Đi họp lớp mỗi người phải đóng 6 triệu, tôi từ chối, sau đó rời khỏi nhóm chat chung mà không hề hối hận
'Tôi đã rút khỏi nhóm lớp cách đây không lâu, tôi cảm thấy những buổi họp lớp bây giờ sặc mùi tiền', Lý Lỗi viết.
* Dưới đây là những tâm sự của Lý Lỗi- một người đàn ông đến từ Trung Quốc trên trang 163 về trải nghiệm và cảm nghĩ về buổi họp lớp anh tham gia gần đây.
Tôi đã rút khỏi nhóm lớp cách đây không lâu, tôi cảm thấy những buổi họp lớp bây giờ cứ sặc mùi tiền. Những người thành công trong sự nghiệp đều trở nên kiêu ngạo, còn những người vẫn còn vất vả ngược xuôi như bọn tôi thành cái nền cho họ.
Ngày trước, mỗi lần họp lớp, mỗi thành viên trong lớp chỉ cần đóng 200 tệ (khoảng 700.000 đồng). Khi ấy, chúng tôi vừa mới tốt nghiệp và bắt đầu đi làm.200 tệ là số tiền có thể chấp nhận được.
Sau đó, mọi người bắt đầu thành gia lập nghiệp. Có người phất lên nhanh chóng, mua nhà mua xe đủ đầy. Có người kế nghiệp gia đình, không lo ăn lo uống. Một số khác thì du học, xuất ngoại. Dần dà, quy mô của buổi họp lớp cũng tăng lên, từ tiệm ăn bình dân đến nhà hàng cao cấp, giờ là phòng riêng khách sạn hay resort cao cấp… Càng ngày càng quá đà.
Phí đóng góp cũng tăng lên, từ 200 tệ lên 500 tệ (khoảng 1,7 triệu đồng) và cuối cùng là 800 tệ (khoảng 2,8 triệu đồng).
Đó là chưa kể đến việc mỗi lần liên hoan, kiểu gì cũng trúng một dịp kỷniệm nào đó của thành viên khác trong lớp. Chẳng hạn như người này lấy vợ lần hai, người kia có mẹ vợ vừa mất, người đó lại có con thi đỗ đại học. Cứ thế, mỗi bữa ăn mà tốn đến cả 2.000= 3.000 tệ (khoảng 7- 10,5 triệu đồng).
Bản thân tôi cáu lắm, nhưng phải nhịn vì muốn giữ thể diện.
Thế rồi có một lần, mọi chuyện thậm chí còn đi xa hơn. Thành viên đứng ra tổ chức họp lớp năm đó yêu cầu mọi người đóng trước 1.000 tệ (khoảng 3,5 triệu đồng), nếu thừa thì trả lại còn nếu thiếu thì phải đóng thêm.
Ban tổ chức không tiết lộ nội dung của buổi họp mặt.
Người cuối cùng đến nơi là một người bạn giờ đã định cư ở nước ngoài, chẳng mấy khi về nước và không thân thiết lắm với các bạn khác trong lớp. Điều này có nghĩa là chúng tôi- những người còn khó khăn đang phải chạy theo tiêu chuẩn của họ - những người hơn đứt chúng tôi về điều kiện kinh tế.
Cách đây một thời gian, có tin nhắn được gửi vào nhóm lớp với nội dung thông báo buổi họp lớp sẽ kéo dài 3 ngày, chi phí tổng cộng là 1.800 tệ (khoảng 6 triệu đồng), đã bao gồm đồ ăn, thức uống, chỗ ở trong một khách sạn 5 sao và các hoạt động vui chơi khác.
Đến đây thì tôi thực sự không chịu được nữa, tôi là người làm công ăn lương bình thường, lương chỉ vỏn vẹn 4.000 tệ/ tháng (khoảng 14 triệu đồng) mà bắt tôi đóng 1.800. Tôi còn phải sống, con cái tôi còn phải học thêm, tôi còn những mối quan hệ khác cũng phải duy trì.
Tôi hỏi bạn học trong ban tổ chức chủ đề lần họp lớp này là gì.
Người đó nói là kỷ niệm 35 năm tốt nghiệp.
Tôi nói kỷ niệm 35 năm thì chắc chắn là tốt nhưng chi phí phải trả quá cao. Thấy vậy, đối phương gửi cho tôi một danh sách chi tiết những hoạt động sẽ có: nào là làm album lớp, nào là mời thầy cô, nào là đi tham quan, nào là mua quà lưu niệm cho mọi người…
Tôi nói không nhất thiết phải tổ chức đến 3 ngày, ai cũng còn cuộc sống riêng phải lo. Đối phương đáp việc tham gia dựa trên tinh thần tự nguyện, sau đó không nói gì nữa.
Sau đó, một người bạn trong lớp nhưng ở tỉnh ngoài than thở tôi, anh ấy rất nhớ các bạn cũ và rất muốn tham gia, nhưng riêng tiền vé máy bay khứ hồi đã hơn 3.000 tệ, cộng thêm phí đóng góp là gần 5.000 (khoảng 17,5 triệu đồng). Đó là chưa kể đến việc đi đồng nghĩa vơíviệcanh ấy sẽ mất 3 ngày làm việc chỉ cho một buổi liên hoan. Anh ấy tự hỏi không biết những bạn ở xa liệu có được giảm 1/2 chi phí đóng góp không.
Kết quả là, ban tổ chức nói, ai cho thế, người này người kia còn tài trợ chai rượu, thậm chí từ nước ngoài về, người ta cũng có đòi giảm 1/2 tiền đâu.
Tôi nói, không phải tất cả học sinh trong lớp đều khá giả, hầu hết đều là người lao động bình thường, không thể tiêu chuẩn của các thành viên khá giả làm thước đo chung được. Tại sao chỉ họp lớp thôi mà phải tổ chức rình rang như thế, ý nghĩa của buổi gặp mặt kỷ niệm 35 năm tốt nghiệp rốt cuộc là gì.
Nghe thế, người tổ chức cho hay, các lớp khác đều thế, lớp mình không thể thua kém được, mất mặt lắm.
Tôi nói, ăn ở nhà hàng nhỏ thì mất mặt, lương tháng vài triệu thì mất mặt, không thi đậu trường top thì mất mặt, logic gì kỳ vậy.
Thế nhưng, ban tổ chức vẫn quả quyết, bữa tiệc sẽ kéo dài 3 ngày, được tổ chức ở khách sạn 5 sao, có phương tiện di chuyển đặc biệt, được đi chơi lại còn có quà mang về. Lịch trình như vậy chẳng lẽ không đáng 1.800 tệ hay sao?
Tôi bức xúc, tôi không hiểu những thứ đó có liên quan đến mối quan hệ giữa các thành viên trong lớp, nhất định phải ở khách sạn 5 sao hay sao, tại sao cứ chạy theo những thứ không thiết thực như thế?
Đại diện ban tổ chức cho biết việc tham gia là tự nguyện và sẽ không có album ảnh cho những người không tham gia.
Tôi nói thẳng rằng tôi sẽ không tham gia và tôi cũng chẳng muốn cuốn album ảnh đó, sau đó tôi lập tức rời nhóm lớp.
Tôi không ngờ họp lớp bây giờ lại thay đổi nhiều như vậy. Nó khiến tôi nhìn ra nhiều điều mà trước giờ tôi chưa từng biết. Một số thành phần trong lớp thực sự phù phiếm, xa hoa, thích so sánh và ưa xu nịnh. Buổi họp lớp đáng lẽ là cơ hội để gặp mặt bạn cũ, hàn huyện chuyện ngày xưa, giờ lại thành đại hội "khoe của".
Một số bạn cùng lớp khuyên tôi, nếu không tham gia hoạt động thì thôi, không cần phải rút khỏi nhóm. Nhưng tôi từ chối, tôi không thích những gì khiến mình khó chịu.
Nghe nói sau đó buổi họp lớp vẫn diễn ra và phần đông thành viên đều thấy hối hận vì đã tham gia.
Có một người ở Quảng Tây, mất hàng chục tiếng đi tàu, đi xe đến Cáp Nhĩ Tân. Kết quả là nguyên buổi liên hoan, anh ấy chẳng được nghe lời tâm sự nào mà chỉ thấy các bạn cũ nịnh nhau qua lại. Mấy ông chủ lớn thì khoe triết lý làm giàu, mấy người đang cần nhờ vả thì hết mực tâng bốc.
Bữa tiệc được tổ chức ở khách sạn 5 sao, người tham gia được phát đồng phục, được quay chụp suốt quá trình, đi đâu chơi cũng có xe đưa đón và sau khi về sẽ có album cứng làm kỉ niệm. Thành thật mà nói, khoản phí 1.800 tệ đóng góp hoàn toàn không đủ.
Chỉ riêng tiền rượu đã tốn cả chục nghìn và đương nhiên, mọi người đều phải đóng thêm.
Lại có một bạn nữ vì có việc bận nên chỉ đến gặp mặt qua rồi xin không tham gia tiệc ăn uống mà về trước. Thế nhưng người trong ban tổ chức lại yêu cầu cô thanh toán trước khi rời đi.
Người bạn đó của tôi vừa ly hôn, tình trạng cuộc sống khá vất vả. Cô ấy kể người tổ chức còn ra vẻ hào phóng nói cô chỉ cần đóng 800 tệ, rằng họ thông cảm với những bạn không có điều kiện. Dẫu vậy, cô ấy vẫn thực sự shock, vì chỉ đứng ở cửa nói chuyện một chút thôi mà gần 1.000 tệ đã ra đi.
Bản thân tôi càng chắc chắn hơn về việc không nhất thiết phải tham gia những buổi họp lớp như thế. Đừng đi họp lớp với những khoản phí đóng góp trên trời chỉ vì muốn giữ thể diện, hãy đưa ra quyết định dựa trên hoàn cảnh của bạn.
Khách quan mà nói, những người đứng ra tổ chức họp lớp quả thực đã nỗ lực rất nhiều để gắn kết mọi người lại với nhau, và thực sự cần những người như thế để duy trì truyền thống họp lớp. Thế nhưng, là người tổ chức, họ cũng cần nhìn vào hoàn cảnh chung của mọi người để đưa ra những đề xuất hợp lý. Suy cho cùng, thứ cần nhất trong những buổi họp lớp chính là tình bạn, chứ chẳng phải tiền bạc hay địa vị của bất kyài.