Điểm báo: Cảnh giác với các thủ đoạn bắt cóc trẻ em

Cảnh giác với các thủ đoạn bắt cóc trẻ em; Giá cả âm thầm leo thang; Muốn trẻ em được dùng 'internet sạch', các gia đình cần có 'bộ lọc'; Bài toán 15.000 tỷ đồng 'xanh hóa' xe buýt Thủ đô;... là những tin tức đáng chú ý trên các trang báo sáng 19/8.

CẢNH GIÁC VỚI CÁC THỦ ĐOẠN BẮT CÓC TRẺ EM

Đầu tiên là bài viết đáng chú ý trên báo Kinh tế và đô thị. Sau vụ bắt cóc trẻ em tại Long Biên, Hà Nội vừa qua, nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng bởi phương thức, thủ đoạn của đối tượng ngày càng manh động, liều lĩnh. Vấn đề đặt ra là nguy cơ trẻ em bị bắt cóc tống tiền đã hiện hữu, vậy công tác phòng ngừa tội phạm, bảo đảm an toàn cho trẻ em cần phải được tiến hành như thế nào? Thông tin đáng chú ý trên báo kinh tế và đô thị số ra cuối tuần ngày 19/8.

Theo chuyên gia tội phạm học, Đối tượng xấu có ý định bắt cóc thường hành động khi trẻ đi một mình. Đồng thời nguy cơ mất an toàn của trẻ em có thể xảy ra bất kỳ nơi nào, bất kỳ nơi đâu, kể cả những đứa trẻ sống trong gia đình có điều kiện kinh tế, được bảo vệ an toàn cũng có thể trở thành đối tượng bị tấn công của tội phạm. Theo đó, việc bảo đảm an toàn cho trẻ em cần phải được tăng cường ở nhiều phương diện, cần nâng cao trách nhiệm của cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương, của gia đình và nhà trường để trẻ em được thực hiện đầy đủ quyền của mình theo quy định của pháp luật, được bảo đảm an toàn, được quyền sống trong một xã hội, môi trường an toàn. Các bậc phụ huynh cũng như các cơ sở giáo dục đào tạo nên có những chương trình tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng thoát hiểm cho các cháu bé trong tình huống bị bắt cóc.

GIÁ CẢ ÂMTHẦM LEOTHANG

Liên quan đến giá cả thị trường, báo Đại đoàn kết có bài viết, hiện giá nhiều mặt hàng như rau xanh, gạo, thực phẩm... đã nhích lên trong khoảng 2 tuần nay. Do giá thành của các mặt hàng này không quá cao nên người tiêu dùng không chú ý, song đây lại là những mặt hàng có mức độ tăng giá lớn. Kiểm soát giá những mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh thu nhập của đa phần người lao động gặp khó khăn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Giá các mặt hàng thực phẩm tại chợ dân sinh cũng có biến động tang dần. Như giá thịt lợn dao động từ 110.000 - 160.000 đồng/kg. Đáng chú ý là giá thịt bò đã tăng dao động trong khoảng 210.000 - 240.000 đồng/kg. Giá thịt gia cầm tăng trung bình 10.000 đồng/kg. Giá gạo những ngày qua cũng biến động tăng rõ rệt, hầu hết các loại gạo đều tăng giá trên dưới 10%..... Theo Tổng cục Thống kê, các tháng cuối năm, giá cả nhóm hàng thực phẩm có thể tiếp tục tăng do nhu cầu tăng cao. Theo đó, áp lực chi tiêu vẫn nặng gánh với người tiêu dùng. Để giữ ổn định thị trường, các chuyên gia cho rằng, cộng đồng DN cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa.

MUỐN TRẺ EM ĐƯỢC DÙNG “INTERNET SẠCH”, CÁC GIA ĐÌNH CẦN CÓ “BỘ LỌC”

Muốn trẻ em được dùng “Internet sạch”, các gia đình cần có “bộ lọc”. Thông tin đăng tải trên báo Vneconomy.Số liệu thống kê từ Viện nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vữngtừng chỉ ra rằng có tới 40% trẻ em cảm thấy không an toàn khi sử dụnginternet và hơn 70% trẻ em từng có trải nghiệm không mong muốn khisử dụng internet. Các chuyên gia cho rằng hiện nay nhà mạng mới chỉ cungcấp một đường truyền internet giống như nối một đường ống từ bể nước vềcác gia đình, còn chất lượng của nước trong đường ống như thế nào thì nhàmạng chưa thể chịu hoàn toàn trách nhiệm. Các chuyên gia cũng cho biết câu chuyện bảo vệ trẻ an toàn trên môi trường mạng không chỉ liên quan đếnvấn đề kỹ thuật mà để tạo ra một môi trường Internet an toàn, cần sự kết hợpgiữa giải pháp công nghệ và cha mẹ đồng hành.

BÀI TOÁN 15.000 TỶ ĐỒNG “XANH HÓA” XE BUÝT THỦ ĐÔ

Hiện Hà Nội có hơn 2.000 xe buýt sử dụng nhiên liệu diezel. Muốn chuyển đổi toàn bộ sang xe buýt sử dụng nhiên liệu, năng lượng sạch ước tính cần khoảng gần 15.000 tỷ đồng. Theo Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê- tan của ngành GTVT, Đến năm 2030 tỷ lệ xe buýt xanh ở ở Hà Nội đạt tối thiểu 50% và đến năm 2035 đạt 90 - 100%. Quyết tâm “xanh hóa” xe buýt của Hà Nội là rất lớn, song với giá thành đầu tư mới phương tiện quá cao, rõ ràng áp lực về chi phí đầu tư, chi phí lãi vay cho các doanh nghiệp vận tải là không phải là nhỏ. Theo chuyên gia giao thông, Hà Nội cần lựa chọn, xác định cơ cấu tỷ lệ hợp lý giữa xe buýt sử dụng điện và xe buýt sử dụng năng lượng xanh đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng và khả năng cung cấp nguồn điện, nguồn năng lượng xanh theo các giai đoạn. đồng thời phải “xanh” hóa ở chất lượng dịch vụ. Như vậy mới có thể thu hút người dân, du khách sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn.

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/diem-bao-canh-giac-voi-cac-thu-doan-bat-coc-tre-em-186685.htm