Đi tìm quê hương cố Đại đội trưởng

Chiến tranh đã chấm dứt trên 40 năm, nhưng trận đánh đêm 5/6/1969 cứ ám ảnh tôi mãi bởi hình ảnh Đại đội trưởng Nguyễn Tôn Phận. Tháng 2/1969 Khi anh được bổ xung vào đơn vị là đại đội phó thấy vai còn băng vết thương trong trận đánh biệt kích gần đây, rồi anh được giao nhiệm vụ đi điều nghiên ở căn cứ Téc Ních chưa kịp nhận hết mặt chiến sĩ.

Sau trận tập kích vào căn cứ này cách đây 25 ngày (vào đêm 11/5/1969), anh Thanh (Hải Dương) đại đội trưởng bị thương và mất sức chiến đấu, anh được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng, cấp trên lại giao tiếp tục bồi cho nó một đòn nữa để đập tan kế hoạch hành quân đánh vào chiến khu D của ta. Anh Phận được chỉ định là mũi trưởng đánh vào vị trí mà trước đó đại đội phó Tuyển (phú Thọ) và 15 chiến sĩ không ai trở về, do vậy có một số chiến sĩ tỏ ra lo ngại, không phấn khởi nhận nhiệm vụ. Anh Phận tập hợp đại đội và nói:Tôi bị thương chưa khỏi, nên chưa ai bắt tôi phải ra trận, nhưng vì yêu cầu nhiệm vụ tôi tự nguyện tham gia trận này, đồng chí nào cùng tôi tham gia trận đánh thì bước lên một bước, nếu không tôi cũng không bắt buộc. Nhiều chiến sĩ bước lên (trong đó có tôi), một số khác thì đứng lại và báo cáo với đủ lý do khác nhau. Anh Phận chọn đủ số lượng 14 người (cộng hai chiến sĩ súng phun lửa là 16 tay súng). Khi vào đến hàng rào thì có một chiến sĩ kêu đau bụng phải một người đưa ra nên chỉ còn 14 tay súng.

Đến gặp được gia đình Đại đội trưởng Nguyễn Tôn Phận tại xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (hai người ngồi bên tay trái tác giả Nguyễn Văn Khuynh là em anh Phận, hai người ngồi phía sau là em rể anh Phận. Người ngồi sát bên tay phải tôi là Sài, bên cạnh Sài là Vũ Văn Dầy cùng đơn vị tôi năm 1969)

Đến gặp được gia đình Đại đội trưởng Nguyễn Tôn Phận tại xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (hai người ngồi bên tay trái tác giả Nguyễn Văn Khuynh là em anh Phận, hai người ngồi phía sau là em rể anh Phận. Người ngồi sát bên tay phải tôi là Sài, bên cạnh Sài là Vũ Văn Dầy cùng đơn vị tôi năm 1969)

Cứ mải đánh đấm mà quên không hỏi anh quê ở đâu nên suốt thời gian qua tôi tích cực tham gia tổ chức các ban liên lạc cựu chiến binh đặc công ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận, hy vong tìm được địa chỉ của anh. Có dịp gặp lại các chỉ huy cũ như Thiếu tướng Năm Phúc chính ủy, anh hùng Nguyễn Xuân Tình, anh hùng Đỗ Văn Ninh, anh Lê Như Hòa cùng thời với anh, mọi người đều biết nhưng không rõ anh Phận quê ở đâu, có tin nói anh quê Hà Bắc, tôi đến dự họp BLL ở Bắc Ninh hỏi cũng không ai biết nên cuộc tìm kiếm bế tắc.

Căn nhà nơi sinh ra anh Phận, nay một người em kế tiếp chăm lo hương khói ông bà, bố mẹ và anh Phận.

Căn nhà nơi sinh ra anh Phận, nay một người em kế tiếp chăm lo hương khói ông bà, bố mẹ và anh Phận.

Năm 2009, thật may mắn gặp được anh Sài là chiến sĩ cùng đơn vị từ năm 1969, qua Sài, tôi liên lạc được với một số chiến sĩ nữa quê Ninh Giang Hải Dương biết rõ anh Phận quê xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, Hải Dương. Tôi đề nghị với Sài giúp đến gặp gia đình xác minh xem có đúng là nơi sinh ra anh Phận. Chỉ mấy ngày sau được Sài báo tin đúng là địa chỉ nhà anh Phận, tôi không còn nghi ngờ gì nên vội xin xe của cơ quan đón Sài và một chiến sĩ nữa cùng đơn vị C47, D5 đặc công đến thăm gia đình anh.

Xe đã đến địa phận huyện Kinh Môn, tôi hồi hộp, xúc động vì chắc sẽ được gặp lại hình ảnh anh Phận trên bàn thờ. Đến nơi chỉ nhìn khuôn mặt hai người anh em ruột của anh tôi đã khảng định với mọi người đây chính là nơi sinh ra anh Phận, đại đội trưởng của tôi. Gia đình lập bàn thờ riêng cho anh, bên cạnh bàn thờ ông bà, cha mẹ. Rất tiếc khi đi B, anh không để lại ảnh nào rõ nét nên gia đình phải vẽ truyền thần, tuy không thật giống nhưng khắc họa được những đặc điểm cơ bản trên khuôn mặt anh.

Sau khi thắp hương tưởng niệm anh, toàn thể gia đình tụ tập đầy đủ và rất xúc động khi chuẩn bị được nghe thông tin về người con của gia đình bị mất tăm tích ở chiến trường. Tôi bắt đầu kể diễn biến trận đánh đêm 5/6/1969, dẫn tới việc anh dũng cảm hy sinh đánh địch để giải vây cho đồng đội và trường hợp tôi là người duy nhất thoát được vòng vây của địch trở về. Một người trong gia đình cho tôi xem giấy báo tử cũng ghi rõ anh hy sinh ngày 5/6/1969 tại mặt trận phía nam, chức vụ Đại đội trưởng. Tôi nói rằng trường hợp anh hy sinh cũng như rất nhiều trường hợp khác của bộ đội đặc công, khó có thể tìm được hài cốt, khi mà địch phản kích quyết liệt tới mức một số chiến sĩ bị mắc kẹt trong căn cứ địch, sau đó cũng không có ai trở về, nhưng vị trí hy sinh thì có thể xác định được. Tôi hy vong quan hệ Việt- Mỹ dần được cải thiện, họ có thể cung cấp vị trí chôn các liệt sĩ của ta.

Đại tá Nguyễn Văn Khuynh ,CCB đặc công đoàn 429/Thành Đô : Biên tập giới thiệu)

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/di-tim-que-huong-co-dai-doi-truong-a19849.html