Diễn biến ngạt thở trong lễ Độc lập ở Sài Gòn ngày 2/9/1945

Việc tiếp sóng bản Tuyên ngôn Độc lập ở Sài Gòn ngày 2/9/1945 không thành công. Nửa giờ trôi qua, dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao. Một số người cảnh giác đặt ra nghi vấn: Phải chăng có kẻ phá hoại? Bầu không khì trở nên căng như dây đàn...

Ở công viên 30/4 phía sau nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngày nay có tấm bia lớn ghi nhớ một sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra ở thành phố lớn nhất Việt Nam: Buổi lễ mừng ngày độc lập với sự tham gia của một triệu người Sài Gòn ngày 2/9/1945.

Ở công viên 30/4 phía sau nhà thờ Đức Bà Sài Gòn ngày nay có tấm bia lớn ghi nhớ một sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra ở thành phố lớn nhất Việt Nam: Buổi lễ mừng ngày độc lập với sự tham gia của một triệu người Sài Gòn ngày 2/9/1945.

Trở lại với thời điểm lịch sử đó, vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng lúc, lớp lớp người dân Sài Gòn đổ về Quảng trường Norodom (nay là công viên 30/4) để mừng ngày độc lập.

Trở lại với thời điểm lịch sử đó, vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng lúc, lớp lớp người dân Sài Gòn đổ về Quảng trường Norodom (nay là công viên 30/4) để mừng ngày độc lập.

Lễ đài của lễ Độc lập tại Sài Gòn đặt trên đường Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn), ngay sau nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, bản Tiến quân ca của Văn Cao chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc.

Lễ đài của lễ Độc lập tại Sài Gòn đặt trên đường Cộng Hòa (nay là đường Lê Duẩn), ngay sau nhà thờ Đức Bà. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ. Lúc đó, bản Tiến quân ca của Văn Cao chưa được phổ biến trong Nam nên ban quân nhạc cử bài Quốc tế ca và bản Thanh niên hành khúc.

Theo thông báo của ban tổ chức, đúng 14h, tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, đài Bạch Mai (đài tiếng nói Việt Nam) sẽ trực tiếp truyền thanh trên làn sóng 32Mhz. Ban tổ chức ở Sài Gòn sẽ tiếp sóng và phát qua hệ thống loa phóng thanh.

Theo thông báo của ban tổ chức, đúng 14h, tại quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, đài Bạch Mai (đài tiếng nói Việt Nam) sẽ trực tiếp truyền thanh trên làn sóng 32Mhz. Ban tổ chức ở Sài Gòn sẽ tiếp sóng và phát qua hệ thống loa phóng thanh.

Tuy nhiên, việc tiếp sóng không thành công. Nửa giờ trôi qua, dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao. Một số người cảnh giác đặt ra nghi vấn: Phải chăng có kẻ phá hoại? Mặc dù hoài nghi này không có chứng cớ, song trong bối cảnh lúc đó nó vẫn thuyết phục được nhiều người.

Tuy nhiên, việc tiếp sóng không thành công. Nửa giờ trôi qua, dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao. Một số người cảnh giác đặt ra nghi vấn: Phải chăng có kẻ phá hoại? Mặc dù hoài nghi này không có chứng cớ, song trong bối cảnh lúc đó nó vẫn thuyết phục được nhiều người.

Mãi về sau này người ta mới biết lý do của sự cố này là do hạn chế về phương tiện kỹ thuật: Đài phát của ta quá yếu, máy thu của ta quá cũ, thời tiết chiều hôm ấy lại xấu.

Mãi về sau này người ta mới biết lý do của sự cố này là do hạn chế về phương tiện kỹ thuật: Đài phát của ta quá yếu, máy thu của ta quá cũ, thời tiết chiều hôm ấy lại xấu.

Bầu không khì trở nên căng như dây đàn. Để trấn an quần chúng, ban tổ chức buổi lễ đề nghị ông Trần Văn Giàu - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ - phát biểu. Ông Trần Văn Giàu suy nghĩ vài phút, ghi vội lên giấy mấy ý chính, rồi bước lên lễ đài, ứng khẩu một bài diễn văn.

Bầu không khì trở nên căng như dây đàn. Để trấn an quần chúng, ban tổ chức buổi lễ đề nghị ông Trần Văn Giàu - Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ - phát biểu. Ông Trần Văn Giàu suy nghĩ vài phút, ghi vội lên giấy mấy ý chính, rồi bước lên lễ đài, ứng khẩu một bài diễn văn.

Lúc đó, các nhà báo chưa sử dụng máy ghi âm nên ghi lại bài diễn văn bằng phương pháp tốc ký để công bố toàn văn trên các báo xuất bản ở Sài Gòn ngày hôm sau.

Lúc đó, các nhà báo chưa sử dụng máy ghi âm nên ghi lại bài diễn văn bằng phương pháp tốc ký để công bố toàn văn trên các báo xuất bản ở Sài Gòn ngày hôm sau.

Mở đầu, ông Trần Văn Giàu tuyên bố một đổi thay lớn trong lịch sử nước nhà sau Cách mạng Tháng Tám: "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống".

Mở đầu, ông Trần Văn Giàu tuyên bố một đổi thay lớn trong lịch sử nước nhà sau Cách mạng Tháng Tám: "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống".

Sau đó, ông nói về các mối đe dọa với chính quyền non trẻ và khuyên đồng bào hãy đề cao cảnh giác: "Mừng thắng lợi, nhưng đồng bào chớ say sưa vì thắng lợi. Bởi vì Việt Nam yêu quí của chúng ta đương gặp một tình cảnh nguy nan. Không khéo lo, nước ta dân ta có thể bị tròng lại ách nô lệ".

Sau đó, ông nói về các mối đe dọa với chính quyền non trẻ và khuyên đồng bào hãy đề cao cảnh giác: "Mừng thắng lợi, nhưng đồng bào chớ say sưa vì thắng lợi. Bởi vì Việt Nam yêu quí của chúng ta đương gặp một tình cảnh nguy nan. Không khéo lo, nước ta dân ta có thể bị tròng lại ách nô lệ".

Bài diễn văn kết thúc bằng lời kêu gọi: "Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!".

Bài diễn văn kết thúc bằng lời kêu gọi: "Quốc dân hãy sẵn sàng chiến đấu!... Đứng lên! Ngày độc lập bắt đầu từ nay! Tiến tới, vì độc lập, vì tự do, tiến tới mãi! Không một thành lũy nào ngăn nổi chí của muôn dân trên đường giải phóng!".

Có thể nói, việc nhân dân Sài Gòn không được nghe trực tiếp bản Tuyên ngôn Độc lập là điều đáng tiếc, nhưng từ bài diễn văn ứng khẩu trong tình thế cấp bách, lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam đã được khắc ghi vào trái tim mỗi người tham gia buổi lễ ngày hôm đó… (Bài có sử dụng tư liệu của TS Phan Văn Hoàng và Đài truyền hình Việt Nam).

Có thể nói, việc nhân dân Sài Gòn không được nghe trực tiếp bản Tuyên ngôn Độc lập là điều đáng tiếc, nhưng từ bài diễn văn ứng khẩu trong tình thế cấp bách, lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam đã được khắc ghi vào trái tim mỗi người tham gia buổi lễ ngày hôm đó… (Bài có sử dụng tư liệu của TS Phan Văn Hoàng và Đài truyền hình Việt Nam).

Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dien-bien-ngat-tho-trong-le-doc-lap-o-sai-gon-ngay-291945-1270066.html