Đến lúc Việt Nam nghĩ về chiếc vé dự World Cup bóng đá nam?
Sau chuyển biến thời gian qua, liệu bóng đá Việt Nam đã đủ tầm để đua tranh chiếc vé tới World Cup?
Bóng đá Việt Nam thời gian qua gặt hái được nhiều thành công ở các cấp độ đội tuyển.
Với việc World Cup tăng lên 48 đội cũng như hệ thống thi đấu châu Á được mở rộng, nhiều người cho rằng đến lúc Việt Nam nghĩ về chiếc vé dự World Cup bóng đá nam.
Báo Giao thông trao đổi với ông Lê Hoài Anh, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về mục tiêu này.
Thành tích của Việt Nam không phải phát triển nóng
Bóng đá Việt Nam những năm gần đây đã gặt hái được nhiều thành công. Theo ông, đây có phải là sự phát triển nóng hay thế và lực của bóng đá Việt Nam đều đã được nâng tầm?
5 năm qua, bóng đá Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào.
Bên cạnh đó, các đội tuyển trẻ cũng thường xuyên giành quyền tham dự VCK châu Á, từ đó hình thành nên lớp kế cận chất lượng cho đội tuyển quốc gia.
Do vậy tôi cho rằng, những thành tích trên không phải là sự phát triển nóng, mà là kết quả của cả một quá trình đầu tư có trọng tâm, trọng điểm của VFF theo định hướng phát triển bóng đá trẻ.
Để có được những thành quả đáng khích lệ như thế, bóng đá Việt Nam đã thực hiện những kế hoạch, chiến lược ra sao, thưa ông?
“
Việc World Cup tăng lên 48 đội cũng như hệ thống thi đấu châu Á được mở rộng sẽ giúp cho các đội tuyển có cơ hội được tham gia vào các sân chơi ở trình độ cao. Do vậy, nếu không có sự đầu tư chuẩn bị thật tốt chúng ta sẽ khó có cơ hội giành được kết quả như mong muốn.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh
”
Thứ nhất, VFF đã xây dựng được các giải pháp mang tính đồng bộ và bám sát Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến 2020 - Tầm nhìn đến năm 2030, trong đó sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành, sự ủng hộ và phối hợp của các CLB, các địa phương có vai trò rất quan trọng.
Thứ hai, VFF đã định hướng xây dựng kế hoạch tổ chức của các giải thuộc hệ thống thi đấu trong nước phù hợp với lịch hoạt động của các ĐTQG, qua đó đảm bảo tốt công tác chuẩn bị của các đội tuyển tham dự các giải quốc tế.
Thứ ba, VFF tăng cường công tác đối ngoại, vận động tài trợ kết hợp với nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, từ các dự án phát triển của FIFA, AFC, qua đó đảm bảo tốt nguồn lực phục vụ công tác tập huấn chuẩn bị cho các đội tuyển trước khi tham dự các giải đấu.
Cuối cùng, chúng tôi chú trọng nâng cao chất lượng cho các giải bóng đá quốc gia, đặc biệt là các giải chuyên nghiệp và và giải đấu dành cho bóng đá trẻ.
Cố HLV Alfred Riedl từng nói, bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc. Hiện tại, bóng đá Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn cho đào tạo trẻ. Theo ông, giải pháp nào để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác này?
Hiện tổng số giải đấu trẻ thuộc hệ thống thi đấu quốc gia lên 22 giải đấu, qua đó từng bước hoàn thiện hệ thống thi đấu bóng đá trẻ các lứa tuổi, tạo chân đế cho sự phát triển của bóng đá đỉnh cao trong nước, tạo tiền đề cho các đội tuyển quốc gia hướng tới những mục tiêu lớn như World Cup, Olympic.
Nhưng nhìn tổng thể thì khó khăn lớn nhất đối với công tác đào tạo trẻ vẫn là vấn đề cơ sở vật chất và kinh phí còn nhiều khó khăn. Hiện nay chỉ có một số CLB, trung tâm đào tạo có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn chất lượng và đã khẳng định được thương hiệu như: HAGL, PVF, Viettel, Học viện Juventus Việt Nam…
Hy vọng, trong tương lai gần, Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia hoạt động bóng đá sẽ quan tâm đầu tư hơn nữa để cải thiện về cơ sở vật chất, sân bãi, vừa là để phục vụ đào tạo và thi đấu, vừa tạo nền tảng cơ sở để bó
Theo ông, còn những tiềm năng nào bóng đá Việt chưa thể khai phá hết để gia tăng nội lực?
Về tầm nhìn, VFF sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào phát triển bóng đá trẻ và tạo sự ổn định đối với hệ thống bóng đá chuyên nghiệp. Đây là hai yếu tố quyết định đến sự phát triển mang tính bền vững của bóng đá Việt Nam.
Đối với bóng đá trẻ, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để các CLB trong nước nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo trẻ, khuyến khích và hỗ trợ mô hình hợp tác với các CLB nước ngoài, VFF cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống thi đấu và cải thiện chất lượng các giải thi đấu bóng đá trẻ.
Một mình VFF không thể làm được
Với tiềm lực tài chính còn hạn chế, đâu là những trọng tâm bóng đá Việt Nam nhắm tới để đầu tư?
Trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn về nguồn kinh phí, việc mở rộng, tăng cường và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước có nền bóng đá phát triển tiếp tục sẽ là giải pháp hiệu quả đối với sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Ngoài hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, VFF đang tiếp tục mở rộng mối quan hệ với các quốc gia Tây Á như Ả rập Xê út, UAE… với những chương trình hợp tác rất cụ thể.
Cùng đó, VFF cũng cần đẩy mạnh các giải pháp gia tăng thương hiệu cho các đội tuyển, các giải đấu quốc gia nhằm thu hút sự quan tâm đầu tư và các doanh nghiệp, các đơn vị tài trợ.
Sau lần đầu dự vòng loại cuối một kỳ World Cup, bóng đá Việt Nam rút ra được những bài học gì?
Chỉ khi được thường xuyên thi đấu với các đối thủ các đẳng cấp cao hơn thì các đội tuyển của Việt Nam mới có thể tích lũy tốt và trưởng thành nhanh hơn. Cơ hội thi đấu với những đội tuyển hàng đầu của bóng đá châu Á không phải lúc nào cũng có.
Hơn nữa, thi đấu tại giải chính thức hoàn toàn khác biệt so với thi đấu giao hữu, nó sẽ giúp các cầu thủ tích lũy kinh nghiệm quốc tế, có sự tiếp cận nhanh hơn với trình độ chơi bóng đỉnh cao, qua đó có sự cải thiện tốt hơn về kỹ năng cũng như tâm lý.
Đối với bóng đá Việt Nam, World Cup vẫn là con đường dài phía trước. Chúng ta hãy cứ phấn đấu theo từng bước.
Sau chuyển biến thời gian qua, ông có nghĩ bóng đá Việt Nam đã đủ tầm để đua tranh chiếc vé tới World Cup?
Thành công của bóng đá trẻ thời gian qua không chỉ tạo ra tiền đề thuận lợi để tạo động lực thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển bóng đá Việt Nam mà đã cho chúng ta thấy tiềm năng rất lớn của bóng đá Việt Nam.
Điều quan trọng là VFF cần vận động tốt các nguồn lực để xây dựng được kế hoạch khoa học nhất trong công tác chuẩn bị cho đội tuyển, hướng tới các mục tiêu cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn.
Tôi không thể khẳng định bóng đá Việt Nam đã đủ thực lực hay chưa. Nhưng chúng ta cần tiếp tục thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ và bám sát chiến lược đã đề ra. Quan trọng nhất là sự chung tay của tất cả mọi thành phần xã hội, chỉ riêng VFF không thể làm được.
Cảm ơn ông!
Những dấu ấn lịch sử
5 năm qua, bóng đá Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, trong đó có những thành tích mang dấu ấn lịch sử như giành quyền tham dự U20 World Cup 2017, Á quân giải U23 châu Á 2018, lần thứ hai vô địch Đông Nam Á 2018, vào Tứ kết Asian Cup 2019, vào Vòng loại cuối World Cup 2022, dự World Cup nữ 2023, hai lần liên tiếp giành HCV bóng đá nam và bóng đá nữ tại SEA Games (2019 và 2021), hai lần giành quyền tham dự VCK FIFA futsal World Cup (2016 và 2021)…