Diện mạo đô thị cố đô - di sản ở Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình vừa thông qua chủ trương hợp nhất TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập TP Hoa Lư gắn với định hình tính chất là 'Đô thị di sản thiên niên kỷ'.

Ngày 30/7, tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV đã thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, thống nhất thành lập TP Hoa Lư trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình. Ảnh: Đình Minh

Ngày 30/7, tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV đã thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, thống nhất thành lập TP Hoa Lư trên cơ sở nhập nguyên trạng diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình. Ảnh: Đình Minh

Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Bình, TP Ninh Bình hiện nay có diện tích tự nhiên 46,75 km2, quy mô dân số 154.596 người, có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 11 phường và 3 xã. Đối với huyện Hoa Lư, có diện tích tự nhiên 103,49 km2, quy mô dân số 83.613 người, có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 10 xã. Sau khi thành lập, TP Hoa Lư sẽ có diện tích tự nhiên là 150,24 km² và quy mô dân số là 238.209 người. Ảnh: Đình Minh

Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Bình, TP Ninh Bình hiện nay có diện tích tự nhiên 46,75 km2, quy mô dân số 154.596 người, có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 11 phường và 3 xã. Đối với huyện Hoa Lư, có diện tích tự nhiên 103,49 km2, quy mô dân số 83.613 người, có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 10 xã. Sau khi thành lập, TP Hoa Lư sẽ có diện tích tự nhiên là 150,24 km² và quy mô dân số là 238.209 người. Ảnh: Đình Minh

Theo đó, về địa giới hành chính, phía Đông của TP Hoa Lư sẽ giáp huyện Yên Khánh (Ninh Bình) và huyện Ý Yên (Nam Định); phía Tây giáp huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan; phía Nam giáp huyện Yên Mô và TP Tam Điệp; phía Bắc giáp huyện Gia Viễn và huyện Ý Yên (Nam Định). Ảnh: Đình Minh

Theo đó, về địa giới hành chính, phía Đông của TP Hoa Lư sẽ giáp huyện Yên Khánh (Ninh Bình) và huyện Ý Yên (Nam Định); phía Tây giáp huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan; phía Nam giáp huyện Yên Mô và TP Tam Điệp; phía Bắc giáp huyện Gia Viễn và huyện Ý Yên (Nam Định). Ảnh: Đình Minh

Các phường được thành lập mới trực thuộc TP Hoa Lư gồm: Phường Vân Giang (trên cơ sở nhập phường Vân Giang, Phúc Thành và Thanh Bình); phường Ninh Nhất (sáp nhập xã Ninh Nhất và xã Ninh Xuân); phường Ninh Hải (nhập xã Ninh Hải và Ninh Thắng); phường Ninh Mỹ (xã Ninh Mỹ và thị trấn Thiên Tôn) và các phường Ninh Phúc, Ninh Tiến, Ninh Giang...

Các phường được thành lập mới trực thuộc TP Hoa Lư gồm: Phường Vân Giang (trên cơ sở nhập phường Vân Giang, Phúc Thành và Thanh Bình); phường Ninh Nhất (sáp nhập xã Ninh Nhất và xã Ninh Xuân); phường Ninh Hải (nhập xã Ninh Hải và Ninh Thắng); phường Ninh Mỹ (xã Ninh Mỹ và thị trấn Thiên Tôn) và các phường Ninh Phúc, Ninh Tiến, Ninh Giang...

TP Hoa Lư sau khi thành lập sẽ là thành phố đặc biệt của Việt Nam khi sở hữu Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An. Đây cũng là thành phố có di sản 'kép' đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Ảnh: Đình Minh

TP Hoa Lư sau khi thành lập sẽ là thành phố đặc biệt của Việt Nam khi sở hữu Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An. Đây cũng là thành phố có di sản 'kép' đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Ảnh: Đình Minh

Tỉnh Ninh Bình phấn đấu xây dựng TP Hoa Lư trong tương lai sẽ là thành phố trực thuộc trung ương, mang đặc trưng 'Đô thị di sản thiên niên kỷ', thành phố sáng tạo mang tầm cỡ quốc tế. Ảnh: Đình Minh

Tỉnh Ninh Bình phấn đấu xây dựng TP Hoa Lư trong tương lai sẽ là thành phố trực thuộc trung ương, mang đặc trưng 'Đô thị di sản thiên niên kỷ', thành phố sáng tạo mang tầm cỡ quốc tế. Ảnh: Đình Minh

Trong ảnh là núi Cánh Diều (tên khác là núi Ngọc Mỹ Nhân), di tích lịch sử văn hóa quốc gia nằm ở phía Đông TP Ninh Bình. Ảnh: Đình Minh

Trong ảnh là núi Cánh Diều (tên khác là núi Ngọc Mỹ Nhân), di tích lịch sử văn hóa quốc gia nằm ở phía Đông TP Ninh Bình. Ảnh: Đình Minh

Sau khi sáp nhập, sẽ có 3 di tích quốc gia đặc biệt nằm tại TP Hoa Lư bao gồm: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư; danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động; di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước. Trong ảnh là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước. Từ đây, có thể phóng tầm mắt về phía xa là cầu Non Nước, nối 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định. Ảnh: Đình Minh

Sau khi sáp nhập, sẽ có 3 di tích quốc gia đặc biệt nằm tại TP Hoa Lư bao gồm: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư; danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động; di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước. Trong ảnh là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước. Từ đây, có thể phóng tầm mắt về phía xa là cầu Non Nước, nối 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định. Ảnh: Đình Minh

Trong ảnh là Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc Bích Động, một nơi được đánh giá là có nhiều giá trị về cảnh quan tự nhiên, kiến trúc và những giá trị địa chất, địa mạo của Việt Nam và thế giới. Ảnh: Đình Minh

Trong ảnh là Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc Bích Động, một nơi được đánh giá là có nhiều giá trị về cảnh quan tự nhiên, kiến trúc và những giá trị địa chất, địa mạo của Việt Nam và thế giới. Ảnh: Đình Minh

Trong ảnh là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư, đây là kinh đô đầu tiên của Nhà nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên, nơi phát tích sự nghiệp 3 triều đại: Đinh - Tiền Lê và khởi đầu triều Lý ở thế kỷ X. Ảnh: Đình Minh

Trong ảnh là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư, đây là kinh đô đầu tiên của Nhà nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên, nơi phát tích sự nghiệp 3 triều đại: Đinh - Tiền Lê và khởi đầu triều Lý ở thế kỷ X. Ảnh: Đình Minh

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/dien-mao-do-thi-co-do-di-san-o-ninh-binh-10288111.html