Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2-9
Tối 28-8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã chủ trì Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2020).Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.Về phía đoàn Ngoại giao có ngài Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam, Trưởng đoàn Ngoại giao; các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.Tạp chí Xây dựng Đảng trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Thưa các đồng chí lãnhđạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa Ngài Đại sứ SaadiSalama, Trưởng Đoàn Ngoại giao, các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện các tổchức quốc tế tại Hà Nội,
Thưa các vị khách quý vàcác bạn,
1. Thay mặt Đảng, Nhà nướcvà nhân dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Lãnh đạo, các vịkhách quý và các bạn đến dự Lễ kỷ niệm trọng thể 75 năm Quốc khánh nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự hiện diện của các vị Lãnh đạo Đảng, Nhànước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, quý vị trong Đoàn Ngoại giao, đông đảo các vị khách quý và cácbạn cho thấy tầm quan trọng của buổi lễ kỷ niệm ngày hôm nay.
2. Ngày 2 tháng 9 năm1945,Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, của dân tộc Việt Nam đã đọc bản Tuyênngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiếng hô vang Lơìthề Độc lập trong ngày lập nước, như đã kết nối muôn con tim người dân đấtViệt đoàn kết cùng nhau, chung sức, đồng lòng giương cao Cờ đỏ sao vàng tiếnlên trong quá trình cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khó, hy sinh để bảo vệnền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của dântộc và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân. Đó vốn là những quyền đươngnhiên của mỗi dân tộc, nhưng người dân nước Việt đã phải trải qua biết bao hysinh, gian khổ mới giành được và trong tâm luôn khắc ghi chân lý “không cógì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
3. Ngày nay, tiến bước mạnh mẽ trêncon đường 75 năm cách mạng vẻ vang, Việt Nam đang vươn tới mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chúng tôi đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng với tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá cao,đời sống nhân dân được cải thiện; ổn định chính trị - xã hội được giữ vững; quốcphòng - an ninh được bảo đảm; thể chế pháp luật ngày càng hoàn thiện; mở rộngquan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế và đóng góp tích cực, có tráchnhiệm cho hòa bình, hợp tác tại khu vực và trên toàn cầu.
Những thành tựu tolớn có ý nghĩa lịch sử đó là minh chứng cho tinh thần, ý chí mạnh mẽ củadân tộc Việt Nam, khẳng định vai trò là người bạn, đối tác tin cậy của bạn bèvà đối tác quốc tế. Đạt được những thành tựu đó, chúng tôi luôn ghi nhớ và trântrọng sự ủng hộ, hỗ trợ hiệu quả và quý báu của nhiều quốc gia, bạn bè, cộngđồng quốc tế mà nhiều Quý vị có mặt hôm nay là đại diện.
Ngày 27-8, Tổng Thư kýLiên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã phát biểu đánh giá cao những đóng gópcủa Việt Nam trong quá trình tham gia LHQ từ năm 1977. Việt Nam đi đầu trongthực hiện các Mục tiêu phát triển của LHQ, tích cực tham gia gìn giữ hòa bình,an ninh và nhấn mạnh: “Quốc khánh lần thứ 75 của Việt Nam trùng với năm Chủtịch ASEAN và nhiệm kỳ tại Hội đồng Bảo an. Điều này cho thấy sự hiện diện ngàycàng mạnh mẽ của Việt Nam trên trường quốc tế”.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng,Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận đượcnhững tình cảm tốt đẹp, sự ủng hộ quý báu, hợp tác hiệu quả của các bạn và toànthể cộng đồng quốc tế.
Thưa các đồng chí, thưaquý vị,
4. Năm 2020 là một năm đặc biệt,bởi đại dịch COVID-19 không chỉ là một khủng hoảng về y tế, mà đang làm đảo lộntình hình thế giới với những thiệt hại to lớn về sức khỏe, sinh mạng con người;làm suy giảm nghiêm trọng về kinh tế, thương mại, đầu tư; gây bất ổn trong đơìsống chính trị, xã hội và tác động mạnh đến các quan hệ quốc tế trên toàn cầu.
Ngay lúc này, chúng tavẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và dự báo là dịch chưa thểkết thúc trong tương lai gần. Đồng thời, đại dịch cũng cho thấy các quốc giatùy thuộc vào nhau và hợp tác quốc tế là rất cần thiết.
5. Việt Nam có độ mở lớn về kinh tếvà giao lưu thương mại, chúng tôi đang chịu những thiệt hại lớn từ đại dịch.Nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và phát huy ý chí, tinh thần dân tộc, Chínhphủ và nhân dân Việt Nam đã chung sức, đồng lòng, sáng tạo, nỗ lực thực hiện “mụctiêu kép”, vừa quyết liệt “chống dịch như chống giặc”, vừa quyếttâm duy trì, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân để“không một ai bị bỏ lại phía sau”.
Cho đến nay, Việt Namvẫn kiềm chế, kiểm soát được dịch COVID-19 và được cộng đồng quốc tế đánh giácao với mô hình chống dịch hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp, được nhân dân đồngtình ủng hộ.
Mặc dù bị ảnh hưởng lớnbởi đại dịch nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, GDP 6 tháng 2020 vẫn đạt mứctăng trưởng dương, đạt gần 2%. Cán cân thương mại thặng dư gần 11 tỷ USD. Saunhững tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăngmạnh trong các tháng vừa qua. Theo xếp hạng sức khỏe tài chínhcủa tạp chí The Economist tháng 5-2020, Việt Nam đứng thứ 12/66 nền kinh tế mơínổi, thuộc nhóm An toàn trong bối cảnh đại dịch.
6. Chính phủ Việt Nam tập trung làm tốt vaitrò kiến tạo phát triển và quyết tâm hành động đổi mới, tái cơ câúkinh tế bền vững, tự cường và chuyển đổi sang nền kinh tế số, lấy sự hài lòngcủa doanh nghiệp, người dân làm thước đo hiệu quả.
Trước tình hình đại dịchdiễn biến phức tạp, Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, hợp tác quốctế với nhiều hình thức sáng tạo, linh hoạt, hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tếcho 40 quốc gia, tổ chức. Từ tháng 2-2020 đến nay, đã có 30 Hội nghị cấp caotrực tuyến, điện đàm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ,Chủ tịch Quốc hội với Lãnh đạo các nước, các Tổ chức quốc tế lớn, ASEAN, Tổchức Y tế thế giới, G20, IPU, Phong trào Không liên kết.
Thưa các đồng chí, thưaquý vị,
7. Chủ động hôịnhập quốc tế, Việt Nam đã bước đầu đảm nhiệm thành công vai trò Chủtịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo anLHQ, bao gồm làm tốt cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng 1-2020,với nhiều hoạt động và sáng kiến quan trọng, kịp thời.
Trong nỗ lực thực hiệncác trọng trách quốc tế, chúng tôi cho rằng:
- Toàn cầu hóa,liên kết và hội nhập quốc tế dù đang gặp nhiều khó khăn, trắc trở nhưng vẫn làxu thế lớn đưa nhân loại phát triển. Chúng ta hãy chung tay để toàn cầu hóa trởnên bền vững, nhân văn và an toàn hơn trong thời gian tới.
- Chúng ta cũng cần cùngnhau cải cách các thể chế đa phương theo hướng hiệu quả hơn, mang tính đại diệnvà thích ứng tốt hơn. Trong đó, LHQ ở vị trí trung tâm, các tổ chứcnhư ASEAN là bộ phận hợp thành, để xây dựng trật tự quốc tế công bằng và bềnvững. Việt Nam luôn tích cực trong tiến trình này.
- Hòa bình, ổn định, hợptác và phát triển là nguyện vọng của các nước và người dân trên toàn thế giới.Trong các quan hệ quốc tế, mọi dân tộc, mọi quốc gia cần đề cao tinh thầnthượng tôn pháp luật, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cáclợi ích chính đáng của nhau.
- Nhiều nước nhỏ và vừa,trong đó có Việt Nam, đã phải chịu nhiều khó khăn, gian khổ trong đấu tranh vìđộc lập, phát triển đất nước và nay đang có những đóng góp quan trọng. Tiếngnói của họ cần phải được lắng nghe, tôn trọng.
- Chúng ta cần hợp tácchặt chẽ để đạt hiệu quả hơn trong phòng, chống dịch COVID-19 và sản xuất, tiêuthụ vắc-xin; ứng phó với các dịch bệnh khác trong tương lai. Đồng thời không chủquan trước các nguy cơ an ninh phi truyền thống như ô nhiễm, biến đổi khí hậu,thiên tai...
Tiếp theo phê chuẩn củaNghị viện châu Âu (EP), ngay đầu tháng 6-2020, Quốc hội Việt Nam, đã phê chuẩnHiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA). ViệcHiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, cùng với thực hiện hiệu quả Hiệpđịnh CPTPP và các Hiệp định FTA khác, đang mở ra những cơ hội thị trường tolớn, tạo thêm lực đẩy cho kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh, vượt lên mạnh mẽ sauđại dịch và những thập niên tới đây.
8. Việt Nam đang hướngtớihoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển năm 2020, giai đoạn2016-2020 và chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đại hôịĐảng sẽ đề ra những định hướng chiến lược cho phát triển đất nước đến 2025 và2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, chúng tôi quyết tâm tiếp tục hoàn thànhtốt nhiệm vụ ASEAN 2020 và Hội đồng Bảo an LHQ (2020-2021) và cáctrọng trách quốc tế khác.
Tương lai của Việt Namsong hành với hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung của khu vực vàthế giới. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó đoánđịnh, Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ cùng các nước phòng chống đại dịchhiệu quả cũng như cùng phục hồi, phát triển kinh tế.
Thưa quý vị Đại sứ, Đạibiện, Đại diện các tổ chức quốc tế,
9. Trong những tháng qua,cuộc sống của quý vị tại Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19,nhiều hoạt động đối ngoại bị đình hoãn, nhiều vị chưa có dịp về nước và đoàn tụvới người thân... Tôi thấu hiểu và đánh giá cao tinh thần chia sẻ và đoàn kếtcủa quý vị đối với Việt Nam. Tôi cũng rất vui mừng được biết trong tất cả cácĐại sứ quán, Cơ quan đại diện quốc tế tại Việt Nam, mọi người đều an toàn, khoẻmạnh. Đó là điều rất đáng chúc mừng.
Quý vị đã biết, khi xuânsang, người dân Việt Nam có “Tết Dân tộc” và khi tiết trời vào thu dịu mát,người dân có “Tết Độc lập” - ngày 2-9, mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng, sâusắc. Tôi tin tưởng rằng trong những ngày thu lịch sử này, quý vị có thể chứngkiến không khí cởi mở, phấn khởi, tràn đầy niềm tin về tương lai đất nước củangười dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam cũng như quốc tế.
Tôi chân thành cảm ơn vàtin rằng các vị Đại sứ, Đại biện và Đại diện các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tụcphát huy vai trò kết nối quan trọng của mình, đóng góp nhiều hơn nữa vào việcthúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và bạn bè, đối tác khắp nămchâu bốn biển. Thông qua các Bạn, xin chuyển tới các Lãnh đạo các quốc gia, tổchức quốc tế, lời thăm hỏi thân tình của Lãnh đạo Việt Nam, và chúng tôi mongsớm được gặp trực tiếp các nhà Lãnh đạo của các Bạn.
10. Nhân dịp này, tôi mộtlần nữa khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam là độclập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động vàtích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệmcủa cộng đồng quốc tế; thúc đẩy hợp tác với các nước trên cơ sở tôn trọng độclập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các khác biệt bằng các biệnpháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
Thưa các đồng chí, thưaquý vị,
Dù khó khăn biết mấy,người Việt Nam chúng tôi vẫn thường lạc quan rằng “sau cơn mưa trời lạisáng”. Tôi tin tưởng vào tương lai chung bừng sáng tốt đẹp của Việt Nam vàcác nước trong cộng đồng quốc tế.
Trong không khí trangtrọng, thân tình, hòa chung niềm vui “Tết Độc lập” với mọi người dânvà trọng thể kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2-9, tôi đề nghị chúng ta cùngnâng cốc:
Vì một thế giới hoàbình, ổn định và phát triển thịnh vượng,
Vì hòa bình, hạnh phúcvà phồn vinh của đất nước và nhân dân Việt Nam,
Vì quan hệ hữu nghị và hợptác tốt đẹp giữa Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức và bạn bè quốc tế.
Chúcsức khỏe các đồng chí và quý vị.