Đi chợ vùng biên Tân Lập

Dân du lịch chuyên nghiệp thường kháo nhau rằng, mỗi khi đặt chân tới một vùng đất mới, nếu muốn tìm hiểu về đời sống, văn hóa người dân bản địa nơi đó thì tốt nhất là tới chợ.

Cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh khoảng 7km, chợ Tân Lập là điểm chợ cuối nằm trên quốc lộ 22B.

Cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh khoảng 7km, chợ Tân Lập là điểm chợ cuối nằm trên quốc lộ 22B.

Nằm cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát, huyện Tân Biên khoảng 7km, chợ Tân Lập thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Lập là điểm chợ cuối nằm trên quốc lộ 22B. Nếu từng đến Khu căn cứ di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam, chắc chắn bạn đã đi ngang khu chợ này.

Chợ Tân Lập là một khu chợ tất bật, quy mô không thua bất kỳ chợ nào ở Tân Biên trên cùng tuyến quốc lộ. Ở ngôi chợ vùng biên này, người đến chợ có cả người Việt và người Campuchia. Hầu hết người bán và người mua ở đây đều nói được cả hai thứ tiếng Việt Nam và Campuchia.

Theo tiểu thương, ngôi chợ hiện nay đã khang trang, sạch sẽ hơn trước rất nhiều. Lối ra vào chợ thoáng, người mua lẫn người bán đều có cảm giác “dễ thở” hơn.

Thấy chúng tôi hào hứng về ngôi chợ, bà chủ tiệm tạp hóa bên trong nhà lồng chợ vừa chiên bánh chuối vừa giới thiệu: “Ở đây đặc sản chính cống gốc Tây Ninh và Campuchia thứ gì cũng có. Từ bánh tráng, muối ớt, rồi rau, củ, đậu cho tới đậu hủ, chả giò, gỏi cuốn, măng tre cho tới các loại khô, mắm. Ở chợ này, giá thế nào người ta bán thế ấy chứ không phải thấy người lạ mà chặt chém”.

Tân Biên là huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Tây Ninh, có đường biên giới dài 92km, giáp với 4 huyện thuộc 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia. Huyện có một số tuyến đường chiến lược quan trọng như: quốc lộ 22B, tỉnh lộ 783, 791, 795, 788 chạy qua Khu căn cứ di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam; có 3 xã biên giới là Tân Lập, Tân Bình và Hòa Hiệp.

Từ một vùng đất rừng hoang vu, đến nay vùng biên giới của huyện Tân Biên đã trở thành nơi cư trú của các dân tộc anh em là người Việt, Khmer và các dân tộc thiểu số khác. Đa phần họ là dân nhập cư từ các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia và cư dân bản địa, dân di cư từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung.

Họ đến buôn bán, trao đổi hàng hóa, dần dần trụ lại đây sinh sống. Cuộc sống gắn liền với khung cảnh vùng quê bình yên nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tính cách, con người của họ. Chợ Tân Lập trở thành cầu nối giao lưu văn hóa, ẩm thực độc đáo của người dân Việt Nam - Campuchia sống trên tuyến biên giới, nơi có nhiều tiềm năng trở thành điểm đến du lịch vùng biên giới huyện Tân Biên.

Bà chủ tiệm tạp hóa bên trong lồng chợ Tân Lập.

Bà chủ tiệm tạp hóa bên trong lồng chợ Tân Lập.

Hầu hết người bán và người mua ở đây đều nói được cả hai thứ tiếng Việt Nam và Campuchia.

Hầu hết người bán và người mua ở đây đều nói được cả hai thứ tiếng Việt Nam và Campuchia.

Các loại khô từ cá lù đù, khô cá con, khô mực cho đến tôm khô, lạp xưởng được bày biện đẹp mắt.

Các loại khô từ cá lù đù, khô cá con, khô mực cho đến tôm khô, lạp xưởng được bày biện đẹp mắt.

Những món đặc sản các vùng miền có mặt ở chợ.

Những món đặc sản các vùng miền có mặt ở chợ.

Sạp bán trứng của tiểu thương trong lồng chợ.

Sạp bán trứng của tiểu thương trong lồng chợ.

Một sạp bán thịt heo của tiểu thương chợ Tân Lập.

Một sạp bán thịt heo của tiểu thương chợ Tân Lập.

Phần đông người bán và người mua ở chợ Tân Lập đều nói được cả hai thứ tiếng Việt và Campuchia.

Phần đông người bán và người mua ở chợ Tân Lập đều nói được cả hai thứ tiếng Việt và Campuchia.

Phan Dương

Nguồn Tây Ninh: https://baotayninh.vn/di-cho-vung-bien-tan-lap-a162748.html