Dịch tả lợn châu Phi tái phát ở nhiều địa phương
Trong những ngày qua, mưa lớn khu vực hạ lưu hồ thủy điện Hương Ðiền đã khiến xảy ra sạt lở phía hạ lưu vai trái đập, vị trí điểm sạt lở cách chân đập thủy điện Hương Ðiền từ 60 đến 200 m.
Trong những ngày qua, mưa lớn khu vực hạ lưu hồ thủy điện Hương Ðiền đã khiến xảy ra sạt lở phía hạ lưu vai trái đập, vị trí điểm sạt lở cách chân đập thủy điện Hương Ðiền từ 60 đến 200 m.
Ngày 6-12, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai (PCTT) ban hành Văn bản số 200/TWPCTT gửi Bộ Công thương; Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc bảo đảm an toàn công trình và hạ du hồ thủy điện Hương Ðiền. Theo đó, đề nghị các đơn vị nêu trên chỉ đạo chủ hồ theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ và tổ chức vận hành theo đúng quy trình vận hành liên hồ đã được phê duyệt, bảo đảm an toàn cho công trình và hạ du; cắm biển cảnh báo, quan trắc, theo dõi diễn biến, đánh giá ảnh hưởng sạt lở tới công trình thủy điện Hương Ðiền và an toàn phía hạ du…
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, ngày 7-12 ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục rét, có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có nơi dưới 7oC và có băng giá, sương muối.
Sau một thời gian lắng xuống, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang có dấu hiệu tái phát ở nhiều địa phương. Tại Sóc Trăng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, vừa tiến hành tiêu hủy đàn lợn (56 con) nhiễm DTLCP tại hộ ông Phan Văn Dơn (ấp Mỹ Thành, xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm).
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, thời gian qua, DTLCP đã tái phát trên địa bàn 26 xã thuộc bảy huyện, thị xã, thành phố làm 423 con lợn mắc bệnh, ốm chết, phải tiêu hủy với trọng lượng 22.662 kg. Tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các địa phương tiếp tục giám sát chặt chẽ DTLCP và các loại dịch, bệnh khác, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.
UBND tỉnh Lâm Ðồng cho biết, vừa qua tại huyện Ðạ Tẻh đã xuất hiện DTLCP ở hai hộ với tổng đàn là 24 con lợn tại thôn 4, xã An Nhơn. Ngành thú y tỉnh đã kịp thời xử lý ổ dịch này. Ðồng thời UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn để phòng, chống dịch; xử lý nghiêm các hộ chăn nuôi vi phạm trong việc giết mổ, buôn bán lợn bị nhiễm bệnh ra bên ngoài.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình, hiện DTLCP đã xảy ra tại hai huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch làm 32 con lợn chết và phải tiêu hủy với trọng lượng 1.265 kg. Dịch bệnh có dấu hiệu lây lan sang xã Tiến Hóa của huyện Tuyên Hóa. Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, phun thuốc tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột tại khu vực chuồng trại của các hộ gia đình chăn nuôi có dịch; tạm dừng hoạt động mua bán gia súc khu vực có dịch; khoanh vùng ổ dịch, thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại địa bàn có dịch và các xã có nguy cơ lây nhiễm cao.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum, hiện DTLCP đã bùng phát tại xã Ðăk Kan (huyện Ngọc Hồi) và xã Ia Tơi (huyện Ia H’Drai) khiến người dân buộc phải tiêu hủy 28 con lợn. Ước tính tổng thiệt hại ban đầu của các hộ gia đình là hơn 100 triệu đồng.
DTLCP đã tái phát trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với tổng đàn lợn mắc bệnh 37 con, tại hộ ông Nguyễn Sắc Cướng, ấp Trà Nóc, xã Song Lộc, huyện Châu Thành. Ngành chức năng đang rà soát lại tổng đàn lợn tại địa phương, những hộ nuôi mới để theo dõi, giám sát dịch bệnh; vận động hộ chăn nuôi hằng ngày kiểm tra thể trạng đàn lợn, phát hiện triệu chứng bất thường báo ngay cho cơ quan chuyên môn. Ðồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền dịch bệnh để người dân hiểu rõ, chủ động phòng, chống hiệu quả và báo cáo kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bình Phước cho biết, từ đầu năm đến nay DTLCP đã xảy ra tại 23 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thị xã thuộc tỉnh Bình Phước với số lượng lợn mắc bệnh bị tiêu hủy gần 1.000 con.
Trước diễn biến phức tạp của DTLCP ở một số tỉnh, thành phố, Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các trạm thú y cơ sở tăng cường giám sát dịch bệnh; đẩy mạnh công tác kiểm tra trên các tuyến giao thông, phải xuất trình được giấy chứng nhận lợn khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch hoặc xét nghiệm mầm bệnh âm tính gần nhất, có nguồn gốc xuất xứ mới cho lưu thông. Ðồng thời, cử các kiểm dịch viên thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra các điểm chợ, các điểm chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh.