Dịch Ấn Độ thêm xấu nguy hiểm, sức ép phong tỏa ngày càng nặng

Các y bác sĩ Ấn Độ được tạo điều kiện để hỗ trợ tuyến đầu chống dịch COVID-19. Các chuyên gia quốc tế lẫn Ấn Độ tiếp tục kêu gọi New Delhi ban lệnh phong tỏa toàn quốc.

Tờ South China Morning Post dẫn số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ ngày 4-5 cho biết nước này trong 24 giờ qua vừa ghi nhận hơn 357.000 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân ở nước này lên tới khoảng 20,3 triệu. Tổng số ca tử vong đang ở mức hơn 226.000, tăng khoảng 3.400.

Bệnh nhân COVID-19 được cách ly tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 2-5. Ảnh: AFP

Bệnh nhân COVID-19 được cách ly tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 2-5. Ảnh: AFP

Tăng cường nhân lực cho tuyến đầu chống dịch

Trong bối cảnh như vậy, Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ mới đây đã ra thông báo quyết định hoãn đợt kiểm tra đầu vào đối với y bác sĩ trên toàn quốc (NEET-PG) trong ít nhất bốn tháng, cho phép họ tham gia lực lượng tuyến đầu chống dịch nhằm bổ sung nhân lực. Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ ngày 3-5 thông báo

Thông báo cũng cho biết các nhân viên y tế hoàn thành nghĩa vụ 100 ngày tham gia chống COVID-19 sẽ được ưu tiên trong kỳ tuyển dụng thường kỳ sắp tới của chính phủ. Ngoài ra, các thực tập sinh y khoa chưa tốt nghiệp cũng sẽ được điều động tham gia chống dịch theo sự điều phối của cơ sở đào tạo.

New Delhi trước sức ép yêu cầu ban lệnh phong tỏa

Hiện chính quyền Ấn Độ chưa đưa ra bất kỳ lệnh phong tỏa toàn quốc nào mà giao cho chính quyền các bang, thành phố tự quyết định theo tình hình dịch ở các địa phương đó. Dù vậy, phần lớn giới chuyên gia đều đồng ý rằng rằng phong tỏa toàn quốc là cách duy nhất để chống chọi với đợt dịch tội tệ nhất thế giới đang bủa vây quốc gia Nam Á này.

"Một trong những quan niệm rất sai lầm rằng nếu phong tỏa hết thì sẽ gây ra thảm họa kinh tế, còn không phong tỏa thì gây thảm họa y tế. Tuy nhiên, nhìn xung quanh Ấn Độ thì rõ ràng có thể thấy những gì đang diễn ra đã là một thảm họa y tế và kinh tế rồi. Nếu số người bệnh ngày một tăng cao thì sẽ càng làm hại người dân và nền kinh tế hơn nữa" - chuyên gia Catherine Blish thuộc ĐH Stanford (Mỹ) cho hay.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) Uday Kotak ngày 4-5 cũng đã lên tiếng kêu gọi New Delhi triển khai “những biện pháp toàn quốc mạnh mẽ nhất, nếu cần thì giảm các hoạt động kinh tế để giảm bớt khó khăn cho người dân”, theo tờ The Economic Times.

“Chúng ta cần nghe theo lời khuyên của các chuyên gia trong vấn đề này, cả chuyên gia Ấn Độ và nước ngoài” - ông Kotak nhấn mạnh.

Lời kêu gọi của ông Kotak được xem là một sự thay đổi quan điểm của giới doanh nghiệp Ấn Độ. Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 4, các công ty thành viên của CII hầu hết đều phản đối biện pháp phong tỏa trên diện rộng và muốn đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng.

Theo giới chuyên gia, một trong những tác dụng tức thời của việc phong tỏa toàn quốc là sẽ giúp cắ cắt đứt chuỗi lây nhiễm của virus lúc này vì người dân sẽ giữ khoảng cách đủ xa để virus không lây từ người này sang người khác.

Hồi cuối tuần trước, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ - TS Anthony Fauci cũng đã từng nêu lên vấn đề này và khẳng định phong tỏa tạm thời là điều quan trọng mà chính quyền Ấn Độ cần làm hiện tại.

Nguồn PLO: https://plo.vn/quoc-te/su-kien/dich-an-do-them-xau-nguy-hiem-suc-ep-phong-toa-ngay-cang-nang-982777.html