-trien-tau-vu-tru-danh-chan-cho-san-tren-quy-dao-co-the-tom-cac-vat-the-lien-sao-bi-an-2022112302104968.htm