Diễn đàn Tổng Biên tập 2024: Hướng đi nào cho báo chí truyền thống?

Chiều 21/9, tại Novaworld Phan Thiết (Bình Thuận), tại Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 với chủ đề: 'Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?', các Tổng biên tập đã trình bày nhiều tham luận về định hướng thông tin, giải pháp tuyên truyền phù hợp với cách làm báo hiện nay...

Các lãnh đạo cơ qun báo chí tham dự tại diễn đàn Tổng biên tập - "Báo chí giải pháp : Hướng đi cho báo chí truyền thống?" tổ chức tại tỉnh Bình Thuận năm 2024.

Các lãnh đạo cơ qun báo chí tham dự tại diễn đàn Tổng biên tập - "Báo chí giải pháp : Hướng đi cho báo chí truyền thống?" tổ chức tại tỉnh Bình Thuận năm 2024.

Diễn đàn năm nay được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận, với sự tham dự hơn 100 Tổng Biên tập các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo báo chí, quản lý báo chí. Phiên thứ nhất với chủ đề Báo chí giải pháp - Xu hướng và tiềm năng; Phiên thứ hai với chủ đề Triển khai báo chí giải pháp: Cách thức, mô hình nào hiệu quả?

Phát biểu mở đầu diễn đàn, ông Nguyễn Hoài Anh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận chia sẻ, trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, nhất là trí tuệ nhân tạo, những ứng dụng của công nghệ số đang đặt ra nhiều vấn đề mới trong hoạt động của báo chí truyền thống. Đồng thời tạo ra nhiều cơ hội, vừa đặt ra nhiều thách thức mà báo chí truyền thống cần giải quyết để từ đó có thích ứng linh hoạt, tiếp tục phát triển.

Ông Nguyễn Hoài Anh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận phát biểu tại Diễn đàn Tổng biên tập năm 2024.

Ông Nguyễn Hoài Anh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận phát biểu tại Diễn đàn Tổng biên tập năm 2024.

“Với ý nghĩa đó, tỉnh Bình Thuận rất phấn khởi và tán thành cao với việc Hội nhà báo Việt Nam chọn chủ đề Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 là “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí Truyền thống”. Đây cũng chính là vấn đề chúng tôi rất quan tâm khi Bình Thuận đang bước vào hành trình phát triển mới với những mục tiêu mới. Với chủ đề này, Diễn đàn sẽ được nghe những bài viết chuyên sâu, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về báo chí giải pháp; tác động của báo chí giải pháp; cách thức, mô hình triển khai báo chí, giải pháp để báo chí phát triển đạt kết quả cao nhất”.

Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục báo chí; PGS .TS Nguyễn Thành Lợi -Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị; ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập báo Đầu tư; ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Hà Nội mới cùng tham dự Diễn đàn Tổng biên tập năm 2024.

Ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục báo chí; PGS .TS Nguyễn Thành Lợi -Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị; ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập báo Đầu tư; ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Hà Nội mới cùng tham dự Diễn đàn Tổng biên tập năm 2024.

"Báo chí xây dựng"

Với tham luận “Báo chí xây dựng”, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, vào thập niên 1890, tờ New York World của Joseph Pulitzer và New York Journal của William Randolph Heart cạnh tranh bằng “lối làm báo giật gân”. Những câu chuyện gây sốc, phỏng vấn giả mạo, các chuyên gia không có thực chia sẻ những lời thông thái, cùng những tiêu đề gây sợ hãi là cấu phần của công thức này.

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tham luận tại Diễn đàn Tổng Biên tập 2024.

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tham luận tại Diễn đàn Tổng Biên tập 2024.

Thông tin tiêu cực dường như trở thành ADN của báo chí, theo đó những bài viết về thảm kịch đối với con người, thiên tai, và xung đột toàn cầu đóng vai trò chủ đạo để kích thích mọi người đọc tin mỗi ngày. Vòng quay tin tức không ngừng nghỉ suốt 24 giờ trong ngày, và người dùng liên tục tiếp cận thông tin tiêu cực. Các thiết bị digital đóng vai trò phát tán tin tức tiêu cực từng giây từng phút, khiến công chúng có suy nghĩ rằng chẳng có gì tốt đẹp trên thế giới này.

Tuy tin tiêu cực có thể đóng vai trò quan trọng là thông tin, cảnh báo và quy trách nhiệm cho những người nắm giữ quyền lực, nó cũng gây tác động có hại với độc giả, chẳng hạn gây ra sợ hãi, lo lắng, tức giận, hoài nghi, thậm chí lãnh cảm. Hậu quả là độc giả quay lưng với báo chí. Theo báo cáo 2022 của Reuters, tỷ lệ né tránh tin tức ở Brasil và Anh đã tăng gấp đôi kể từ 2017.

Từ những nhìn nhận, đánh giá trên, ông Lê Quốc Minh cho rằng, khi mà niềm tin với truyền thông bị xói mòn và tình trạng né tránh tin tức cao chưa từng thấy, các cơ quan báo chí phải tìm hiểu lý do người dùng ồ ạt xa rời tin tức và tìm ra cách thu hút, tương tác và giữ chân độc giả. Tin tức tiêu cực thường bị coi là một trong những nguyên nhân chính, vì vậy báo chí phải xác định cách thức hoàn thành nhiệm vụ - đưa tin - mà không làm độc giả xa lánh.

Ông Lê Trần Nguyên Huy - Quyền Tổng Biên tập báo Nhà Báo và Công luận nêu vấn đề, báo chí truyền thống đã, đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ truyền thông xã hội. Tuy nhiên, thực tế đời sống báo chí thời gian qua đã cho thấy báo chí truyền thống không nên và không thể cạnh tranh với mạng xã hội về tốc độ đưa tin.

Vì thế, để bảo đảm sự tồn tại, kiến tạo nguồn thu và giữ chân được độc giả, báo chí truyền thống buộc phải tìm những hướng đi mới. Với báo chí cách mạng Việt Nam, hướng đi đó còn là việc làm thế nào để các cơ quan báo chí tiếp tục khẳng định được dòng thông tin chủ lưu, định hướng, dẫn dắt dư luận và đóng góp được vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ để giữ chân độc giả mà còn để củng cố niềm tin của công chúng vào báo chí.

Đề cao vai trò hiến kế của báo chí

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị mang đến diễn đàn về cách tiếp cận mới đó là báo chí giải pháp - một trong những cách thức tiếp cận giải “bài toán” của truyền thông chính sách.

Theo PGS.TS Nguyễn Thành Lợi: Báo chí giải pháp có thể hiểu là bên cạnh các hoạt động phản ánh, phản biện, đấu tranh, báo chí còn thực hiện vai trò hiến kế, đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện thay vì chỉ nêu lên vấn đề rồi bỏ lửng. Điều này có nghĩa là báo chí thể hiện vai trò tích cực hơn, trách nhiệm hơn đối với các vấn đề của đất nước, của xã hội, nhất là đề xuất giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu ra, góp phần tạo dựng niềm tin và sự đồng thuận của xã hội.

"Đặc điểm của báo chí giải pháp là phải xác định và làm rõ các vấn đề hoặc thách thức mà cộng đồng đang đối mặt; tìm kiếm và giới thiệu hoặc đề xuất những giải pháp đã và đang được thực hiện; thậm chí cả việc phân tích những sáng kiến, chính sách, cách làm hay hoặc những mô hình cụ thể. Ngoài ra, trong thực hiện báo chí giải pháp, các cơ quan báo chí, người làm báo luôn đồng hành với chính quyền, doanh nghiệp, người dân… trong việc tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong xã hội và vận động, kêu gọi công chúng báo chí, toàn xã hội tham gia vào về việc đề xuất các giải pháp đối với những vấn đề cụ thể…Song, trên thực tế, báo chí giải pháp cũng không chỉ đơn thuần là đưa các giải pháp, mà còn bao gồm việc đánh giá, phân tích và kiểm chứng tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng áp dụng rộng rãi của các giải pháp đó, theo dõi quá trình áp dụng, xử lý, giải quyết vấn đề của cơ quan chức năng và thông tin đến cùng sự việc" -- PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị.

"Cách tiếp cận báo chí giải pháp là mang đến cho mọi người cái nhìn chân xác hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề mà con người và xã hội đang phải đối mặt, giúp thúc đẩy quyền công dân hiệu quả hơn. Các câu chuyện giải pháp có thể có nhiều dạng, nhưng chúng có chung một số đặc điểm chính đó là xác định các nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề xã hội; làm nổi bật một câu trả lời hoặc các câu trả lời cho vấn đề đó..." - PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết.

Trước đây, báo chí thường làm công việc vạch trần các hiện tượng chưa lành mạnh, tiêu cực trong đời sống xã hội, rồi phê phán, công kích nó. Điều đó góp phần cảnh báo, hạn chế, đẩy lùi nhiều hiện tượng sai trái, cả ở nhận thức lẫn hành vi, cả ở cá nhân lẫn cộng đồng. Tuy nhiên, có những lúc, tính chất phê phán được thực hiện quá dày, quá đậm, khiến người đọc cảm thấy nặng nề bởi xã hội dường như có quá nhiều mảng tối. Sự chỉ trích có khi không chính xác hoặc nặng lời, làm tổn thương, thiệt hại đến những người có liên quan…

Do đó, rất cần báo chí vào cuộc một cách có trách nhiệm, đặc biệt chú trọng đến việc tìm ra giải pháp hiệu quả để giúp tạo sự phát triển bền vững trong xã hội.

"Báo chí giải pháp có thể hiểu là bên cạnh các hoạt động phản ánh, phản biện, đấu tranh, báo chí còn thực hiện vai trò hiến kế, đề xuất các giải pháp, biện pháp thực hiện thay vì chỉ nêu lên vấn đề rồi bỏ lửng. Điều này có nghĩa là báo chí thể hiện vai trò tích cực hơn, trách nhiệm hơn đối với các vấn đề của đất nước, của xã hội, nhất là đề xuất giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu ra, góp phần tạo dựng niềm tin và sự đồng thuận của xã hội", Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi chia sẻ.

Tổng biên tập các Báo tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt.

Tổng biên tập các Báo tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt.

Đặt hàng truyền thông chính sách với báo chí

Với tham luận về “Giải bài toán về nguồn thu cho báo Đảng”, ông Lê Huy Toàn - Tổng Biên tập báo Bình Thuận trình bày: “Báo Bình Thuận là báo Đảng của một địa phương với chức năng là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, yêu cầu đặt ra hiện nay cho chúng tôi là vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị và truyền thông chính sách, song vừa phải có nguồn thu... Do vậy việc đổi mới, sáng tạo để giải quyết từng bước những khó khăn đã và đang được một số cơ quan báo chí áp dụng”.

Theo ông Lê Huy Toàn, đối với Báo Bình Thuận thì mọi hoạt động của các số báo đều tập trung xoay quanh trục truyền thông chính sách. Chính sách của Trung ương được cụ thể hóa tại tỉnh như thế nào, thuận lợi, vướng mắc khi đi vào thực tế ra sao; những nảy sinh từ cơ sở thế nào. Câu hỏi đặt ra là tại sao ở cơ quan, đơn vị này làm tốt nhưng ở nơi khác lại làm chưa tới… Một câu hỏi thôi cũng là nguồn tư liệu bất tận trên tất cả các lĩnh vực mà báo chí khai thác không thể hết. Hơn nhau ở chỗ người viết chuyển hóa vấn đề, diễn đạt câu chữ sao cho dễ hiểu, hấp dẫn, thay vì copy báo cáo lên mặt báo.

Quang cảnh Diễn đàn Tổng Biên tập 2024.

Quang cảnh Diễn đàn Tổng Biên tập 2024.

Qua đó, các địa phương, cơ quan, đơn vị có nguồn kinh phí tuyên truyền theo quy định trong từng chương trình, nội dung sẽ phối hợp với báo để thực hiện hàng năm. Với cách làm này, hiện nay báo Bình Thuận đã phối hợp thực hiện nhiều gói tuyên truyền trên các lĩnh vực. Nổi lên như những chính sách về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững, giảm nghèo thông tin, suy dinh dưỡng trẻ em, bảo hiểm xã hội, an ninh trật tự giao thông, khuyến công…

Nhận định về Diễn đàn Báo chí và giải pháp năm 2024, ông Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương khen ngợi Hội Nhà báo Việt Nam 6 năm qua đã nỗ lực tổ chức Diễn đàn giải pháp báo chí và đặt ra nhiều vấn đề rất mới, rất thiết thực. Đồng thời ông cũng hy vọng những diễn đàn tiếp theo làm sao đó hướng tới xây dựng một nền báo chí cách mạng Việt Nam phát triển.

Trương Hiệu - Lâm Thiện

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/dien-dan-tong-bien-tap-2024-huong-di-nao-cho-bao-chi-truyen-thong.html