Dịch sốt xuất huyết khiến hơn 1.000 người ở Bangladesh tử vong
Ngày 3/10, dữ liệu chính thức cho thấy hơn 1.000gần gấp 4 lần so với cả năm ngoái.
Ít nhất 1.017 người đã tử vong trong 9 tháng đầu năm 2023 và gần 209.000 người bị nhiễm bệnh, khiến đây trở thành đợt bùng phát bệnh do muỗi truyền tồi tệ nhất được ghi nhận ở nước này kể từ đợt dịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 2000. Trong số những người thiệt mạng có 112 trẻ em từ 15 tuổi trở lên dưới, bao gồm cả trẻ sơ sinh.
Các bệnh viện ở Bangladesh đang chật vật tìm chỗ cho bệnh nhân khi căn bệnh này lây lan nhanh chóng ở quốc gia Nam Á đông dân này.
Sốt xuất huyết là một căn bệnh đặc hữu ở các vùng nhiệt đới và gây sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ và trong những trường hợp nghiêm trọng nhất là chảy máu có thể dẫn đến tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng bệnh sốt xuất huyết và các bệnh khác do virus lây truyền qua muỗi gây ra, như chikungunya, sốt vàng da và virus zika, đang lây lan nhanh hơn và xa hơn do biến đổi khí hậu.
Không có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết. Bệnh thường gặp ở Nam Á trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9 do muỗi Aedes aegypti lây lan, phát triển mạnh ở vùng nước tù đọng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, các bệnh viện ở Bangladesh cũng bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh trong những tháng mùa đông. Những người bị nhiễm trùng lặp lại có nguy cơ biến chứng cao hơn.
Mohammad Rafiqul Islam, bác sĩ tại Bệnh viện và Cao đẳng Y tế Shaheed Suhrawardy ở Dhaka, cho biết hầu hết bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện của ông đều mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ hai hoặc thứ ba.
“Khi người ta mắc sốt xuất huyết lần thứ hai, thứ ba, thứ tư thì mức độ nặng càng tăng. Số người chết cũng cao hơn”, ông cho biết.
Ông nói: “Nhiều người đến với chúng tôi khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Việc điều trị lúc này thực sự rất phức tạp”.
Bangladesh đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết từ những năm 1960, nhưng ghi nhận đợt bùng phát sốt xuất huyết đầu tiên, một triệu chứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong của căn bệnh này vào năm 2000.
Loại virus gây bệnh này hiện đang lây lan rộng rãi ở Bangladesh, nơi có xu hướng bùng phát dịch ngày càng trầm trọng kể từ đầu thế kỷ này.
Các quan chức cho biết số ca nhiễm gia tăng đã thúc đẩy Chính phủ đẩy mạnh chiến dịch chống sốt xuất huyết, từ nâng cao nhận thức đến nỗ lực tiêu diệt ấu trùng muỗi sau mỗi đợt mưa.
Tuy nhiên, Kabirul Bashar, nhà côn trùng học và Giáo sư động vật học tại Đại học Jahangirnagar cho biết, việc thiếu các biện pháp phòng ngừa thích hợp đã khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lây lan khắp Bangladesh.
“Từ năm 2000 đến 2018, bệnh sốt xuất huyết chỉ xảy ra ở thành phố Dhaka nhưng năm 2019 đã lan sang các thành phố khác. Năm nay, bênh lây lan mạnh tại các khu vực nông thôn”.