Điểm danh một số sai lầm khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa

Dù ở thời điểm nào cha mẹ cũng luôn cố gắng chăm sóc con cái một cách tốt nhất. Tuy nhiên, một số lỗi có thể gây ra ảnh hưởng tới con mà cha mẹ vô tình không nhận ra đặc biệt các sai lầm khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hè thu.

Nội dung:

1. Kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng tay
2. Dự trữ tã cho trẻ thời điểm giao mùa
3. Sử dụng công nghệ để giữ con
4. Đắp chăn,he kín chân của trẻ khi trẻ bị sốt

Thời điểm giao mùa hè thu, nhiệt độ thay đổi thất thường, tiết trời hanh khô và khiến trẻ nhỏ dễ bị mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng hoặc bệnh về hô hấp hơn so với điều kiện thời tiết thông thường.

Điểm danh một số sai lầm khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hè thu của các bậc phụ huynh cần biết:

1. Kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng tay

Đây là một trong những sai lầm mà các bậc phụ huynh khi chăm sóc con nhỏ thường xuyên mắc phải. Việc chủ quan chỉ kiếm tra thân nhiệt của con bằng tay sẽ không đưa cho cha mẹ kết quả nhiệt độ chính xác của trẻ.

Thông thường cơ thể của trẻ sơ sinh vốn ấm hơn mà thực tế nhiệt độ cơ thể bình thường có thể giao động từ 36,5°C – 37,2°C. Trong khi đó với bất cứ điều gì trên đó đều được coi là trẻ đang xuất hiện một cơn sốt.

Nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế để có nhiệt độ chính xác nhất - Ảnh Internet

Nên kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế để có nhiệt độ chính xác nhất - Ảnh Internet

Vì thế, việc thay đổi nhỏ như vậy rất khó để cha mẹ có thể phát hiện bằng tay thông thường. Do đó, khi muốn kiểm tra nhiệt độ của trẻ đặc biệt thời điểm giao mùa hè thu gây ra những thay đổi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ thì phụ huynh nên tránh sai lầm khi chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa hè thu là đo thân nhiệt trẻ bằng tay mà nên đo nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế để có kết quả chính xác nhất.

Đặc biệt lưu ý đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì nhiệt kế đo trực tràng sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất và giúp bạn có thể giữ cho bản thân an toàn, khỏe mạnh.

2. Dự trữ tã cho trẻ thời điểm giao mùa

Thực tế, giao mùa hè thu hanh khô, độ ẩm tăng cao thì thói quen dự trữ tã cho trẻ là thói quen sai lầm. Độ ẩm tăng cao sẽ khiến cho tã tích trữ bị ẩm, mốc, khi sử dụng không còn an toàn với trẻ nhỏ.

Ngoài ra, trẻ phát triển về kích thước, chiều cao cân nặng nhanh chóng. Việc dự trữ tã là việc không cần thiết đặc biệt khi giao mùa hè thu.

3. Sử dụng công nghệ để giữ con

Nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cho con sử dụng các thiết bị điện tử để vui chơi, giải trí cho con cái. Tuy nhiên, dù thời điểm nào thì việc lựa chọn công nghệ để giữ con lại là thói quen gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Giữ trẻ bằng các loại thiết bị điện tử gây hại cho não bộ của trẻ - Ảnh Internet

Giữ trẻ bằng các loại thiết bị điện tử gây hại cho não bộ của trẻ - Ảnh Internet

Đã có kết quả nghiên cứu cho biết rằng các bức xạ từ các thiết bị điện tử có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của trẻ và làm tăng nguy cơ phát triển các khối u ở trẻ.

4. Đắp chăn, che kín chân của trẻ khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt do cảm cúm, cảm lạnh hoặc gặp các vấn đề hô hấp, dị ứng gây ra tình trạng sốt ở trẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.

Thường cha mẹ sẽ đo nhiệt độ của trẻ, cảm thấy trẻ sốt cao phụ huynh lựa chọn cách đắp chăn cho trẻ mà không nhận ra rằng điều này sẽ khiến trẻ bị đổ mồ hôi vì quá nóng.

Thay vì lựa chọn đắp chăn hoặc che kín chân của trẻ khiến trẻ quá nóng thì khi trẻ bị sốt cha mẹ nên lựa chọn các loại quần áo thoáng, thoải mái cho trẻ mặc và bật quạt ở số nhẹ để phòng thông thoáng. Điều này sẽ khiến trẻ thoải mái và dễ chịu hơn.

Lưu ý rằng khi trẻ sốt cao không đỡ, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ để lựa chọn biện pháp điều trị, chăm sóc trẻ khi giao mùa hè thu cho trẻ khỏe mạnh.

Nên cho trẻ ăn gì vào thời điểm giao mùa hè - thu

Nắng Mai

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/diem-danh-mot-so-sai-lam-khi-cham-soc-tre-thoi-diem-giao-mua-41202011013410425.htm