Điều cần lưu ý khi ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt

Cuốn 'Sổ tay Cung cấp Kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, truyền thông của hội người cao tuổi các cấp' hướng dẫn những điều cần chú ý để ứng phó, khắc phục hậu quả của mưa lớn, lũ, ngập lụt.

 Mưa lớn là hiện tượng mưa với tổng lượng mưa đạt trên 50 mm trong 24 giờ, trong đó mưa với tổng lượng mưa từ 51 mm đến 100 mm trong 24 giờ là mưa to, mưa với tổng lượng mưa trên 100 mm trong 24 giờ là mưa rất to. Mưa lớn kéo dài làm cho mực nước trên các sông suối dâng cao dẫn đến nguy cơ gây ra lũ, ngập lụt.

Mưa lớn là hiện tượng mưa với tổng lượng mưa đạt trên 50 mm trong 24 giờ, trong đó mưa với tổng lượng mưa từ 51 mm đến 100 mm trong 24 giờ là mưa to, mưa với tổng lượng mưa trên 100 mm trong 24 giờ là mưa rất to. Mưa lớn kéo dài làm cho mực nước trên các sông suối dâng cao dẫn đến nguy cơ gây ra lũ, ngập lụt.

 Trong thời gian diễn ra mưa lớn sau bão, người dân cần tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin về diễn biến mưa, lũ, ngập lụt. Đồng thời, phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng, các tổ chức khác trên địa bàn để để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Trong thời gian diễn ra mưa lớn sau bão, người dân cần tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin về diễn biến mưa, lũ, ngập lụt. Đồng thời, phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng, các tổ chức khác trên địa bàn để để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

 Ngắt hệ thống nguồn điện sinh hoạt, khóa đường ống dẫn ga đun nấu đề phòng sự cố.

Ngắt hệ thống nguồn điện sinh hoạt, khóa đường ống dẫn ga đun nấu đề phòng sự cố.

 Di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn như tầng 2, gác xép, chòi hoặc nhà chống lũ, trụ sở và hội trường của cơ quan, tổ chức...

Di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn như tầng 2, gác xép, chòi hoặc nhà chống lũ, trụ sở và hội trường của cơ quan, tổ chức...

KHÔNG vớt củi, đánh bắt thủy sản, bơi lội, đi qua sông suối.

KHÔNG cho trẻ em chơi đùa, bơi lội trong khu vực ngập nước.

 Cắt cử người hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người già neo đơn, người khuyết tật không nơi nương tựa. Ăn uống đảm bảo vệ sinh; ưu tiên chăm sóc sức khỏe người già và trẻ nhỏ trong gia đình.

Cắt cử người hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người già neo đơn, người khuyết tật không nơi nương tựa. Ăn uống đảm bảo vệ sinh; ưu tiên chăm sóc sức khỏe người già và trẻ nhỏ trong gia đình.

 Không đi lại hoặc lái xe trong vùng ngập nước lũ, nếu cần thiết phải di chuyển bằng tàu, thuyền.

Không đi lại hoặc lái xe trong vùng ngập nước lũ, nếu cần thiết phải di chuyển bằng tàu, thuyền.

 Tham gia triển khai các phương án ứng phó thiên tai khi được sự huy động từ chính quyền địa phương.

Tham gia triển khai các phương án ứng phó thiên tai khi được sự huy động từ chính quyền địa phương.

Sau khi kết thúc mưa lớn, người dân cần tiếp tục theo dõi các tin cảnh báo, dự báo về mưa, lũ. Đồng thời, phối hợp thống kê thiệt hại, báo cáo đầy đủ và chính xác đến chính quyền địa phương.

 Khẩn trương khắc phục hậu quả sau thiên tai, khôi phục sản xuất, đời sống sinh hoạt; tham gia xử lý vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, dập dịch bệnh.

Khẩn trương khắc phục hậu quả sau thiên tai, khôi phục sản xuất, đời sống sinh hoạt; tham gia xử lý vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, dập dịch bệnh.

Kiểm tra kỹ các thiết bị điện và nguồn nước trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. TRÁNH đi qua khu vực đang bị lũ, ngập lụt có nguy cơ sạt lở, nơi có các dấu hiệu sạt lở. Với những ngôi nhà bị ngập lụt cũng cần kiểm tra kỹ trước khi quay trở về nhà.

 Báo cáo thiệt hại của hộ gia đình và cá nhân với chính quyền cấp cơ sở (thôn, xã, phường) để được hỗ trợ theo quy định.

Báo cáo thiệt hại của hộ gia đình và cá nhân với chính quyền cấp cơ sở (thôn, xã, phường) để được hỗ trợ theo quy định.

Tâm Anh

Ảnh: Thế Bằng, Việt Linh

Nguồn Znews: https://znews.vn/dieu-can-luu-y-khi-ung-pho-voi-mua-lon-lu-ngap-lut-post1496550.html