Điện tử - viễn thông, nhu cầu tuyển dụng lớn dễ tìm việc lương cao
GDVN- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, thì điện tử - viễn thông đóng vai trò quan trọng, nhu cầu ngày càng tăng mạnh.
Điện tử - Viễn thông đang không ngừng phát triển, được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhu cầu về trao đổi thông tin trong xã hội tri thức ngày càng trở nên quan trọng.
Tất cả mọi công việc đều phải giải quyết dựa trên cơ sở các quá trình trao đổi thông tin nhiều chiều, nhiều nguồn, từ trao đổi qua giọng nói (điện thoại) đến hình ảnh (video conference).
Đặc biệt, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, thì điện tử - viễn thông đóng vai trò quan trọng. Đất nước càng phát triển, thì nhu cầu cần kỹ sư điện tử - viễn thông cũng tăng mạnh.
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
Với mức lương khủng, cơ hội nghề nghiệp mở rộng, khả năng thăng tiến cao nên nghề điện tử - viễn thông là một trong những nghề quan trọng của thời đại công nghệ 4.0.
Với sự phát triển của kỷ nguyên số, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành học rất cao, và thu hút các bạn trẻ đam mê công nghệ, muốn chinh phục sức mạnh số.
Chị Trần Thị Chang – Giám đốc Marketing của Dự án Egroup, một cựu sinh viên ngành điện tử - viễn thông tại Trường Đại học Phương Đông chia sẻ, trong thời kỳ này, nhu cầu về nhân lực ngành điện tử - viễn thông là vô cùng lớn.
Với chương trình đào tạo mà khoa đã xây dựng luôn được cập nhật, bám sát các yêu cầu về ngành nghề của xã hội, thì các bạn sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ nhanh chóng tìm được việc làm đúng với nghề đào tạo, với mức lương hấp dẫn.
Đây được coi là nơi các bạn trẻ tài năng gầy dựng sự nghiệp, tỏa sáng tương lai.
Anh Nguyễn Văn Cường – một cựu sinh viên ngành điện tử và viễn thông, trường đại học Phương Đông, hiện đang làm việc tại Nhật Bản nhận xét, Kỹ sư điện tử - viễn thông là những người đưa đất nước phát triển, bước sang thời đại của công nghệ số.
Điện tử - Viễn thông giúp đời sống con người nâng cao hơn, làm việc thuận tiện, dễ dàng, giảm tối đa chi phí sản xuất trong nhiều lĩnh vực. Sự phát triển của nghề điện tử - viễn thông mang lại nhiều lợi ích tích cực cho đời sống con người.
Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử - viễn thông, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí:
Chuyên viên quy hoạch, thiết kế và tối ưu hóa hệ thống mạng tại các công ty viễn thông.
Chuyên viên thiết kế, tư vấn và điều hành công tác kỹ thuật tại các đài phát thanh, truyền hình, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch.
Chuyên viên vận hành, thiết kế và bảo trì thiết bị điện tử, tự động hóa trong các đơn vị, doanh nghiệp.
Có thể giữ vị trí Trưởng bộ phận kỹ thuật, Giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp, các công ty trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.
Có thể trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và Viện nghiên cứu.
Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông được đào tạo tại đâu?
Từ năm 1996, Trường Đại học Phương Đông đã đào tạo chuyên ngành Điện tử - Viễn thông trong khoa Công nghệ thông tin.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Phương Đông đã phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Cho đến nay đã có hàng nghìn kỹ sư Điện tử - Viễn thông ra trường, có việc làm đúng ngành nghề đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Bên cạnh việc không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, thì để nâng cao chất lượng đào tạo, bám sát với nhu cầu thực tế, nhà trường và khoa Công nghệ thông tin – Truyền thông thường xuyên hợp tác với các doanh nghiệp điện tử, viễn thông để sinh viên được cọ xát thực tế, nắm bắt được kinh nghiệm làm việc.
Đặc biệt là việc hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Mobifone, Vinaphone, Viettel, Samsung…để đồng hành cùng với sinh viên trong các hoạt động.