Đến thăm Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ, di tích lịch sử quốc gia ở Hậu Giang

Di tích lịch sử Trụ sở Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ tọa lạc tại phường Hiệp Thành, TP Ngã Bảy, Hậu Giang. Đây từng là nơi được thành lập để giám sát và điều hành việc thực hiện Hiệp định Genève.

Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ được thành lập vào cuối năm 1954 là bộ phận trực thuộc Ủy ban Liên hợp Đình chiến Trung ương ở Đông Dương, tổ chức và giám sát việc thi hành Hiệp định Genève.

Theo thông tin tại Bảo tàng Hậu Giang, trong thời gian từ cuối năm 1954 đến đầu năm 1955, tại Trụ sở Ủy ban liên hợp đình chiến Nam bộ đã diễn ra những buổi làm việc giữa phái đoàn ta do đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, cấp bậc Đại tá làm Trưởng đoàn và phái đoàn của Pháp do Đại tá Duque làm Trưởng đoàn (sau đổi thành Đại tá Colelen Bazien).

Trụ sở Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ tọa lạc tại phường Hiệp Thành, TP Ngã Bảy, Hậu Giang. Ảnh: Ngọc Khuyến

Trụ sở Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ tọa lạc tại phường Hiệp Thành, TP Ngã Bảy, Hậu Giang. Ảnh: Ngọc Khuyến

Các vấn đề trọng yếu của việc đàm phán giữa hai bên là đấu tranh buộc Pháp phải nghiêm chỉnh chấp hành hiệp định, tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân Nam bộ; trao trả tù binh bị giam giữ. Phái đoàn ta buộc Pháp phải cung cấp toàn bộ hồ sơ, danh sách tù nhân cho ta quản lý (khoảng 4.000 người); không phân biệt đối xử, không trả thù những người kháng chiến cũ…

Từ ngoài nhìn vào trước cửa trụ sở có một bảng lớn, viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt.

Từ ngoài nhìn vào trước cửa trụ sở có một bảng lớn, viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt.

Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ còn làm nhiệm vụ tổ chức chuyển quân và rút quân tập kết giữa hai vùng theo định của Hiệp định. Do đó, trong thời gian đầu, hai bên trao đổi thống nhất thực hiện ngừng bắn, chuyển giao quyền kiểm soát giữa các vùng, vạch kế hoạch tập kết và đường chuyển quân ta và địch.

Mô hình tàu Hòa bình được trưng bày tại di tích. Trước đây, trong các lần diễn ra buổi họp giữa hai phía, tàu Hòa Bình chở cán bộ ta từ căn cứ ở Hàng Điệp (cách TP Ngã Bảy 10km là nơi đóng quân cán bộ ta) ra trụ sở họp, nhân dân hai bên bờ sông và chợ Phụng Hiệp khi nhìn thấy đều vui mừng đón chào, vỗ tay vang dội … cổ vũ phái đoàn ta hằng ngày. Ảnh: Ngọc Khuyến

Mô hình tàu Hòa bình được trưng bày tại di tích. Trước đây, trong các lần diễn ra buổi họp giữa hai phía, tàu Hòa Bình chở cán bộ ta từ căn cứ ở Hàng Điệp (cách TP Ngã Bảy 10km là nơi đóng quân cán bộ ta) ra trụ sở họp, nhân dân hai bên bờ sông và chợ Phụng Hiệp khi nhìn thấy đều vui mừng đón chào, vỗ tay vang dội … cổ vũ phái đoàn ta hằng ngày. Ảnh: Ngọc Khuyến

Bên trong di tích có trưng bày nhiều hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo phái đoàn của ta và các vật dụng trước đây mà các phái đoàn của hai bên đã sử dụng. Ảnh: Ngọc Khuyến

Bên trong di tích có trưng bày nhiều hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo phái đoàn của ta và các vật dụng trước đây mà các phái đoàn của hai bên đã sử dụng. Ảnh: Ngọc Khuyến

Toàn khu di tích dược xây dựng trên diện tích 1.635m². Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển quân tập kết, tháng 2-1955, phái đoàn Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ đã rút ra Trung ương (Hà Nội) nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: Ngọc Khuyến

Toàn khu di tích dược xây dựng trên diện tích 1.635m². Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển quân tập kết, tháng 2-1955, phái đoàn Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ đã rút ra Trung ương (Hà Nội) nhận nhiệm vụ mới. Ảnh: Ngọc Khuyến

Năm 1996, trụ sở Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ảnh: Ngọc Khuyến

Năm 1996, trụ sở Ủy ban Liên hợp Đình chiến Nam bộ được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ảnh: Ngọc Khuyến

Ngọc Khuyến

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/den-tham-uy-ban-lien-hop-dinh-chien-nam-bo-di-tich-lich-su-quoc-gia-o-hau-giang-2/