Ngày 18/4/1992, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 130 về việc thành lập thị xã Điện Biên Phủ trực thuộc tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên)
Đến năm 2003, thị xã Điện Biên Phủ được công nhận là đô thị loại III và chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Điện Biên.
Đến Điện Biên hôm nay, nhiều du khách vẫn không khỏi xúc động trước những chứng tích lịch sử hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu – chấn động địa cầu”.
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1
Hiện nay, thành phố Điện Biên Phủ đang nỗ lực phát huy các giá trị lịch sử để phát triển du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Nơi tôn vinh giá trị lịch sử của chiến thắng "lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu".
Một góc bức tranh Panorama trong Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ghi lại toàn cảnh chiến dịch năm xưa
Nhờ phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh, nên kinh tế - xã hội của thành phố miền núi này đã có sự phát triển vượt bậc.
Đến nay, thu nhập bình quân của người dân ở TP đã đạt 64 triệu đồng/người/năm.
Nhiều dự án lớn được hoàn thành đưa vào sử dụng, như dự án đường 60m (đường 7/5); dự án Hạ tầng kỹ thuật khung dọc trục đường 60m; Chương trình đô thị miền núi phía Bắc và những điểm tái định cư khang trang...
Tạo diện mạo mới khang trang, tươi đẹp hơn
Sân vận động tỉnh Điện Biên - nơi sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Điện Biên đến Hà Nội, TP HCM và các địa phương trong cả nước, mở ra nhiều cơ hội trong phát triển du lịch và thu hút đầu tư cho TP.
TP Điện Biên Phủ hiện được ví như “con tàu với cánh buồm căng gió”. Chính quyền, nhân dân các dân tộc địa phương đang đồng lòng, quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II và sớm trở thành một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ của vùng Tây Bắc.
Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc