Đến 30/6/2025, lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 56/TB-VPCP ngày 23/02/2025 kết luận Phiên họp tổng kết hoạt động Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Ảnh minh họa
Trong năm 2024,công tác chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 đã đạt được một số kết quảtích cực như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện đượctriển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ trung ương đến cơ sở; tíchcực hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý và điều kiệnthuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06; kinh tế số, xã hội số tiếp tụccó bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực; hạ tầng số và các nền tảng sốđược quan tâm đầu tư; cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triểnkhai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu có bước phát triển tốt; cung cấp dịchvụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện; ViệtNam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế.
Bên cạnh những kếtquả tích cực đạt được, vẫn còn những hạn chế như: Việc xây dựng, hoàn thiện thểchế, chính sách còn nhiều bất cập; nhiều nhiệm vụ theo Kế hoạch của Ủy ban Quốcgia về chuyển đổi số và Đề án 06 chưa hoàn thành; kinh tế số, hạ tầng số pháttriển chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế; công tác anninh mạng, an toàn thông tin nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; cắt giảm,đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chậm; chất lượng cung cấp dịch vụ công trựctuyến chưa cao; nhân lực cho chuyển đổi số, Đề án 06 còn chưa đáp ứng được yêucầu cả về số lượng và chất lượng, phân bổ chưa đồng đều.
Tinh thần triểnkhai gắn với 5 "tăng tốc, bứt phá"
Thông báo kết luậnnêu rõ quan điểm chỉ đạo là bám Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm2024 của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Chương trìnhhành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Phát triển khoa học,công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, là lưạchọn chiến lược, là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế nhanh, bền vữngtrong kỷ nguyên vươn mình, đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng và nhândân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tinh thần triển khai gắn với 5 "tăng tốc,bứt phá":
a) Thứ nhất làtăng tốc, bứt phá trong chuyển đổi số, đưa công nghệ số lan tỏa đến mọi lĩnh vựccủa nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 và ở mứchai con số trong những năm tiếp theo.
b) Thứ hai là tăngtốc, bứt phá trong số hóa các ngành kinh tế, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất,chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
c) Thứ ba là tăngtốc, bứt phá trong phát triển hạ tầng số, xây dựng nền tảng vững chắc cho nềnkinh tế số, phải ưu tiên và xác định có trọng tâm, trọng điểm.
d) Thứ tư là tăngtốc, bứt phá trong phát triển nhân lực số, trang bị kiến thức, kỹ năng cho thếhệ tương lai, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội trong kỷ nguyên số.
đ) Thứ năm là tăngtốc, bứt phá trong phát triển Chính phủ số, xã hội số, công dân số, nâng cao hiêụlực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo từ trênxuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên
Chủ đề chuyển đôỉsố năm 2025 là: "Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăngtốc, bứt phá phát triển kinh tế số", trong đó, Thủ tướng Chính phủPhạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu gương đi đầu, tiên phong trong nhậnthức, đổi mới tư duy, phương pháp luận về chuyển đổi số; chỉ đạo quyết liệt nhữngnhiệm vụ chậm tiến độ, tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn theo nguyên tắc"lãnh đạo từ trên xuống, nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từdưới lên". Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về chuyển đổi sốvà Đề án 06 bằng nhiều hình thức.
Đồng thời, khẩntrương ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiệnNghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị trong tháng 02 năm 2025, đảm bảo"rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm" để đánhgiá, đo lường, kiểm tra, giám sát; Hoàn thành xây dựng các cơ sở dữ liệu quốcgia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nhất là cơ sở dữ liệu về đất đai; nghiên cứu,xây dựng đề án ứng dụng internet vạn vật (IoT) trong một số ngành, lĩnh vực,như: sản xuất, thương mại, năng lượng, nông nghiệp thông minh, giao thông thôngminh, y tế thông minh; rà soát, đánh giá, nghiên cứu phương án triển khai trungtâm giám sát, điều hành thông minh dựa trên dữ liệu, kết nối với Trung tâm điêùhành của Chính phủ bảo đảm thiết thực, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật.
Chuyển trạng tháicung cấp dịch vụ công từ "xin - cho" sang trạng thái "chủ động -phục vụ"; đẩy mạnh xóa bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; nâng caochất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình hướng tới dịch vụ số cá nhân hóa,không phụ thuộc địa giới hành chính. Phấn đấu đến hết năm 2025, 100% thủ tụchành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thứcdịch vụ công trực tuyến toàn trình, 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trựctuyến, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Đến ngày 30/6, tấtcả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
Hết tháng 6 năm2025, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.
Đến ngày 30 tháng6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh,huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký sốđể giải quyết công việc.
Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện phân cấp, ủy quyền trong giảiquyết thủ tục hành chính, áp dụng chính sách thu phí không đồng để thu hút ngươìdân thực hiện dịch vụ công trực tuyến như mô hình thành phố Hà Nội đã triểnkhai; phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an số hóa dữ liệu hộ tịch và đồng bộ vơíCơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch, phục vụ cắt giảm, đơn giản hóa thủtục hành chính, hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2025; phối hợp với Bộ Tàinguyên và Môi trường số hóa dữ liệu đất đai trên địa bàn, hoàn thành trước ngày30 tháng 6 năm 2025.
Phátđộng phong trào thi đua toàn quốc về phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo vàchuyển đổi số
Bộ Nội vụ nghiên cứu,tham mưu phát động phong trào thi đua toàn quốc về phát triển khoa học, côngnghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo khí thế, hiệu ứng lan tỏa đến từngngười dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ công vụ.
Bộ Thông tin vàTruyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiệnLuật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5năm 2025; kịp thời trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn sau khi luậtđược ban hành. Hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn LuậtGiao dịch điện tử năm 2023 về cơ sở dữ liệu dùng chung.
Bộ Công an chủtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Luật Bảo vệ dữliệu cá nhân để trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng5 năm 2025; kịp thời trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn sau luậtđược ban hành để triển khai thực hiện. Sớm hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dữ liệu.
Bộ Công an, BộThông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụtổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thànhtích trong công tác triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 năm 2024 tạiphiên họp tháng 3 năm 2025, đồng thời tổ chức khen thưởng theo thẩm quyền đượcgiao và quy định của pháp luật.