Di sản thế giới có nguy cơ bị 'tuyệt chủng' mở cửa trở lại

Năm năm sau khi tổ chức IS bị chiếm đóng, thành cổ Hatra, địa danh nằm trong danh sách Di sản thế giới có nguy cơ bị 'tuyệt chủng' của UNESCO, đã mở cửa đón khách trở lại.

Mới đây, hàng chục du khách đã đến tham quan thành cổ Hatra, địa danh nổi tiếng nằm ở miền Bắc Iraq. Địa danh này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ III trước CN, là nơi từng chứng kiến nhiều trận đánh cách đây 1.800 năm. Năm 1985, UNESCO đã vinh danh Hatra là di sản thế giới. (Nguồn: AFP)

Mới đây, hàng chục du khách đã đến tham quan thành cổ Hatra, địa danh nổi tiếng nằm ở miền Bắc Iraq. Địa danh này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ III trước CN, là nơi từng chứng kiến nhiều trận đánh cách đây 1.800 năm. Năm 1985, UNESCO đã vinh danh Hatra là di sản thế giới. (Nguồn: AFP)

 Là một trung tâm tôn giáo và thương mại quan trọng dưới thời đế chế Parthia, Hatra có những ngôi đền tráng lệ, pha trộn giữa phong cách kiến trúc Hy Lạp, La Mã với các họa tiết trang trí phương Đông. Thành được bao bọc bởi những bức tường cao, có đường kính lên đến 2 km cùng 160 ngọn tháp vây quanh. Đây là nơi có rất nhiều ngôi đền và tác phẩm điêu khắc dành riêng cho các vị thần như Apollo, Poseidon... (Nguồn: AFP)

Là một trung tâm tôn giáo và thương mại quan trọng dưới thời đế chế Parthia, Hatra có những ngôi đền tráng lệ, pha trộn giữa phong cách kiến trúc Hy Lạp, La Mã với các họa tiết trang trí phương Đông. Thành được bao bọc bởi những bức tường cao, có đường kính lên đến 2 km cùng 160 ngọn tháp vây quanh. Đây là nơi có rất nhiều ngôi đền và tác phẩm điêu khắc dành riêng cho các vị thần như Apollo, Poseidon... (Nguồn: AFP)

 Hầu hết các cấu trúc được xây dựng trong thành phố bằng đá vôi phủ vữa thạch cao, với phong cách kiến trúc khởi đầu từ người Akkad (khoảng năm 2334 – 2154 trước CN), kết hợp giữa kiến trúc của người Parthia và người Hy Lạp, La Mã. (Nguồn: AFP)

Hầu hết các cấu trúc được xây dựng trong thành phố bằng đá vôi phủ vữa thạch cao, với phong cách kiến trúc khởi đầu từ người Akkad (khoảng năm 2334 – 2154 trước CN), kết hợp giữa kiến trúc của người Parthia và người Hy Lạp, La Mã. (Nguồn: AFP)

Di tích khảo cổ Hatra là nơi có nhiều các tác phẩm điêu khắc với khoảng 300 tượng và phù điêu, miêu tả các vị thần, người bán thân, động vật...(Nguồn: AFP)

Di tích khảo cổ Hatra là nơi có nhiều các tác phẩm điêu khắc với khoảng 300 tượng và phù điêu, miêu tả các vị thần, người bán thân, động vật...(Nguồn: AFP)

 Nhận thấy giá trị lịch sử của thành cổ Hatra, cựu Tổng thống Saddam Hussein từng quyết định chi 80 triệu USD để duy tu và khôi phục lại khu di tích này. Năm 2004, tờ The Daily Telegraph (Anh) nhận định: “Những hàng cột và tượng ở Hatra làm cho thành phố này trở thành địa chỉ khảo cổ quan trọng bậc nhất Iraq”. (Nguồn: AFP)

Nhận thấy giá trị lịch sử của thành cổ Hatra, cựu Tổng thống Saddam Hussein từng quyết định chi 80 triệu USD để duy tu và khôi phục lại khu di tích này. Năm 2004, tờ The Daily Telegraph (Anh) nhận định: “Những hàng cột và tượng ở Hatra làm cho thành phố này trở thành địa chỉ khảo cổ quan trọng bậc nhất Iraq”. (Nguồn: AFP)

Bất chấp chiến tranh, mưa gió, cả tòa thành đã đứng sừng sững hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, đến tháng 3/2015, sau khi tấn công thành phố cổ Nimrud, IS đã dùng xe ủi đất, bom đạn tàn phá Hatra với lý do các điện thờ và các bức tượng đặt tại Hatra là “đồ giả”. Những hành động trên của IS đã khiến UNESCO đưa thành cổ Hatra vào danh sách "những di sản có nguy cơ bị biến mất". (Nguồn: AFP)

Bất chấp chiến tranh, mưa gió, cả tòa thành đã đứng sừng sững hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, đến tháng 3/2015, sau khi tấn công thành phố cổ Nimrud, IS đã dùng xe ủi đất, bom đạn tàn phá Hatra với lý do các điện thờ và các bức tượng đặt tại Hatra là “đồ giả”. Những hành động trên của IS đã khiến UNESCO đưa thành cổ Hatra vào danh sách "những di sản có nguy cơ bị biến mất". (Nguồn: AFP)

 Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova từng lên tiếng trên BBC: “Việc tiêu hủy Hatra đánh dấu một bước ngoặt trong chiến dịch xóa sạch nền văn hóa tại Iraq. Đây là cuộc tấn công trực tiếp chống lại lịch sử của một thành phố Ả Rập Hồi giáo. Nó khẳng định mục tiêu hủy diệt di sản trong công tác tuyên truyền của nhóm cực đoan. Sự tàn phá này là tội ác chiến tranh”. (Nguồn: AFP)

Tổng giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova từng lên tiếng trên BBC: “Việc tiêu hủy Hatra đánh dấu một bước ngoặt trong chiến dịch xóa sạch nền văn hóa tại Iraq. Đây là cuộc tấn công trực tiếp chống lại lịch sử của một thành phố Ả Rập Hồi giáo. Nó khẳng định mục tiêu hủy diệt di sản trong công tác tuyên truyền của nhóm cực đoan. Sự tàn phá này là tội ác chiến tranh”. (Nguồn: AFP)

Đến năm 2017, sau khi đánh lui tổ chức IS, Iraq đã giành lại quyền quản lý khu vực này và triển khai hoạt động tu bổ di tích. Tuy nhiên, năm năm sau sự thất bại của IS, các nỗ lực phục hồi di tích của Iraq gặp phải thất bại và nhiều khu vực vẫn còn mang vết tích của cuộc chiến. Trong ảnh: Khoảng 40 du khách, phần lớn là người Iraq tham gia vào chuyến tham quan thành cổ Hatra, tháng 9/2022. (Nguồn: AFP)

Đến năm 2017, sau khi đánh lui tổ chức IS, Iraq đã giành lại quyền quản lý khu vực này và triển khai hoạt động tu bổ di tích. Tuy nhiên, năm năm sau sự thất bại của IS, các nỗ lực phục hồi di tích của Iraq gặp phải thất bại và nhiều khu vực vẫn còn mang vết tích của cuộc chiến. Trong ảnh: Khoảng 40 du khách, phần lớn là người Iraq tham gia vào chuyến tham quan thành cổ Hatra, tháng 9/2022. (Nguồn: AFP)

Mới đây, khi Iraq bắt đầu mở cửa du lịch trở lại với người nước ngoài. Với mong muốn thúc đẩy du lịch, một bảo tàng tư nhân ở Mosul đã tổ chức chuyến tham quan thành cổ Hatra sau 7 năm kể từ khi địa điểm này bị IS chiếm đóng. Sáng kiến mới này nhằm “giới thiệu di sản và bản sắc” của Mosul và tỉnh Nineveh. (Nguồn: AFP)

Mới đây, khi Iraq bắt đầu mở cửa du lịch trở lại với người nước ngoài. Với mong muốn thúc đẩy du lịch, một bảo tàng tư nhân ở Mosul đã tổ chức chuyến tham quan thành cổ Hatra sau 7 năm kể từ khi địa điểm này bị IS chiếm đóng. Sáng kiến mới này nhằm “giới thiệu di sản và bản sắc” của Mosul và tỉnh Nineveh. (Nguồn: AFP)

(theo Aljazeera)

Kha Ninh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/di-san-the-gioi-co-nguy-co-bi-tuyet-chung-mo-cua-tro-lai-198188.html