Nằm trên núi Câu Lậu ở thôn Yên Sơn, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, chùa Tây Phương không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng vùng Bắc Bộ mà còn lưu giữ nhiều công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của nền văn hóa lâu đời xứ Đoài. Ảnh: Vương Lộc
Từ chân núi, du khách sẽ trải qua 239 bậc lát đá ong thì sẽ đến đỉnh núi và cổng chùa. Ảnh: Vương Lộc
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, chùa Tây Phương gồm quần thể các hạng mục công trình kiến trúc như: Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách. Ảnh: Vương Lộc
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam với ba tòa dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng. Ảnh: Vương Lộc
Chiều dài lịch sử chùa Tây Phương lắng đọng lại nhiều điều mà người xưa để lại cho hậu thế, một công trình kiến trúc tuyệt mỹ, một kho tàng di sản vật thể và phi vật thể phong phú. Ảnh: Vương Lộc
Chùa Tây Phương lưu giữ hệ thống 64 pho tượng phật giáo niên đại thế kỷ XVIII, XIX, phản ánh đậm nét đời sống, văn hóa Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử. Ảnh: Vương Lộc
Mái đao cong có gắn tứ linh bằng sành nung rất tinh xảo, thanh thoát. Ảnh: Vương Lộc
Theo TTXVN, chùa Tây Phương là ngôi chùa thể hiện rõ nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng dưới bàn tay thợ tài hoa của các nghệ nhân làng mộc truyền thống và lâu đời Chàng Sơn của xứ Đoài. Ảnh: Vương Lôc
Năm 2014, chùa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ XVIII được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: Vương Lộc
Vương Lộc