Đêm nay, mưa sao băng cổ nhất lập đỉnh trên bầu trời Việt Nam

Đêm nay, mưa sao băng Lyrids sẽ đạt cực điểm. Người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng được mệnh danh là cổ xưa nhất này.

 Mưa sao băng Lyrids, một trong những mưa sao băng cổ xưa nhất được lịch sử thiên văn nhân loại ghi nhận, cách đây khoảng 2.500 năm. Mưa sao băng Lyrids sẽ đạt đỉnh vào đêm 22 rạng sáng 23/4/2020. Ảnh: EPA.

Mưa sao băng Lyrids, một trong những mưa sao băng cổ xưa nhất được lịch sử thiên văn nhân loại ghi nhận, cách đây khoảng 2.500 năm. Mưa sao băng Lyrids sẽ đạt đỉnh vào đêm 22 rạng sáng 23/4/2020. Ảnh: EPA.

Mưa sao băng Lyrids có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, một sao chổi có chu kỳ khoảng 415 năm trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Vào tháng 4/2022, khi Trái đất đi qua vùng quỹ đạo bị cắt ngang bởi dòng thiên thạch. Các thiên thạch lao vào khí quyển Trái đất, bốc cháy thành những vệt sáng dài trên bầu trời, được gọi là sao băng. Ảnh: VACA.

Mưa sao băng Lyrids có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, một sao chổi có chu kỳ khoảng 415 năm trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Vào tháng 4/2022, khi Trái đất đi qua vùng quỹ đạo bị cắt ngang bởi dòng thiên thạch. Các thiên thạch lao vào khí quyển Trái đất, bốc cháy thành những vệt sáng dài trên bầu trời, được gọi là sao băng. Ảnh: VACA.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, chúng ta có thể quan sát mưa sao băng bằng mắt thường và nhận biết chòm sao Lyra bằng cách tìm 3 ngôi sao sáng nhất bầu trời phía đông. Ảnh: VACA.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, chúng ta có thể quan sát mưa sao băng bằng mắt thường và nhận biết chòm sao Lyra bằng cách tìm 3 ngôi sao sáng nhất bầu trời phía đông. Ảnh: VACA.

Với điều kiện lý tưởng, người yêu thiên văn có thể quan sát thấy khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Quan trọng là bầu trời không mây, ít ô nhiễm. Ảnh: IFL Science.

Với điều kiện lý tưởng, người yêu thiên văn có thể quan sát thấy khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Quan trọng là bầu trời không mây, ít ô nhiễm. Ảnh: IFL Science.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo đêm nay, Mặt trăng có thể sẽ cản trở việc quan sát. Thêm vào đó, với các vùng có mức độ ô nhiễm cao (các thành phố lớn, khu dân cư, khu công nghiệp, công trường xây dựng...) cũng khó quan sát được.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo đêm nay, Mặt trăng có thể sẽ cản trở việc quan sát. Thêm vào đó, với các vùng có mức độ ô nhiễm cao (các thành phố lớn, khu dân cư, khu công nghiệp, công trường xây dựng...) cũng khó quan sát được.

Để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, người yêu thiên văn nên tìm một khu vực tránh xa ô nhiễm ánh sáng của thành phố. Đồng thời, kiên nhẫn chờ đợi. Ảnh: Accuweather.

Để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, người yêu thiên văn nên tìm một khu vực tránh xa ô nhiễm ánh sáng của thành phố. Đồng thời, kiên nhẫn chờ đợi. Ảnh: Accuweather.

Theo khuyến nghị của NASA, hãy đợi 30 phút để mắt thích nghi với bóng tối, nhằm giúp phát hiện thiên thạch dễ dàng hơn.

Theo khuyến nghị của NASA, hãy đợi 30 phút để mắt thích nghi với bóng tối, nhằm giúp phát hiện thiên thạch dễ dàng hơn.

Lyrids là trận mưa sao băng diễn ra từ ngày 16 - 25/4 hằng năm. Đây là đợt mưa sao băng thứ 2 mà nhân loại được chứng kiến trong năm nay.

Lyrids là trận mưa sao băng diễn ra từ ngày 16 - 25/4 hằng năm. Đây là đợt mưa sao băng thứ 2 mà nhân loại được chứng kiến trong năm nay.

Sau Lyrids, có 10 trận mưa sao băng đạt cực đại vào năm 2022. Đó là: Eta Aquariids: 4 đến 5/5; Nam Delta Aquariids: 29 đến 30/7; Alpha Capricornids: 30-31/7; Perseids: 11 đến 12/8; Orionids: 20 đến 21/10; Southern Taurids: 4 đến 5/11; Northern Taurids: 11 đến 12/11; Leonids: 17 đến 18/11; Geminids: 13 đến 14/12; Ursids: 21 đến 22/12. Ảnh: Mashable India.

Sau Lyrids, có 10 trận mưa sao băng đạt cực đại vào năm 2022. Đó là: Eta Aquariids: 4 đến 5/5; Nam Delta Aquariids: 29 đến 30/7; Alpha Capricornids: 30-31/7; Perseids: 11 đến 12/8; Orionids: 20 đến 21/10; Southern Taurids: 4 đến 5/11; Northern Taurids: 11 đến 12/11; Leonids: 17 đến 18/11; Geminids: 13 đến 14/12; Ursids: 21 đến 22/12. Ảnh: Mashable India.

Theo nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, nếu điều kiện đủ thuận lợi, đêm nay, những người yêu thiên văn hãy cứ tận hưởng một đêm xem theo cách của mình.

Theo nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, nếu điều kiện đủ thuận lợi, đêm nay, những người yêu thiên văn hãy cứ tận hưởng một đêm xem theo cách của mình.

Mời quý độc giả xem video: "Trắng đêm ngắm mưa sao băng đẹp nhất trong năm". Nguồn: VTC14.

Mai Loan

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/dem-nay-mua-sao-bang-co-nhat-lap-dinh-tren-bau-troi-viet-nam-1692019.html