Đi lại trên các tuyến đường qua miền Trung - Tây Nguyên thế nào sau bão lũ?

Đến chiều 19/11, vẫn còn một số tuyến đường qua khu vực miền núi bị chia cắt do sạt lở, được cảnh báo giao thông, tập trung khắc phục.

Nhiều đoạn tuyến đường Trường Sơn Đông qua địa phận Quảng Ngãi bị sạt lở đã được hót dọn, đảm bảo giao thông bước 1

Nhiều đoạn tuyến đường Trường Sơn Đông qua địa phận Quảng Ngãi bị sạt lở đã được hót dọn, đảm bảo giao thông bước 1

Gh i nhận PV, đến chiều tối ngày 19/11, việc lưu thông trên các tuyến quốc lộ qua các tỉnh, thành miền Trung- Tây Nguyên cơ bản thuận lợi, không có tình trạng cắt đường do ngập úng cục bộ, sạt lở.

Tuy nhiên, tại các địa phận miền núi, nhiều đoạn tuyến trên đường HCM, đường Trường Sơn Đông... bị sạt lở, một số vị trí ách tắc giao thông, chủ yếu trên các đoạn tuyến qua địa bàn Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Lãnh đạo Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, các vị trí sạt lở đều được tổ chức xử lý, đảm bảo giao thông bước 1, đồng thời tăng cường lực lượng cảnh giới, phân luồng giao thông, hướng dẫn cho các phương tiện để có lộ trình di chuyển phù hợp.

Điểm sạt lở lớn nhất tại Km 170+600 (đường Trường Sơn Đông qua huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) đang được đơn vị thi công tập trung khắc phục, dự kiến thông xe 1 làn vào chiều 20/11.

Điểm sạt lở lớn nhất tại Km 170+600 (đường Trường Sơn Đông qua huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) đang được đơn vị thi công tập trung khắc phục, dự kiến thông xe 1 làn vào chiều 20/11.

Cụ thể, trên tuyến đường Trường Sơn Đông, sạt lở gây ách tắc giao thông tại đoạn tuyến Km 120+950, Km 121+650 qua địa phận Quảng Nam); Km 156+970, Km 170+600 (qua địa phận Quảng Ngãi).

Riêng điểm sạt lở Km202+100 đường Trường Sơn Đông qua Kon Tum đã thông xe 1 làn từ ngày 14/11 vừa qua. Tuy nhiên, theo Cục QLĐB III, khu vực này có các khối đá lớn sạt lở trên mặt đường và treo trên mái taluy dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT rất cao cho người và phương tiện lưu thông qua đoạn tuyến.

Đơn vị thi công đã bố trí lực lượng trực gác để cảnh báo ATGT 24/24 giờ. Cục QLĐB III có văn bản số 2007/CQLĐBIII-ATGT ngày 15/11/2020 gửi UBND tỉnh Kon Tum đề nghị hổ trợ công tác nổ mìn phá đá để thông xe...

Trên tuyến đường Hồ Chí Minh hiện cơ bản lưu thông thông suốt. Tuy nhiên, vị trí sạt lở taluy âm, gây đứt 1 làn đường tại Km1368+520 gây khó khăn lưu thông, phương tiện di chuyển chậm đảm bảo an toàn.

Đơn vị chức năng tăng cường lực lượng, máy móc tổ chức đắp đá xô bồ trên mặt đường đồng thời tiến hành mở, đắp đường tạm bằng đá hộc, đá xô bồ về phía taluy dương để bảo đảm giao thông, công tác đảm bảo giao thông.

Căng sức khắc phục, đảm bảo giao thông

Theo Cục QLĐB III, ngay sau khi xảy ra sạt lở, Cục chỉ đạo các Chi Cục QLĐB, đơn vị QLBT triển khai nhân lực, vật tư, máy móc và thiết bị để thực hiện bảo đảm giao thông và khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông (ĐBGT) bước 1: Cử người trực gác ĐBGT, lắp đặt các biển báo, rào chắn và triển khai nhân lực, thiết bị tiến hàng hót sụt đất đá, tràn lấp mặt đường, rãnh dọc, để thông xe.

Tiếp tục thực hiện biện pháp khắc phục để ngăn ngừa phát sinh hư hỏng, đe dọa ổn định công trình và cảnh báo ATGT tại các vị trí Km1368+520 đường Hồ Chí Minh và Km202+100 đường Trường Sơn Đông.

Tại các vị trí Km168+300, Km227+400 đường Trường Sơn Đông: Cục đã chỉ đạo đơn vị QLBT thực hiện đục phá, tháo dỡ các tấm mặt đường BTXM bị trồi, hỏng và thay bằng lớp đá xô bồ lu lèn để bảo đảm giao thông, đồng thời lắp đặt biển cảnh báo đường gồ ghề, hạn chế tốc độ tại hai đầu đoạn tuyến và cử người trực gác.

Xuân Huy

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/di-lai-tren-cac-tuyen-duong-qua-mien-trung-tay-nguyen-the-nao-sau-bao-lu-d486569.html