Dịch vụ chuyển phát nhanh loay hoay giữa đại dịch Covid-19
a phần mọi người nghĩ rằng phong tỏa là cơ hội làm ăn thịnh vượng cho các dịch vụ vận chuyển hàng hóa như FedEx. Nhưng hóa ra tình hình lại không hẳn như vậy.
Loay hoay vượt qua đại dịch
Ngày 30/6, FedEx - đơn vị tiên phong của ngành chuyển phát nhanh Mỹ, loan báo rằng lợi nhuận kinh doanh của họ đã giảm 64% trong ba tháng tính đến tháng Năm so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng bị phong tỏa đã bùng nổ, nhưng chi phí liên quan đến virus Corona cũng tăng lên, từ việc phải thêm nhân sự cho tới phải vệ sinh kỹ hơn các cơ sở và phương tiện vận tải.
Các hãng chuyển phát nhanh như FedEx không hề ăn nên làm ra trong đại thời đại dịch như mọi người suy nghĩ. Ảnh: Getty
Đồng thời, việc ngành vận chuyển hàng hóa hàng không số lượng lớn bị đình trệ đã vùi dập lĩnh vực kinh doanh sinh lợi nhiều này của FedEx.
Nhưng FedEx không phải là công ty duy nhất trong ngành chuyển phát nhanh gặp tổn hại.
Vào tháng Tư, UPS- công ty Mỹ đối thủ của FedEx, cũng đã loan báo kết quả kinh doanh quý kém hấp dẫn, cũng bởi vì phải giảm những đơn giao hàng số lượng lớn.
Cả FedEx và UPS đều buộc phải tạm dừng dịch vụ vận chuyển đảm bảo đúng giờ và đặt ra các khoản phụ thu để tránh mạng lưới vận chuyển của họ bị quá tải.
DHL, gã khổng lồ trong ngành chuyển phát của Đức, thuộc sở hữu của Deutsche Post - công ty bưu chính lớn nhất Đức, cũng đã gặp áp lực về mạng lưới dịch vụ và thu nhập.
Ngoài lợi nhuận bị sụt giảm, chỉ tính riêng tại Mỹ, hàng nghìn lao động vận chuyển của các công ty ngành này cũng đã bị nhiễm virus corona.
Hàng chục người đã chết. Một số người lao động đã thương lượng với giới chủ về việc tăng thêm bảo hộ lao động và nghỉ phép có lương.
Những lao động tiếp tục làm việc phải đương đầu với căng thẳng và mệt khỏi khi vừa phải tiếp tục tránh phơi nhiễm virus, vừa phải hoàn thành thêm những đơn hàng bổ sung.
Trong những hoàn cảnh như vậy, hiệu suất lao động không giúp ích được gì mà còn gây hại.
Khó khăn lớn nhất với các công ty này là Amazon, chứ không phải đại dịch
Hầu hết các vấn đề của FedEx đã tồn tại từ trước cuộc khủng hoảng này. Vấn đề chính là họ chưa đưa ra quyết định dứt khoát về việc nên tập trung vào vận chuyển hàng hóa lớn hay chỉ chú trọng đến thị trường hàng hóa tiêu dùng.
Mặc dù cắt đứt mối quan hệ làm ăn với Amazon từ một năm trước có vẻ vì xuất phát từ việc thất vọng với việc gã khổng lồ thương mại điện tử đưa ra mức chênh lệch giá thấp đối với vận chuyển hàng cồng kềnh, nhưng FedEx vẫn duy trì quan hệ đối tác với Walmart và Target, lần lượt là hai doanh nghiệp lớn thứ hai và thứ tám trong ngành bán lẻ trực tuyến tại Mỹ.
Hệ quả là dẫn tới tình trạng lộn xộn. Vào tháng Một, FedEx rốt cuộc đã phải mở rộng thời gian cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà từ 6 ngày/tuần lên thành 7 ngày/tuần và phải củng cố lĩnh vực kinh doanh B2C (từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng).
Nhưng chính do sự chần chừ ban đầu, nên hệ thống dịch vụ giao hàng của FedEx vẫn chưa được hoàn thiện khi đại dịch virus đến.
Amazon mới loan báo thương vụ mua một công ty khởi nghiệp về lĩnh vực xe tự hành. Ngoài ra hãng đã cắt hợp tác với FedEx. Ảnh: Bloomberg
Như công ty UPS, họ đã tối ưu dịch vụ từ sớm và tập trung nhiều vào tăng trưởng kinh doanh từ trước đại dịch COVID-19. UPS cũng trải qua những vấn đề xuất phát từ nhu cầu thời đại dịch, nhưng không nhiều như FedEx gặp phải.
FedEx có lẽ vẫn chưa hành động nghiêm túc. Những kết quả mới nhất của công ty này được xem là còn tốt hơn những phân tích đã dự báo.
Giá cổ phiếu của FedEx đã tăng mạnh tới 12% vào ngày hôm sau, quay trở lại mức trước đại dịch.
Khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục, thì FedEx tự họ có thể thấy được kinh doanh vận tải hàng hóa hàng không lợi nhuận cao và mảng dịch vụ giao hàng tại nhà ổn định.
Mặc dù thế, các vấn đề sẽ không biến mất hoàn toàn.
Vấn đề lớn nhất đối với FedEx, cũng như các đối thủ cùng ngành là sự xuất hiện của Amazon. Gã khổng lồ công nghệ này vừa mới loan báo thương vụ mua một công ty khởi nghiệp về lĩnh vực xe tự hành.
Mối đe dọa lớn hơn nữa trong ngắn hạn là đội ngũ xe vận chuyển thông thường đang tăng nhanh của Amazon, giờ đã lên tới 30.000 xe tải và 80 máy bay vận tải.
Dù vậy, số lượng đó vẫn còn một khoảng cách xa với 40.000 xe tải và 600 máy bay vận tải của FedEx.
Nhưng với quy mô doanh nghiệp khổng lồ của Amazon- vào ngày 1/7, giá cổ phiếu của doanh nghiệp này đã tăng 5%, mang lại cho họ số tiền nhiều hơn vốn hóa thị trường 41 tỷ USD của FedEx trong một ngày - và giàu mạnh đến vậy thì đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa những doanh nghiệp này có thể sẽ được khỏa lấp sớm thôi.