Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt - nơi ghi dấu lịch sử Tây Sơn

Khu di tích Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (cách TP Quy Nhơn chừng 35km) - quê hương của 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Nơi đây không chỉ lưu giữ những hiện vật lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn mà còn là nơi lưu lại dấu tích của 3 anh em họ Nguyễn. Đến đây, du khách như được ngược dòng lịch sử để chứng kiến tinh thần thượng võ, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn, qua đó nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Bảo tàng Quang Trung với kiến trúc đặc sắc, mang nét uy nghiêm, là một phần của Khu di tích Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt

Bảo tàng Quang Trung với kiến trúc đặc sắc, mang nét uy nghiêm, là một phần của Khu di tích Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt

Phía trước bảo tàng là tượng đài Hoàng đế Quang Trung với dáng đứng oai phong, lẫm liệt

Phía trước bảo tàng là tượng đài Hoàng đế Quang Trung với dáng đứng oai phong, lẫm liệt

Bảo tàng Quang Trung được xây dựng tại chính quê hương của Tây Sơn Tam Kiệt - Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

Bảo tàng Quang Trung được xây dựng tại chính quê hương của Tây Sơn Tam Kiệt - Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

Tượng Tây Sơn Tam Kiệt cùng lời hịch “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Tượng Tây Sơn Tam Kiệt cùng lời hịch “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Bảo tàng Quang Trung với 9 phòng trưng bày, lưu giữ hơn 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn

Bảo tàng Quang Trung với 9 phòng trưng bày, lưu giữ hơn 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn

Thuyết minh viên kể về nguồn gốc, ý nghĩa của các hiện vật

Thuyết minh viên kể về nguồn gốc, ý nghĩa của các hiện vật

Giếng cổ trước sân nhà cũ Quang Trung

Giếng cổ trước sân nhà cũ Quang Trung

Các dãy nhà trong khuôn viên Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính với hệ thống mái lợp ngói âm dương tráng men mang dáng dấp mái đình, chùa Việt Nam vào thế kỷ XVIII

Các dãy nhà trong khuôn viên Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính với hệ thống mái lợp ngói âm dương tráng men mang dáng dấp mái đình, chùa Việt Nam vào thế kỷ XVIII

MINH NGUYỆT - LÊ HẢO (thực hiện)

Nguồn Phú Yên: http://baophuyen.vn/141/292423/den-tho-tay-son-tam-kiet-noi-ghi-dau-lich-su-tay-son.html