Đẹp mắt diều sáo 'khủng' trong lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Người dân đến với Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông có cơ hội chiêm ngưỡng hàng chục con diều với nhiều màu sắc, hình dáng...được các nghệ nhân làm ra để tranh tài.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 232 năm ngày mất của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ở thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ban tổ chức lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2023 khai mạc Hội thi trưng bày diều sáo Hải Thượng lần thứ 1.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 232 năm ngày mất của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ở thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ban tổ chức lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2023 khai mạc Hội thi trưng bày diều sáo Hải Thượng lần thứ 1.

Tại Hội thi, các nghệ nhân của 11 xã trên địa bàn huyện trưng bày những cánh diều sặc sỡ, bắt mắt, được trang trí tỉ mỉ. Khung diều được làm từ tre, uốn cong hình bán nguyệt. Để làm được chiếc điều ưng ý các nghệ nhân phải chuẩn bị từ hàng chục ngày trước.

Tại Hội thi, các nghệ nhân của 11 xã trên địa bàn huyện trưng bày những cánh diều sặc sỡ, bắt mắt, được trang trí tỉ mỉ. Khung diều được làm từ tre, uốn cong hình bán nguyệt. Để làm được chiếc điều ưng ý các nghệ nhân phải chuẩn bị từ hàng chục ngày trước.

Những chiếc diều này được làm theo bản gốc diều sáo của cụ Hải Thượng Lãn Ông.

Những chiếc diều này được làm theo bản gốc diều sáo của cụ Hải Thượng Lãn Ông.

Theo quy định của Ban tổ chức, diều sáo phải được chế tác thủ công, có gắn sáo chiêng, sải rộng không quá 3m.

Theo quy định của Ban tổ chức, diều sáo phải được chế tác thủ công, có gắn sáo chiêng, sải rộng không quá 3m.

Nhiều người dân thích thú chụp ảnh lưu niệm bên chiếc điều sáo "khủng".

Nhiều người dân thích thú chụp ảnh lưu niệm bên chiếc điều sáo "khủng".

Sáo làm bằng tre, đầu làm bằng gỗ vàng tâm. Một bộ sáo gồm 2-3 ống được gắn cố định với nhau bằng ống tre nhỏ, sau đó gắn vào diều.

Sáo làm bằng tre, đầu làm bằng gỗ vàng tâm. Một bộ sáo gồm 2-3 ống được gắn cố định với nhau bằng ống tre nhỏ, sau đó gắn vào diều.

Các nghệ nhân không sử dụng khung bằng kim loại và áo phết may mua sẵn để khoác vào cánh diều.

Các nghệ nhân không sử dụng khung bằng kim loại và áo phết may mua sẵn để khoác vào cánh diều.

Ban Tổ chức sẽ căn cứ các tiêu chí: nội dung thuyết trình, cách thức chế tác, hoàn thiện diều, hình dáng, đường nét, tỷ lệ cấu trúc và các bộ phận của diều cũng như thuật tạo sáo chiêng để chấm điểm.

Ban Tổ chức sẽ căn cứ các tiêu chí: nội dung thuyết trình, cách thức chế tác, hoàn thiện diều, hình dáng, đường nét, tỷ lệ cấu trúc và các bộ phận của diều cũng như thuật tạo sáo chiêng để chấm điểm.

Hội thi trưng bày diều sáo sẽ kéo dài đến hết ngày 3/2 (tức 13 tháng Giêng).

Hội thi trưng bày diều sáo sẽ kéo dài đến hết ngày 3/2 (tức 13 tháng Giêng).

Tương truyền, Lê Hữu Trác (1720-1791), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, trong thời gian ở quê mẹ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), ngoài nghiên cứu bốc thuốc chữa bệnh cứu người còn có thú chơi diều sáo. Lúc còn sống, Lê Hữu Trác có lần nhắn gửi con cháu rằng, khi thả diều, nếu diều đứt dây và rơi ở đâu thì sau này đặt mộ ông ở đó. Sau này, chiếc diều sáo đã rơi xuống ngọn núi Minh Tự, nay là thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, hiện quần thể mộ và di tích của Lê Hữu Trác đặt tại đây.

Tương truyền, Lê Hữu Trác (1720-1791), biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, trong thời gian ở quê mẹ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), ngoài nghiên cứu bốc thuốc chữa bệnh cứu người còn có thú chơi diều sáo. Lúc còn sống, Lê Hữu Trác có lần nhắn gửi con cháu rằng, khi thả diều, nếu diều đứt dây và rơi ở đâu thì sau này đặt mộ ông ở đó. Sau này, chiếc diều sáo đã rơi xuống ngọn núi Minh Tự, nay là thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, hiện quần thể mộ và di tích của Lê Hữu Trác đặt tại đây.

Như nhiều lễ hội khác, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra vào ngày 13 và 14 tháng Giêng hằng năm với lễ dâng hương tại khu mộ, nhà thờ; lễ rước từ khu mộ về nhà thờ; lễ cầu an, cầu sức khỏe tại chùa Tượng Sơn. Bên cạnh phần lễ là phần hội, gồm nhiều trò chơi dân gian, hội thi như: đua thuyền trên sông Ngàn Phố, thi trưng bày diều, nấu bánh chưng, trò chơi đẩy gậy, vật tay…

Như nhiều lễ hội khác, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra vào ngày 13 và 14 tháng Giêng hằng năm với lễ dâng hương tại khu mộ, nhà thờ; lễ rước từ khu mộ về nhà thờ; lễ cầu an, cầu sức khỏe tại chùa Tượng Sơn. Bên cạnh phần lễ là phần hội, gồm nhiều trò chơi dân gian, hội thi như: đua thuyền trên sông Ngàn Phố, thi trưng bày diều, nấu bánh chưng, trò chơi đẩy gậy, vật tay…

Nguyễn Sơn - Ánh Dương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dep-mat-dieu-sao-khung-trong-le-hoi-hai-thuong-lan-ong-16923020407164292.htm