Di tích Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam: Truyền cảm hứng cách mạng cho thế hệ trẻ

Địa điểm Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam giai đoạn 1962-1975 là nơi ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, góp phần tích cực giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho mỗi người dân Việt Nam.

Ngày 24.7, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Tây Ninh vừa tổ chức đón nhận xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia cho Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam ( từ 1962 đến 1975). Tham dự buổi Lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Tây Ninh.

Đặc biệt, buổi Lễ còn có sự hiện diện của đoàn công tác Hội Cựu chiến binh Campuchia do Thống tướng Kun Kim, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Bộ trưởng cấp cao, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh Campuchia nhân dịp Đoàn chủ động ngỏ ý sang Tây Ninh dự lễ Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia đưa về nước đợt 2, giai đoạn XXIII (mùa khô 2023 - 2024).

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (bìa trái), ông Nguyễn Thành Tâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh (bìa phải), Thống tướng Kun Kim (thứ hai từ trái sang) trưởng đoàn công tác của Hội Cựu chiến binh Campuchia tham dự buổi lễ, cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia cho Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam, ngày 24.7.2024.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (bìa trái), ông Nguyễn Thành Tâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh (bìa phải), Thống tướng Kun Kim (thứ hai từ trái sang) trưởng đoàn công tác của Hội Cựu chiến binh Campuchia tham dự buổi lễ, cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đón nhận Bằng Xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia cho Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam, ngày 24.7.2024.

Từ khi thành lập, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam đã tham mưu kịp thời và chính xác về công tác chính trị tư tưởng trong từng giai đoạn cách mạng, nhất là những thời điểm bước ngoặt của cách mạng miền Nam, như: chống chiến tranh Đặc biệt, chiến tranh Cục bộ, chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và cách mạng miền Nam sau khi ký kết Hiệp định Paris... Địa điểm Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam giai đoạn 1962-1975 là nơi ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, góp phần tích cực giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho mỗi người dân Việt Nam.

Địa điểm Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam được đầu tư xây dựng, nâng cấp vào năm 2005 từ nguồn xã hội hóa, nguồn hỗ trợ từ Thành ủy TP.HCM và một số tỉnh, thành miền Đông Nam bộ. Đến nay, công trình đã tương đối hoàn chỉnh, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, là cầu nối liên kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai; thể hiện tấm lòng, trách nhiệm của người đang sống đối với các liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

Công trình đồng thời là sự ghi nhận công lao đóng góp to lớn của cán bộ ngành Tuyên giáo cả nước nói chung và Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Nơi đây thực sự trở thành địa chỉ đỏ mà các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên ngành Tuyên giáo tỉnh Tây Ninh tổ chức về nguồn vào các dịp kỷ niệm Ngày Truyền thống Tuyên giáo của Đảng (1.8) hằng năm, qua đó giáo dục truyền thống, niềm tự hào cho các thế hệ cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp trong tỉnh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại lễ đón nhận Xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia cho Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam giai đoạn 1962 – 1975.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại lễ đón nhận Xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia cho Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam giai đoạn 1962 – 1975.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: “Góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, hàng trăm anh hùng liệt sĩ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam đã anh dũng hy sinh; nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có 3 cơ quan gồm: Thông tấn xã Giải phóng, Nhà in Trần Phú và Điện ảnh Giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam; nhiều đồng chí được trao tặng huân chương hạng nhất, nhì, ba,… Với những thành tích đặc biệt trên, tháng 1.2015, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Để bảo tồn, lưu giữ giá trị lịch sử của Di tích, cấp ủy, chính quyền tỉnh Tây Ninh và các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nội dung của Luật Di sản văn hóa, để Nhân dân cùng tham gia bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích; phối hợp với ngành du lịch, với các cơ quan thông tin truyền thông kết nối di tích với các di tích khác trong tỉnh, trong vùng nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới; nâng cao chất lượng hướng dẫn tham quan để du khách và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn giá trị truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc”.

Các đại biểu từ nhiều tỉnh thành về dự buổi lễ thắp hương cho các liệt sĩ đã hi sinh cho cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm, đem lại thống nhất và hòa bình cho đất nước.

Các đại biểu từ nhiều tỉnh thành về dự buổi lễ thắp hương cho các liệt sĩ đã hi sinh cho cuộc đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm, đem lại thống nhất và hòa bình cho đất nước.

Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm (thứ hai từ phải sang) gặp gỡ đại biểu từng công tác trong cơ quan thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam: Luật sư, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa và hai nguyên Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thị Minh (bìa phải) và Lê Thị Bân (thứ hai từ trái sang).

Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm (thứ hai từ phải sang) gặp gỡ đại biểu từng công tác trong cơ quan thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam: Luật sư, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa và hai nguyên Bí thư tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thị Minh (bìa phải) và Lê Thị Bân (thứ hai từ trái sang).

Cũng tại buổi lễ, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tuyên giáo của Đảng cho 5 lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và nhắc nhở: tự hào về truyền thống 94 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của ngành Tuyên giáo, toàn ngành cần chủ động, tích cực hơn nữa trong tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy đảng các cấp những giải pháp về công tác tuyên giáo; làm cho công tác tuyên giáo gắn chặt và bám chắc với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, với phong trào cách mạng của quần chúng, kịp thời giải đáp đúng và trúng những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội; lan tỏa và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến; bồi dưỡng niềm tin của Nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng.

Ngày 23.11.1961, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam họp tại Mã Đà, căn cứ chiến khu Đ (nay là tỉnh Đồng Nai) đã quyết định thành lập Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh - Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng ban.

Năm 1962, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam quyết định chuyển trụ sở về Lò Gò - Bến Ra - Xa Mát, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên), tỉnh Tây Ninh để có điều kiện mở rộng căn cứ.

Thanh Nguyễn

Nguồn Người Đô Thị: https://nguoidothi.net.vn/truyen-cam-hung-cach-mang-cho-the-he-tre-44546.html