Đi chợ kiểu mới, chỉ cần 'alo là có hàng' an toàn phòng chống dịch

Trong thời gian giãn cách xã hội, chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có những ý tưởng kinh doanh độc đáo vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục vụ đầy đủ nhu cầu của người mua.

Chợ Hàng Bè (phường Hàng Bạc) nằm trên các tuyến phố Gia Ngư, Trung Yên, ngõ Cầu Gỗ. Nơi đây chuyên buôn bán và cung ứng đa dạng các loại thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn phường, cũng như nhân dân các phường lân cận.

Chợ Hàng Bè (phường Hàng Bạc) nằm trên các tuyến phố Gia Ngư, Trung Yên, ngõ Cầu Gỗ. Nơi đây chuyên buôn bán và cung ứng đa dạng các loại thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn phường, cũng như nhân dân các phường lân cận.

Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, phường Hàng Bạc đã triển khai rất nhiều các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, phường Hàng Bạc đã triển khai rất nhiều các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Tất cả các hộ kinh doanh trong chợ đều lắp tấm che làm vách ngăn giữa người mua và người bán. Trên các lối vào chợ, đều được đánh dấu sơn để người mua hàng đứng đảm bảo giãn cách tối thiểu 2m.

Tất cả các hộ kinh doanh trong chợ đều lắp tấm che làm vách ngăn giữa người mua và người bán. Trên các lối vào chợ, đều được đánh dấu sơn để người mua hàng đứng đảm bảo giãn cách tối thiểu 2m.

Các chốt xung quanh chợ đều được thiết lập với sự tham gia hỗ trợ của lực lượng công an phường, UBND phường, phối hợp cùng tổ dân phố để rà soát, kiểm tra lượng người ra vào chợ.

Các chốt xung quanh chợ đều được thiết lập với sự tham gia hỗ trợ của lực lượng công an phường, UBND phường, phối hợp cùng tổ dân phố để rà soát, kiểm tra lượng người ra vào chợ.

Ở chốt chính của chợ luôn có tổ Covid-19 thực hiện việc kiểm tra phiếu, nhắc nhở người dân đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào chợ.

Ở chốt chính của chợ luôn có tổ Covid-19 thực hiện việc kiểm tra phiếu, nhắc nhở người dân đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi vào chợ.

Trước đó, ngày 15/8, phường Hàng Bạc đã triển khai phát thẻ đi chợ vào ngày chẵn lẻ cho nhân dân trên địa bàn thông qua tổ dân phố. Theo đó, tổ dân cư số 1, 2 đi chợ ngày chẵn; tổ 3, 4, 5 đi ngày lẻ, thời gian mua hàng được ghi rõ trong các phiếu đi chợ.

Trước đó, ngày 15/8, phường Hàng Bạc đã triển khai phát thẻ đi chợ vào ngày chẵn lẻ cho nhân dân trên địa bàn thông qua tổ dân phố. Theo đó, tổ dân cư số 1, 2 đi chợ ngày chẵn; tổ 3, 4, 5 đi ngày lẻ, thời gian mua hàng được ghi rõ trong các phiếu đi chợ.

“Với nhân dân ở các phường lân cận không có chợ nếu có nhu cầu thì lãnh đạo phường ở đó cũng đã trao đổi với chúng tôi để bố trí làm thẻ ra vào và sắp xếp thời gian hợp lý để cho người dân các phường bạn cũng được mua hàng”, ông Nguyễn Hồng Dũng, Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc cho biết.

“Với nhân dân ở các phường lân cận không có chợ nếu có nhu cầu thì lãnh đạo phường ở đó cũng đã trao đổi với chúng tôi để bố trí làm thẻ ra vào và sắp xếp thời gian hợp lý để cho người dân các phường bạn cũng được mua hàng”, ông Nguyễn Hồng Dũng, Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc cho biết.

Điều đáng chú ý trong hoạt động mua, bán ở đây, đó là phường Hàng Bạc đã lập nên các tấm biển ghi tên và số điện thoại các hộ kinh doanh đang buôn bán trong chợ để người dân có thể liên lạc mua hàng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Điều đáng chú ý trong hoạt động mua, bán ở đây, đó là phường Hàng Bạc đã lập nên các tấm biển ghi tên và số điện thoại các hộ kinh doanh đang buôn bán trong chợ để người dân có thể liên lạc mua hàng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Vì thế người dân không cần phải vào bên trong chợ, chỉ cần "alo là có hàng" mang ra tận nơi.

Vì thế người dân không cần phải vào bên trong chợ, chỉ cần "alo là có hàng" mang ra tận nơi.

Đây cũng là cách để người dân phường khác tới mua hàng, hoặc người dân của phường này khi không phải ngày đi chợ của mình.

Đây cũng là cách để người dân phường khác tới mua hàng, hoặc người dân của phường này khi không phải ngày đi chợ của mình.

Bà Minh (người dân Hàng Buồm) chia sẻ: “Phường tôi không có chợ mà nhà tôi lại gần chợ thuộc phường Hàng Bạc nên tôi thường đi chợ này rồi. Thế nhưng trong những ngày dịch như vậy, tôi ít đi chợ, 3-4 ngày mới qua đây. Vì cũng không quen thân ai trong chợ nên chỉ biết gọi điện theo tấm bảng để người ta mang ra, như vậy cũng tiện”.

Bà Minh (người dân Hàng Buồm) chia sẻ: “Phường tôi không có chợ mà nhà tôi lại gần chợ thuộc phường Hàng Bạc nên tôi thường đi chợ này rồi. Thế nhưng trong những ngày dịch như vậy, tôi ít đi chợ, 3-4 ngày mới qua đây. Vì cũng không quen thân ai trong chợ nên chỉ biết gọi điện theo tấm bảng để người ta mang ra, như vậy cũng tiện”.

Được biết, phường Hàng Bạc cũng đã hỗ trợ các hộ kinh doanh tại chợ Hàng Bè được thiết lập mã QR Code nhằm khuyến khích người dân thanh toán điện tử, để việc thanh toán giữa người mua và người bán dễ dàng hơn, nhanh hơn.

Được biết, phường Hàng Bạc cũng đã hỗ trợ các hộ kinh doanh tại chợ Hàng Bè được thiết lập mã QR Code nhằm khuyến khích người dân thanh toán điện tử, để việc thanh toán giữa người mua và người bán dễ dàng hơn, nhanh hơn.

Trước mỗi cửa hàng, các hộ kinh doanh đều dán mã QR để người mua dễ dàng thấy được.

Trước mỗi cửa hàng, các hộ kinh doanh đều dán mã QR để người mua dễ dàng thấy được.

Thêm đặc điểm nổi bật ở chợ Gia Ngư đó là tất cả các hộ kinh doanh đều đã được tiêm vaccine mũi 1.

Thêm đặc điểm nổi bật ở chợ Gia Ngư đó là tất cả các hộ kinh doanh đều đã được tiêm vaccine mũi 1.

Trước thực tế ở một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng phong tỏa thì việc duy trì, bảo vệ “Chợ xanh”, an toàn trong dịch Covid-19 cũng là điều mà các địa phương lưu tâm./.

Trước thực tế ở một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng phong tỏa thì việc duy trì, bảo vệ “Chợ xanh”, an toàn trong dịch Covid-19 cũng là điều mà các địa phương lưu tâm./.

Nguyễn Hà/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/di-cho-kieu-moi-chi-can-alo-la-co-hang-an-toan-phong-chong-dich-883319.vov