Đến nơi tận cùng của trái đất chứng kiến sự sụp đổ của sông băng
Nếu bạn là người thích du lịch và khám phá thì công viên quốc gia Glacier ở Patagonia là một lựa chọn khá hoàn hảo. Đây thực sự là chuyến đi khiến cho bạn 'sống không còn gì để hối tiếc'.
Vườn quốc gia Los Glaciares được lập vào năm 1937, có diện tích 4.459km2, thuộc tỉnh Santa Cruz, và là vườn quốc gia lớn thứ hai ở Argentina.
Từ El Calafate, chúng tôi mất khoảng 30 phút lái xe đến cổng sông băng Moreno. Vào thời điểm đó, các nhân viên của danh lam thắng cảnh vẫn chưa đi làm và phải đợi đến 8:30 để bắt đầu bán vé. Sông băng Moreno là nơi duy nhất chúng tôi phải mua vé trong suốt chuyến đi này.
Mỗi người chúng tôi đã trả 800 peso cho phí vào cửa tương đương khoảng 91 nhân dân tệ. Đối với công dân Argentina giá sẽ rẻ hơn nhiều.
Công viên quốc gia Glacier của Argentina đã được Liên hợp quốc đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. Ngay từ năm 1945, nơi đây đã là một công viên quốc gia ở Argentina. Điều này cho thấy Argentina coi trọng và gắn bó với tài nguyên thiên nhiên đến mức nào.
Sở dĩ được gọi là Công viên quốc gia Glacier vì số lượng sông băng tự nhiên ở đây rất nhiều. Patagonia có 48 sông băng lớn và hơn 100 sông băng nhỏ. Đây là cánh đồng băng lớn thứ hai trên thế giới ngoại trừ Nam Cực, với diện tích băng rộng 12.500 km2.
Trải rộng trong khu vực khoảng 600.000ha, sông băng Perito Moreno tạo ra một nhánh nhỏ là hồ Argentino.
Nơi đây được coi là hồ đẹp và lâu đời nhất ở Argentina, nó có niên đại khoảng 15.000 năm. Nó có chiều cao 60 mét, chiều dài 35 km và chiều rộng 5 km, nhưng đây không phải là điểm chính khiến nó trở thành đặc biệt.
Điểm nổi bật của nó là khi khí hậu toàn cầu ấm lên, vô số sông băng đang tan chảy và sụp đổ, nhưng con sông này không ngừng phát triển kích thước của mình, nó di chuyển về phía trước với tốc độ trung bình 35 cm mỗi ngày và có thể di chuyển tối đa hơn hai mét.
Khi nào khối băng đó lớn hơn nữa? Bạn không phải lo lắng về điều này, và đây là điểm đặc biệt thứ hai của nó vì khi áp lực đạt đến một mức nhất định, nó sẽ sụp đổ một cách tự nhiên.
Với áp lực lớn như rung chuyển trái đất, dòng sông băng hùng vĩ đã phá vỡ, các sông băng sụp đổ kèm theo những con sóng khổng lồ ào tới. Đây là lý do tại sao khách du lịch đến đây để xem sông băng bất chấp khoảng cách địa lý.
Người ta nói rằng trước đây phải mất mấy ngày băng mới tan nhưng vài năm trở lại đây hiện tượng sụp băng này xảy ra liên tục với tần suất lớn. Trong thời gian chúng tôi tham quan khoảng 3 tiếng đồng hồ đã có ít nhất năm lần băng vỡ với quy mô lớn đủ để tôi thót tim và gào thét lên như gặp ma quỷ.
Tham quan sông băng Moreno là một trải nghiệm khá thoải mái và thú vị. Khu vực danh lam thắng cảnh đã xây dựng những con đường mòn rất đẹp, được đặt so le theo thứ tự để đảm bảo việc đưa khách du lịch đến càng nhiều góc độ cận cảnh càng tốt.
Ngay cả khi tôi đang mang một túi máy ảnh nặng hơn 10 kg, tôi cũng quên cả mệt mỏi khi di chuyển lên xuống. Trải nghiệm này còn thích thú hơn so với chuyến đi bộ của tôi trên Núi Fitzroy hai ngày sau đó.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn chứng kiến toàn bộ quá trình sụp đổ của sông băng, bạn vẫn cần phải có một chút kiên nhẫn.