Diện mạo Công viên 23/9 trong phương án thiết kế vừa giành giải thưởng sẽ như thế nào?
LAVA cùng với ASPECT studio vừa giành chiến thắng cuộc thi quốc tế với chủ đề thiết kế công viên 23/9 có diện tích rộng 16ha tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam, và dự kiến thi công bắt đầu từ năm 2020. Vậy Công viên 23/9 sẽ có diện mạo ra sao trong phương án thiết kế này?
Công viên 23/9 được tạo lập trên nền nhà ga xe lửa Sài Gòn trước đây, là mảng xanh đô thị lớn có vị trí quan trọng trong khu vực trung tâm TP, kết nối các khu vực thương mại và dịch vụ lớn như chợ Bến Thành, phố đi bộ Bùi Viện, chợ Thái Bình, phố đi bộ Nguyễn Huệ…
Công viên 23/9 sẽ có diện mạo mới.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, do nhiều đơn vị quản lý chồng chéo, thiếu kiểm soát khiến việc xây dựng, cho thuê mướn mặt bằng công viên sai chức năng, gây nên tình trạng bát nháo, ùn ứ giao thông… Do đó, chính quyền TP đã quyết định giao cho Sở Xây dựng quản lý trong thời gian chờ cải tạo công viên mới; đồng thời, thu hồi mặt bằng cho thuê không đúng mục đích.
Sau 6 tháng phát động cuộc thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500 Công viên 23 tháng 9 - Quận 1, có 4 đơn vị được UBND TP chọn trao giải theo kết quả của hội đồng thi tuyển và đề xuất của Sở Quy hoạch-Kiến trúc. Cụ thể, Công ty TNHH Kiến trúc Lava đạt giải nhì; Công ty thiết kế kiến trúc và cảnh quan Debarre Duplantiers đạt giải 3; 2 giải khuyến khích trao cho Công ty B + H Việt Nam và Liên doanh Collins International – TA Corporation, không có giải nhất.
"Điểm nổi bật của các thiết kế được trao giải lần này đều đảm bảo yêu cầu của UBND TP và mong đợi của người dân. Sau khi xây mới, Công viên 23 tháng 9 không chỉ là công trình phức hợp trên mặt đất mà còn là không gian công cộng kết nối các tuyến metro, các trục đường Hàm Nghi, Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Huệ và quảng trường bờ sông… Dự kiến từ nay đến cuối năm 2019, UBND TP sẽ lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu công viên dựa trên phương án giải nhì, có thể kết hợp một số chi tiết sáng tạo của phương án giải ba và khuyến khích", ông Hoàng Tùng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc, cho biết.
Vậy phương án thiết kế Công viên 23/9 vừa giành giải thưởng của LAVA như thế nào?
Nhằm đem lại sức sống cho công viên 23 tháng 9 hiện hữu, thiết kế với những cung đường đi bộ nâng cao dựa trên những đường ray trước đây được lấy cảm hứng từ sự kết hợp hài hòa đường nét của hệ thống giao thông thời xưa ( những đường ray tàu lửa thế kỉ 19) với phương tiện đi lại tương lai của thành phố ( tuyến tàu điện ngầm sắp có). Công viên trong tương lai gần sẽ gợi lại cho những khách thăm quan về quy hoạch đô thị trước đây, sở hữu những lối đi có phương hướng, tối đa hóa mảng xanh cùng với những mảng xanh hiện hữu, gia tăng sự tiếp cận tới nhiều khu chức năng đa dạng và tái phân vùng hoạt động một cách phù hợp.
Những khu vườn âm cùng với những “hệ thống cây nhân tạo” có chức năng thu nước và năng lượng sạc sẽ kết nối với địa điểm trung tâm mua sắm dưới lòng đất được kết nối trực tiếp với trạm ga tàu điện ngầm Bến Thành.
Chris Bosse, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc LAVA, đã nói: “Giao thông đã luôn là phía cạnh đặc biệt quan trọng của khu vực tuyệt vời này – nơi đây từng là địa điểm của những chiếc tàu lửa đầu tiên của khu vực Đông Nam Á được xây dựng bởi người Pháp, hiện tại khu đất này đang là nút giao thông buýt và trong tương lai gần sẽ trở thành trạm tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam.”
Công viên hiện hữu còn được người dân nơi đây sử dụng để tổ chức Lễ hội Xuân hằng năm.
Những “đường ray tàu lửa” cùng nhau trở thành những lối di chuyển cho cả người đi xe đạp và người đi bộ và kết thúc bằng những kết cấu thép xoắn đầy kịch tính nhằm gợi lại về hệ thống tàu lửa thời trước. Những cung đường tạo ra sự lồng ghép giữa cả không gian động và không gian tĩnh. Không gian điêu khắc, khu trưng bày nghệ thuật ngoài trời, khu chức năng với nước, không gian biễu diễn nhạc kịch, sân trượt ván, khu vực thể thao, khu vui chơi thiếu nhi, mảng cây xanh, thác nước, kết hợp tất cả cùng với các khu vực mua sắm sẽ biến nơi đây trở thành điểm đến với mọi hoạt động cho cả ngày lẫn đêm.
Các cây nhân tạo sẽ tôn lên vẻ đẹp của cảnh quan nơi đây. “Cây lọc nước” sẽ thu nước mưa và tái sử dụng để tưới cây, cung cấp nước uống và hệ thống PCCC. “Cây thông gió” sẽ làm giảm nhiệt lượng hấp thụ và tạo ra những luồng gió trong lành. “Cây mặt trời” sẽ được trang bị tấm pin năng lượng mặt trời với thiết kế nghiên theo hướng tối ưu với bức xạ mặt trời và trữ năng lượng đã thu được, những màn hình thông tin, trạm sạc thiết bị di động và điểm phát WIFI.
Steven Buckle, Giám đốc Công ty ASPECT Studio, đã nói thêm: “Được định hướng là không gian cho cộng đồng, công viên đã được thiết kế với mục tiêu tạo ra nhiều sự trải nghiệm đa dạng cần thiết nhằm tạo ra một công viên trung tâm thành phố ngang tầm quốc tế: một công viên phản ảnh với bối cảnh xung quanh, khí hậu và cộng đồng, nơi đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu cũng như đối với du khách tham quan là nơi để gặp gỡ và vui chơi. Công viên trong tương lai được chồng các lớp không gian, nhiều địa điểm vui chơi và những trải nghiệm. Lợi thế hơn so với các công viên ngang tầm quốc tế khác, đây là công viên cho tương lai nhưng đồng thời tôn trọng các giá trị của quá khứ và văn hóa”.
Bosse nói tiếp: “Thiết kế của LAVA chuyển hóa một “ốc đảo” giữa lòng đô thị thành một không gian nhấn ảnh những trải nghiệm cùng lúc đó vẫn đáp ứng các nhu cầu về xã hội và sự phát triển bền vững của thế kỷ 21. Ngược lại với sự cứng nhắc, không thân thiện của mặt bằng hiện hữu là sự linh hoạt, đa chức năng, thân thiện, được kết nối và tiếp diễn.”
“Chúng tôi rất vui khi được đoạt giải cuộc thi và được cơ hội tạo dựng nên một địa điểm thực sự kết giao giữa quá khứ và tương lai, sự kết nối giữa con người, thiên nhiên và công nghệ. Tuyến tàu điện ngầm sẽ mở ra một trang mới cho giao thông của đô thị và cùng với sự sống lại của công viên sẽ cải thiện chất lượng sống, đưa nơi đây trở thành một thành phố mang tầm cỡ quốc tế.”
Văn phòng của Công ty LAVA tại TP. Hồ Chí Minh sẽ đảm nhiệm vai trò thiết kế và thi công trong vòng ba năm sắp tới.
X