Trăn Dumeril (Acrantophis dumerili) dài 1,8 mét, sống trong các khu rừng ẩm ở Madagascar. Loài trăn này có thể rơi vào trạng thái ngủ lịm khi trú trong hang suốt những tháng lạnh và khô.
Trăn cộc (Python curtus) dài 1,8 mét, sống trong các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Loài trăn mập và ngắn này có tập tính cuộn quanh ổ trứng để ấp và bảo vệ trứng.
Trăn đất hay trăn Ấn Độ (Python molurus) dài 7 mét, phân bố ở Nam và Đông Nam Á. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm, loài này có tập tính đuổi theo mồi và bắt mồi bằng động tác phóng đớp. Khi nuôi trăn đất làm cảnh, nhiều người đã bị chúng cắn theo cách này.
Trăn Miến Điện (Python bivittatus) dài 7 mét, xuất hiện khắp Nam và Đông Nam Á. Chúng từng được coi là một phần loài của trăn đất, cho đến khi được tách thành loài riêng từ năm 2009. Chúng đã xâm nhập vào các vùng đầm lầy ở Florida, Mỹ, trở thành loài xâm lấn nguy hiểm tại đây.
Trăn gấm (Python reticulatus) dài 10 mét, sinh sống trong các khu rừng mưa Đông Nam Á. Là loài dài nhất trong các loài trăn rắn còn tồn tại, chúng giết các con thú lớn như hươu nai bằng cách siết chặt.
Trăn đốm (Antaresia maculosa) dài 1,4 mét, xuất hiện ở những sườn đồi nhiều đá phía Bắc Australia. Chúng rình bắt dơi ở lối ra vào hang đậu ngủ của loài thú có vú này.
Trăn đầu đen (Aspidites melanocephalus) dài 3 mét, là động vật đặc hữu của Australia. Có mặt ở nhiều sinh cánh khác nhau, chúng săn bò sát và các loài rắn nhỏ hơn.
Trăn cây xanh (Morelia viridis) dài 1,5 mét, phân bố trong các khu rừng nhiệt đới ở Australia. Chúng thường quấn mình trên các cảnh cây, rình rập các loài thằn lằn và thú nhỏ.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
T.B (tổng hợp)