Ong đuôi sừng (Urocerus gigas) dài 3,4-4cm, phân bố khắp Bắc bán cầu. Loài ong ấn tượng này có dùi nhọn và cứng sau đuôi, dùng để đục lỗ sâu vào thân cây thông và đẻ trứng.
Ong cắn cuống lá (Cephus nigrinus) dài 7-9 mm, phổ biến ở Tây Âu. Ấu trùng của loài này đục lỗ theo chiều dọc xuống bên trong thân một số loài thực vật họ Hòa thảo (gồn các loài cỏ, lúa) được trồng hay mọc dại.
Tò vò mụn quả táo trên lá sồi (Biorhiza pallida) dài 5-7 mm, được ghi nhận ở lục địa Á - Âu. Loài ong không cánh này đẻ trứng trong chồi cây sồi, tạo thành những nốt sần lớn.
Ong đùi to (Chalcis sispes) dài 1-1,2 cm, phân bố ở châu Âu và một số khu vực của châu Á. Hai chi sau của loài ong này có hình dạng bất thường so với các loài ong khác.
Tò vò săn nhện sói lông (Pepsis heros) dài 7-8 cm, phân bố ở Nam Mỹ. Loài ong khổng lồ này săn các loài nhện ăn chim, làm tê liệt và chôn con mồi để làm thức ăn cho ấu trùng.
Ong lông nhung (Mutilla europaea) dài 1,1-1,7 cm, được ghi nhận ở châu Âu. Loài ong này sống ở các khu vực có cát và đồng cỏ gồ ghề. Con cái của chúng không có cánh, ấu trùng ăn ấu trùng ong nghệ.
Ong bầu lớn (Xylocopa latipes) dài 3-3,5 cm, phân bố rộng khắp Đông Nam Á. Loài ong lớn này đào các hốc tổ trong cành cây hoặc các khúc gỗ và cột gỗ.
Ong bầu bụng vàng châu Âu (Vespa crabro) dài 2,5-3,5 cm, phổ biến ở châu Âu và châu Á. Loài ong lớn sống theo bầy đàn này cư trú trong rừng, làm tổ trong các cây rỗng.
Ong đất (Bombus terrestris) dài 2,3-2,5 cm, sống ở Trung, Nam Âu và Bắc Phi. Loài ong có tập tính xã hội cao này có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho cây trồng. Chúng đã du nhập vào nhiều khu vực khác.
Ong mật (Apis mellifera) dài 1-1,2 cm, phân bố toàn cầu. Trong tự nhiên, loài ong này làm tổ trong các cây gỗ rỗng. Chúng được nuôi rộng rãi để lấy mật, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho cây trồng.
Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.
T.B (tổng hợp)