Điểm báo 9/7: Vì sao người dân ngại nhà tái định cư?

Vì sao người dân ngại... nhà tái định cư?; Giá đường tăng, nguy cơ găm hàng đẩy giá; Công nghiệp cơ khí vẫn loay hoay tìm đường hội nhập; Cách nào 'bịt' kẽ hở bản quyền?;... Là những tin tức nổi bật có trong điểm báo 9/7.

VÌ SAO NGƯỜI DÂN NGẠI... NHÀ TÁI ĐỊNH CƯ? (KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ)

Nhiều tòa nhà tái định cư bị xuống cấp nhưng không có kinh phí bảo dưỡng; không ít tòa nhà được xây dựng hoàn thiện hàng chục năm vẫn bị bỏ hoang chưa có người đến ở, trong khi cơ chế vẫn còn nhiều vướng mắc. Đây là thực trạng của vấn đề quản lý, sử dụng nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội những năm gần đây. Thông tin đăng tải trên trang nhất báo Kinh tế và đô thị.

Rất nhiêùhạng mục phụ trợ ở một số tòa nhà đãbị xuống cấp nghiêm trọng,Bậc câùthang bị nứt gãy, nhiều mảng tường nhàbong tróc, xuất hiện những vết nứt kéodài. Đường ống dẫn nước thải nhiều khibị tắc nghẽn khiến nước thải tràn ra sànnhà, hệ thống thang máy thường xuyêngặp sự cố... ảnh hưởng đến cuộc sốngsinh hoạt và sức khỏe của người dân.Bên cạnh chất lượng nhà kém, một nguyên nhân cơbản khiến người dân không mặn mà với nhà tái định cư là do khôngđáp ứng được nguyện vọng của người dân. Vì vậy, cần phải có cách thức phùhợp trong quá trình quản lý, vận hành; đồng thời việc nghiên cứu xâydựng mới cần phải bám sát với thực tế của người dân đó là gắn vơíviệc mưu sinh, phát triển kinh tế hộ gia đình.

GIÁ ĐƯỜNG TĂNG, NGUY CƠ GĂM HÀNG ĐẨY GIÁ (ĐẠI ĐOÀN KẾT)

Một bài viết đăng tải trên báo Đại đoàn kết, Giá đường trên thế giới đang ở mức cao nhất trong15 năm qua. Trong nước giá bán đường của các nhà máy sản xuất đường trong quý II cũng đã tăng 10% so vơíquý I, ở mức bình quân20.000 đồng/kg đối với đường tinh luyện.

Trước thực trạng nhu cầu tiêu dùng đường ngày càng tăng,nguy cơ thiếu nguồn cung trong nước, ước tính nhu cầu đường của các DN này sẽ tăng thêm 60 nghìn tấnso với năm 2022 trong khi diện tíchtrồng mía đã liên tục giảm. Theo các doanh nghiệp đượckhảo sát cũng đưa ra rất nhiều các đề xuất. Trong đó, 70% doanh nghiệpchorằng cần phải ổn định vùng trồng mía trong nước để tăng sảnlượng, 30% doanh nghiệp cho rằng cần phải gỡ bỏ bảo hộ ngành đường để tăng năng lựccạnh tranh, 65% cần phải tăng hạn ngạch nhập khẩu và xem xétlại thuế nhập khẩu, 30% cần phải tăng nhập khẩu chính ngạch vơíthuế ưu đãi để giảm nhập lậu từ đó ổn định giá đường trong nước.

CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ VẪN LOAY HOAY TÌM ĐƯỜNG HỘI NHẬP (VOV)

Doanh nghiệp công nghiệp cơ khí vẫn yếu về năng lực cạnh tranh, chưa xây dựng được thương hiệu nên khó tiếp cận và mở rộng thị trường.

Công nghiệp cơ khí trong nước chưa có mặt hàng truyền thống, trong khi các DN vẫn ngại thay đổi quy mô sản xuất. sản phẩm cạnh tranh chủ yếu bằng giá nhân công, nguyên liệu vật tư lại phụ thuộc vào nước ngoài. Trong quá trình tìm kiếm thị trường, DN cơ khí không có đại diện bán hàng theo khối, liên kết lỏng lẻo trong quá trình tìm kiếm khách hàng. Ngoài ra, những hạn chế về thương mại điện tử, thiếu kiến thức về luật thương mại quốc tế của DN cơ khí đã khiến các khách hàng nước ngoài chưa hài lòng.

CÁCH NÀO “BỊT” KẼ HỞ BẢN QUYỀN? (GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI)

Bản quyền là yếu tố then chốt trong hợp tác quốc tế để phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, xâmphạm bản quyền lại đang là vấn đề nhức nhối và rất khóxử lý ở nước ta.

Hành vi vi phạm chủ yếu bị xử phạt là biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố vào mục đích thương mại trong nhà hàng, cửa hàng siêu thị, cơ sở kinh doanh karaoke mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Để bịt kẽ hở bản quyền, giới chuyên gia cho rằng, mức phạt hiện nay quá nhẹ không đủ sức răn đe. Bởi vậy, ngoài tăng mức phạt cần có hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả mớ có cơ hội ngăn chặn việc bản quyền bị đánh cắp như hiện nay.

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/diem-bao-9-7-vi-sao-nguoi-dan-ngai-nha-tai-dinh-cu-188624.htm